Một số hoa chiêu của nhà quản lý dỏm.
Nếu mọi người trước nay chỉ bàn làm cách nào để có thể quản lý nhân viên tốt
hoặc những khó khăn trong công tác quản nhân sự thì đây là một công cụ hữu
hiệu nếu một người không biết quản lý cũng có thể làm được miễn là trong vai
lãnh đạo. Nó cũng rất hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. Bởi trong hoa chiêu
cũng có tuyệt chiêu.
* Định luật hoa chiêu của giám đốc
1. Nếu như anh biết múa hoa chiêu, anh sẽ được mọi người khen ngợi là thông
minh, tài cán, có chất.
2. Nếu anh không biết múa, hội đồng quản trị sẽ thay bằng một người biết múa
hoa chiêu. Biết múa hoa chiêu mới làm được giám đốc.
- Vậy trong công việc hàng ngày, lúc nào cũng phải giở hoa chiêu, có dễ dàng
không?
+ Tuyệt chiêu còn khó, hoa chiêu có ai không múa được? Như tôi đây, do toàn tìm
những việc quản lý dễ có thành tích để làm, nên nhìn bên ngoài tôi bận trăm công
nghìn việc mà vẫn rõ ra một nhà quản lý ưu tú điển hình.
- Những "việc quản lý dễ có thành tích " là gì?
+ Anh phải hiểu vì sao mọi người xem tôi là một nhà quản lý đầy kinh nghiệm mà
không phải là anh? Dưới đây là 10 loại việc quản lý dễ có thành tích
1. Đánh giá phẩm chất của một số nhân viên (thậm chí cả khuyết điểm) để mọi
người thấy năng lực nhìn người của mình.
2. Trưng cầu đề án hợp lý hoá quy trình làm việc, sau đó phê phán một số đề án
kém cỏi.
3. Viết tổng kết, bao gồm tổng kết năm, tổng kết quý, tổng kết tháng, tổng kết
tuần. Nói tổng kết để cải tiến, sau đây chúng ta sẽ có bước tiến vượt bậc. Mỗi lần
tổng kết là phải mở hội nghị "Xốc lại khí thế, tiến tới tương lai".
4. Họp hành. Cả công ty là những cuộc họp hành, hội nghị mở rộng. Không họp
hành, lấy gì quản lý nhân viên? Cần giải quyết một vấn đề? Hãy lấy ý kiến quần
chúng, sau đó mở ít nhất ba hội nghị để quyết định, vừa tỏ rõ tính dân chủ, vừa
cho thấy sự thận trọng.
5. Tìm những nhân viên tốt để bồi dưỡng nghề nghiệp. Những nhân viên này thực
ra có tố chất rất kém, song phải làm cho họ hiểu rằng "hôm nay không cố gắng
làm việc, ngày mai phải cố gắng tìm việc". Nếu ngay đến ta là giám đốc mà đám
người đó không biết "cố gắng" lấy lòng, làm sao họ biết "cố gắng" lấy lòng một
khách hàng bình thường?
6. Cải tạo lại phòng làm việc. Phòng làm việc của giám đốc càng xa hoa, nhân
viên càng sùng bái giám đốc.
7. Tạo hình tượng lãnh đạo. Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân. Quần áo càng
sang trọng càng xứng là lãnh đạo. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh: người ta
có thể không tôn trọng anh, song người ta tôn trọng áo quần của anh. Nếu như anh
mặc toàn đồ hiệu (như complet Anh, giầy Ý), lại kèm theo chiếc xe sang trọng
(như Mercedes, BMW, Rolls-Royce), sẽ thấy ngay anh và nhân viên thuộc hai
đẳng cấp khác nhau, nhân viên sẽ vì thế sinh lòng kính trọng anh.
8. Ra nước ngoài khảo sát. Ra nước ngoài khảo sát không có gì quan trọng, quan
trọng là tầm mắt bạn được mở mang, bạn có thể dùng nó để bàn chuyện gái.
9. Thay đổi danh xưng cán bộ. Thay đổi danh xưng sẽ tạo ấn tượng đổi mới, nó
cũng như sắp xếp lại đồ đạc trong gia đình. Ví như, đổi tên "phòng tổ chức" thành
"ban nhân lực", "ban quản lý xuất - nhập" thành "ban lưu thông". Còn phòng tổ
chức và ban nhân lực, ban quản lý xuất nhập và ban lưu thông khác nhau cái gì, có
trời mới biết.
10. Nói không ngưng nghỉ. Nếu như bạn không có quyền lực, nhiều khả năng
người nghe sẽ bỏ đi. Còn giờ không như vậy, bạn nói không ngưng nghỉ, càng cho
thấy sự tâm huyết của bạn. Bạn càng nói, người nghe càng không dám ngủ gật.
Cuối cùng, mỗi lần ngưng nói là bạn lại được vỗ tay hoan hô.
- Nhưng làm thế nào để hoàn thành công việc? Còn nữa, anh không sợ có ngày rồi
người ta cũng biết ngón hoa chiêu kia sao?
* Định hướng công việc của giám đốc
+ Nếu ba cái vụ lẻ tẻ đó mà tôi không giải quyết được thì đâu đáng làm CEO.
