Những câu hỏi về Viêm Gan C
(Kỳ 3)
V. Hậu quả lâu dài của nhiễm HCV
- Nguy cơ nhiễm HCV mãn, viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan hoặc
tử vong do viêm gan C ?
Cứ 100 người nhiễm HCV thì khoảng:
75-85 người sẽ nhiễm HCV mãn
60-70 sẽ phát triển thành viêm gan mãn
5-20 người sẽ bị xơ gan trong thời gian từ 20 đến 30 năm
1-5 người có thể tử vong do hậu quả nhiễm HCV mãn (ung
thư gan hoặc xơ gan)
Viêm gan C là chỉ định hàng đầu của ghép gan.
- Những bệnh lý ngoài gan của viêm gan C ?
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân viêm gan B mãn có những biểu hiện bệnh lý ngoài
gan. Những bệnh lý này được xem như phản ứng của hệ miễn dịch sản xuất ra
kháng thể để chống lại chính mình. Gồm có: viêm cầu thận cấp, tăng hỗn hợp
nguyên phát (vô căn) cryoglobulin trong máu (essential mixed cryoglobulinemia),
và xạm da muộn do nhiễm sắt (porphyria cutanea tarda).
VI. Quản lý và Điều Trị Viêm Gan C mãn
- Khi nào cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa đối với bệnh
nhân nhiễm HCV?
Cần tham khảo, hội chẩn với thầy thuốc chuyên khoa để đánh giá và có thể
điều trị khi bệnh nhân có anti-HCV dương tính và trị số men gan cao. Bác sĩ theo
dõi và điều trị bệnh nhân viêm gan C cần hiểu biết và nắm vững tất cà các thông
tin cùng những khía cạnh đa dạng của bệnh.
- Điều trị viêm gan C mãn ra sao?
Phối hợp pegylated interferon và ribavirin là chọn lựa điều trị đạt tỉ lệ đáp
ứng virus từ 40%-80%. Có thể đến 50% đối với bệnh nhân nhiễm genotype 1,
thường gặp nhất ở Mỹ và đến 80% đối với những bệnh nhân nhiễm genotypes 2
hoặc 3. Interferon dùng đơn độc chỉ dành trong trường hợp bệnh nhân có chống
chỉ định dùng ribavirin. Ribavirin không có hiệu quả khi dùng đơn độc. Phối hợp
điều trị interferon với ribavirin đã được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 3-
17 tuổi.
- Tác dụng phụ của điều trị bằng interferon?
Đa số bệnh nhân có triệu chứng giống cúm (sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ
khớp, nhịp tim nhanh) ở giai đoạn đầu, sau giảm dần với thời gian điều trị. Tác
dụng phụ muộn bao gồm mệt mỏi, rụng tóc, thiếu máu, rối loạn tư duy, rối loạn
cảm xúc và trầm cảm.
Hiếm gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng (dưới 2 %), bao gồm bệnh lý
tuyến giáp, trầm cảm và ý định tự sát, co giật, suy tim và suy thận cấp, những vấn
đề về mắt và phổi, điếc và nhiễm trùng huyết. Tuy ít gặp nhưng cũng đã xảy ra tử
vong do suy gan và nhiễm trùng huyết, chủ yếu ở các bịnh nhân đã có xơ gan. Một
tác dụng phụ quan trọng của interferon là làm tình trạng bệnh gan nặng hơn sau
điều trị, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Liều interferon phải giảm xuống ở
40% bệnh nhân do xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có đến 15 % trường
hợp phải ngưng điều trị. Phụ nữ có thai không được dùng interferon.
- Tác dụng phụ khi dùng phối hợp ribavirin + interferon trong điều
trị?
Ngoài những tác dụng phụ của interferon đã mô tả ở trên, ribavirin còn có
thể gây thiếu máu nghiêm trọng (giảm hồng cầu) rất nguy hiểm ở những bệnh
nhân đã có sẵn tình trạng thiếu máu như trong trường hợp bệnh nhận suy thận
mãn. Tránh phối hợp 2 thuốc ở những bệnh nhân này và cần chú ý việc điều trị
thiếu máu. Thiếu máu do ribavirin có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở bệnh
nhân có những vấn đề đặc biệt ở hệ tim mạch. Ribavirin gây dị dạng bào thai nên
cần phòng tránh thai trong suốt thời gian điều trị. Bệnh nhân và thầy thuốc cần
phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng. .
- Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng các tác dụng phụ của thuốc
kháng virus?
Bệnh nhân cần báo cáo tất cả các triệu chứng bất thường cho bác sĩ. Một số
tác dụng phụ có thể giảm đi khi dùng interferon vào buổi tối hoặc giảm liều lượng
thuốc. Ngoài ra, triệu chứng giống cảm cúm sẽ bớt đi khi dùng acetaminophen
trước khi điều trị.
- Có thể dùng thuốc kháng virus cho trẻ em bị viêm gan C?
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận dùng phối
hợp các thuốc kháng virus để điều trị viêm gan C cho trẻ em từ 3 đến 17 tuổi.
- Tự bảo vệ gan mình ra sao khi bị viêm gan C?
Sống khoẻ mạnh, tập luyện vừa phải, ăn uống điều độ, không uống rượu,
nghỉ ngơi đầy đủ là những phương thức tốt cho bịnh nhân viêm gan C để giử gìn
sức khoẻ, năng lượng và sự sảng khoái.
BS ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn biên dịch