Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân biệt các loại Viêm kết mạc mắt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.5 KB, 8 trang )

Phân biệt các loại Viêm
kết mạc mắt
I. Viêm kết mạc mắt: Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt bao bọc
quanh nhãn cầu và được mi mắt bảo vệ. Viêm kết mạc là viêm màng bao phủ
tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt. Viêm kết mạc mắt có thể do nhiều nguyên
nhân như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, những phản ứng độc hại bỏng hóa
chất ở mắt, ký sinh trùng, nấm

* Kết mạc mắt (màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt)
II. Phân loại Viêm kết mạc
1. Viêm kết mạc do vi khuẩn
- Viêm kết mạc do các vi khuẩn như Proteus, Enterobacteriaceae, phế cầu,
tụ cầu vàng, lậu cầu, não mô cầu… Vi khuẩn theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô
nhiễm vào mắt hoặc viêm nhiễm ở cơ quan khác lan đến kết mạc.
- Lúc này mắt có biểu hiện mắt đỏ, tiết tố mủ nhiều, buổi sáng mắt dính,
khó mở, chảy nước mắt và cộm xốn. Thường ở một mắt, kết mạc cương tụ toàn bộ
- Vi khuẩn Lậu cầu (Neisseria Gonorrheae)
+ Lậu cầu (Neisseria Gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ
đường sinh dục mẹ, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh, hoặc nhiễm
khuẩn lậu cầu ở thanh niên hoặc người lớn.
+ Viêm kết mạc do lậu cầu là viêm kết mạc tối cấp biểu hiện đặc trưng như
khởi phát đột ngột, chảy nhiều mủ, tiến triển nhanh.
+ Kết mạc có màu đỏ tươi, phù nhiều và có thể có màng giả mạc (phần lớn
gồm bạch cầu và fibrin) phủ lên trên bề mặt kết mạc sụn mi. Lượng tiết thừa thải
nhanh chóng tích tụ trở lại sau khi lau rửa mắt.
+ Thường có hạch trước tai. Mí mắt sưng phồng và đau,thường nhanh
chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng mắt.
- Mắt hột: do vi khuẩn Chlamydia trachomatis nhóm tip huyết thanh A-
C biểu hiện: cộm xốn, chảy nước mắt, đỏ mắt, tiết tố mủ nhầy, hột ở kết mạc, sẹo
ở kết mạc, lõm hột ở vùng rìa, lông siêu, lông quặm. Mắt hột có 4 giai đoạn. Điều
trị bằng thuốc mỡ Tetracycline, thuốc nước Sulfableu, uống Tetracycline




2. Viêm kết mạc do virus
- Viêm kết mạc do virus: herpes zoster, adenovirus, enterovius, Herpes
simplex
- Nguyên nhân hàng đầu của mắt đỏ, đặt trưng bởi cương tụ và phù kết
mạc, thường bị cả hai mắt, bệnh xảy ra ở một bên mắt trước và sau đó vài ngày
đến mắt còn lại, hai mí mắt có thể bị sưng phồng
- Ghèn nhầy lỏng
- Chảy nước mắt nhiều, cộm xốn có cảm giác như vật lạ ở trong mắt. Lây
lan thường xuất hiện vào mùa có dịch, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch
trước tai, đôi khi sốt. có thể có giả mạc ở kết mạc.
- Zona (do Herpes Zoster) có bọng nước và đau rát ở mi mắt.
- Một số loại Adenovirus có thể gây thành các vụ dịch viêm kết mạc, viêm
họng, có hạch, sốt
- Viêm kết mạc do siêu vi thường là một bệnh tự giới hạn, dùng thuốc nhỏ
mắt chứa kháng sinh phổ rộng là để ngừa bội nhiễm vi khuẩn.


3. Viêm kết mạc do dị ứng
Các yếu tố gây ra viêm dị ứng ở kết mạc có thể thấy như bụi phấn hoa, da
thú vật, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, bụi bặm , khói thuốc….
Biểu hiện:
- Ghèn lỏng,cộm xốn;
- Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây
lan, thường xuất hiện theo mùa.
- Phù mi mắt, phù tròng trắng (phù kết mạc) mắt đỏ,
- Nhiều gai nhú ở kết mạc sụn mi trên xếp thành hình gạch lát



4. Viêm kết mạc do nhiễm độc: Viêm do nhiễm độc: các chất axit, kiềm,
chất độc hoá học, thuốc atropine đều là những tác nhân gây kích thích mạnh gây
viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác
mạc.
5. Viêm kết mạc do nấm: Viêm kết mạc do nấm thường kèm theo viêm
loét giác mạc do nấm Candida albicans, Aspergillus
6. Viêm kết mạc do ký sinh trùng: Viêm kết mạc do ký sinh trùng như
chấy rận
III. Tiến triển và biến chứng

Nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus …
Tuy nhiên có một số loại viêm kết mạc có diễn biến bệnh lý đáng quan tâm như:
- Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm
loét giác mạc và tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.
- Viêm kết mạc do Adenovirus: có thể xuất hiện viêm giác mạc chấm nông.
- Viêm kết mạc mùa xuân: nhú gai quá phát ở kết mạc sụn mi trên có thể
gây ra loét trợt nông ở giác mạc.
- Mắt hột có thể gây lông quặm, sẹo giác mạc, mù, khô mắt, biến dạng bờ
mi
“Do đó, ngay khi có cảm giác mắt đau, cộm, ngứa mắt, có ghèn…cần
đến khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện có chuyên khoa mắt để được bác
sĩ khám chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời”

IV. Phòng bệnh
- Giữ gìn vệ sinh có vai trò quan trọng trong việc khống chế lây nhiễm
viêm kết mạc
- Người bệnh không dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh
cần được giặt xà phòng và phơi nắng.
- Thầy thuốc: Vệ sinh rửa tay sạch và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở
thành trung gian truyền bệnh.

- Giữ khăn mặt và khăn tắm sạch sẽ.
- Không dùng chung cọ vẽ mi mắt.
- Luôn luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt. rửa tay với xà bông
trước khi cầm thuốc nhỏ vào mắt.
- Nếu lỡ cầm tay người bị bệnh thì phải rửa tay sạch, bỏ bông gạc người
bệnh dùng vào thùng rác
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt.
- Không đi học, không đi làm khi đang bị viêm kết mạc.

Ths. BS. PHAN XUÂN HOÀNG
Chuyên khoa Mắt – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn


×