Dưới đây là định hướng công việc của giám đốc:
1. Cho mọi người thấy tầm quan sát vĩ mô.
2. Mãi mãi thong dong (nên nhớ: làm gì cũng không được khẩn trương).
3. Giao công việc cho những kẻ ngốc nghếch.
4. Tránh trả lời bất cứ câu hỏi nào. Nếu có câu hỏi, tốt nhất là hướng dẫn kẻ đi hỏi
tự tìm đáp án; nếu không, hãy để nhân viên trao đổi, thảo luận!
Nếu trong công ty có sẵn nhân tài, tất họ tự biết phải sử lý hoàn thành nhiệm vụ,
và cũng làm nên sự nghiệp lớn như thường.
- Vì sao tôi cảm giác không ổn?
+ Điều đó cho thấy anh cần bồi dưỡng thêm.
- Nhưng cảm giác không ổn và bồi dưỡng có gì liên quan?
+ Rất liên quan!
* Tính tất yếu của bồi dưỡng nhân viên
1. Nếu một nhân viên cảm thấy công ty không ổn có nghĩa là anh ta chưa thích
ứng với công việc. Anh ta phải hiểu sâu sắc đạo lý: "không phải là hoàn cảnh thích
ứng với con người, mà là con người thích ứng với hoàn cảnh".
2. Trong công ty, chỉ có lãnh đạo sáng suốt thôi chưa đủ mà còn cần nhân viên
bám đít ngựa (khúm núm, bợ đỡ). Trên thực tế, một nhân viên đã thích ứng với
công việc chính là nhân viên biết bám đít ngựa.
3. Ý nghĩa của bám đít ngựa liên quan tới văn hoá đoàn kết của công ty. Ngược
lại, nhân viên không biết bám đít ngựa sẽ phá hoại bầu không khí đoàn kết.
4. Tính trọng yếu của công tác bồi dưỡng nhân viên ở đâu? Chính là dạy nhân viên
không biết bám đít ngựa thành nhân viên bám đít ngựa, nhân viên bám đít ngựa
rồi thì làm tốt hơn. Chú ý phát huy tinh thần bám đít ngựa.
5. Cần phải ý thức rõ và trải nghiệm được: Xây dựng văn hoá tập thể trong công ty
chính là xây dựng tinh thần bám đít ngựa.
Tinh thần điên đảo, Hứa Du tự hỏi: "Lẽ nào ta nhất định phải học cách bám đít
ngựa?" Định nói thì ngừng, ngón tay Hứa Du lật đến trang, trên đó viết:
Sự cần thiết của bám đít ngựa
1. Mọi người dễ dàng hình dung công ty như một bầy ngựa. Từ trước nhìn đàn
ngựa: toàn là những bộ mặt cười; từ sau nhìn lại: toàn là đít ngựa.
2. Mỗi vị lãnh đạo đều cần có "hơi phân ngựa". Hơi phân ngựa không khác gì
nước hoa, nó cũng cho cảm giác lầm lẫn "như là được yêu ấy!".
3. Bất kỳ nhân viên nào bị dính phân ngựa cũng không được thấy “thối”. Cho dù
"thối" cũng là một loại mỹ cảm. Làm một "hơi phân ngựa" thì phải nghĩ cách "vãi
phân" cho giỏi. Chỉ những thằng ngố mới cho việc "vãi phân" là đáng xấu hổ.
4. Được người bám đít là sự hưởng thụ kỳ diệu. Chỉ khi làm "ngựa đầu đàn", bạn
mới có khoái cảm "vạn ngựa bám đít". Vì thế, muốn người khác bám đít, bạn phải
chen lấn chối chết để vượt lên, sau đó là "vãi phân" thật chính xác vào mặt kẻ theo
sau.
5. Nếu bạn tạm thời chưa chen lên được, bạn chỉ còn cách tạm thời làm "hơi phân
ngựa".
6. Ghi nhớ: Trước mặt bạn không chỉ là mông kẻ đi trước, đó còn là con đường
phía trước của bạn.
7. Nhìn vào mông lãnh đạo, hãy làm bộ vui mừng rạng rỡ, nhất quyết không được
quay mặt đi. Nếu không, không phải vấn đề mông, mà là vấn đề phương hướng,
rất có thể bạn bị bầy đàn rời bỏ.
8. Chỉ sau khi bạn làm lãnh đạo bạn mới hiểu ra rằng: thiên tài chân chính là kẻ
bám đít ngựa thiên tài.
LỜI KẾT
Một người mới được tuyển dụng, qua thời gian thử thách, anh ta có thể bị đào
thải, có thể bị đồng hoá. Bạn có thể thấy, công ty nào cũng có một văn hoá chung.
Song có khi văn hoá đó không lưu nổi nhân tài, như công ty có một ông CEO dỏm
như trên thì nó chỉ lưu lại toàn "hơi phân ngựa". Đúng vậy, "hơi phân ngựa" vẫn
có thể làm bạn dễ chịu, nhưng nó làm những lời nói thật trở nên chướng tai.
"Kẻ trí không thực hiện lệnh ngu dốt", kẻ quản lý mù mờ không thể lưu người cao
khiết. Khi đó kế chuồn là thượng sách với bạn.
Bài viết nói lên một số tư tưởng duy ý chí của rất nhiều vị quan chức lãnh đạo, tuy
không nhiều kiến thức nhưng vẫn cố ra vẻ là người hiểu biết. Khi đó toàn thể công
ty chẳng mấy chốc xa lầy vào một vũng bùn mà chết. Nó như lời cảnh báo mỗi
người đừng có đi theo con đường này.