Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Làm thế nào để là một nhân viên tốt? Cuộc đối thoại của một CEO với các docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.87 KB, 7 trang )

Làm thế nào để là một nhân viên tốt?


Cuộc đối thoại của một CEO với các bạn
1. Năm điều tâm huyết về nghề nghiệp
CEO: Là những sinh viên năm cuối, các bạn sẽ nhanh chóng tiến vào thị trường
việc làm và có thân phận mới. Vấn đề phổ biến nhất trong thời kỳ này là: Nhiều
người vừa kiếm được việc đã mất việc. Tại sao vậy? Tại sao nhiều sinh viên tài
năng lại biến thành con lật đật trong thị trường việc làm?
Tôi có chút kinh nghiệm muốn truyền đạt, hy vọng các bạn rút ra bài học. Tôi cho
rằng: quan trọng nhất là chú trọng tiểu tiết trong làm việc, bởi tiểu tiết thường tạo
ấn tượng chính về việc làm của chúng ta, dù nó có vẻ là "những khoản thu chi
nhỏ" không đáng hạch toán. Nói một cách hình tượng: tờ giấy trắng chỉ giây một
giọt mực, người ta sẽ xem đó là giấy bẩn hoặc giấy loại.
Bạn: Nếu giấy đã bị một hay vài vết mực thì phải làm gì?
CEO: Có bốn cách. Cách thứ nhất là "Giữ mình trong sạch", quyết không để giấy
nhiễm bẩn, không đến gần mực. Cách thứ hai là "Bỏ tất cả", một khi đã bị bẩn, vứt
hẳn vật bị bẩn đi. Cách thứ ba là "Rửa tâm đổi mật", dùng tẩy xóa vết bẩn để trong
sạch như xưa. Cách thứ tư là "Mặc kệ nó", như người ta hay gọi là "tay trót nhúng
chàm", tờ giấy đã giây một giọt mực thì nhuộm đen luôn. Bốn cách đó, tùy anh
chọn lựa. Còn ở đây tôi chỉ nói làm thế nào để "giữ mình trong sạch". Về tiểu tiết
trong công việc, có năm điều tâm huyết muốn nói với các bạn: đừng tán gẫu trong
lúc làm việc, đừng lười biếng, đừng đem tài sản công ty về nhà, đừng ăn mặc quá
xì-tin, đừng dùng thời gian công ty để làm việc tư.
Bạn:Tán gẫu không phải là thói quen tốt, điều đó ai cũng hiểu.
CEO: Lẽ đời là thế này: người hiểu thì nhiều, người làm được thì ít. Còn nữa, có
lẽ các vì không biết, nghe tán gẫu cũng không tốt. Hãy hình dung, một đồng sự
bên cạnh huyên thuyên không ngớt sẽ tạo hai ấn tượng không tốt: thứ nhất, đồng
sự huyên thuyên sẽ tưởng bạn rỗi rãi như họ; thứ hai, người khác sẽ tưởng cả hai
đang nhàn rỗi. Có oan uổng không?
Điều tâm huyết thứ hai:


Đừng làm biếng. Ví dụ: họ chỉ thích chăm chỉ trước mặt ông chủ, hễ ông chủ quay
đi là lại lười biếng. Kết quả ra sao: người như thế đi đến đâu cũng giữ vị trí cao,
còn họ thì ngay cả thời gian thử việc cũng không qua nổi. Vì sao vậy? Vì ban đầu
hiệu quả làm việc của bạn bị trừ hao, song sau thể nào cũng được bộc lộ ra.
Điều tâm huyết thứ ba:
Đừng đem tài sản công ty về nhà, cho dù nó chỉ là một con chuột bỏ đi hay đồ
khuyến mại nhỏ. Nếu không, người ta sẽ xem các bạn là người tham vặt. Hãy nhớ,
không tham vặt thường thu được danh dự lớn. Thế nào là treo ấn gói vàng? Chính
là khi rời công ty rồi thì trả nhà phân phối; thẻ tín dụng, điện thoại di động, đồng
phục mà công ty cấp đều gói đem trả, tay không rời khỏi công ty. Một số người
không như vậy, họ cũng cao thượng nhưng không câu nệ tiểu tiết, bị lợi nhỏ hủy
hoại thanh danh. Các bạn nói xem, có cần thiết không?
Bạn:Ý anh là phải có lợi lớn mới đáng hy sinh danh dự?
CEO: (suy nghĩ 20 giây anh bạn trả lời)
Cậu hiểu như thế nào cũng được. Có điều kỳ quái là, nếu cậu quên thân vì lợi ích
lớn hơn, cậu có thể bị chịu tiếng xấu muôn đời; cũng có thể cậu vạn thế lưu danh.
Đó là câu đố mà cậu phải tự giải!
Điều tâm huyết thứ tư:
Đừng ăn mặc quá xì-tin. Các bạn có thể cho rằng ăn mặc xì-tin để bộc lộ cá tính
và thời thượng, nhưng cần nhớ đây là môi trường làm việc. Phụ nữ không thể mặc
quần bò thủng và đi giày mũi nhọn, đàn ông không thể để tóc đuôi ngựa. Ăn mặc
xì-tin sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí tích cực làm việc.
Bạn:Lòng yêu cái đẹp, ai ai không có. Sao có thể trách vô lý vậy được? Người
mặc đẹp lên một chút sẽ làm cả công ty đẹp đẽ, và công ty sẽ đầy sức sống. Nhân
viên không có cá tính thì chỉ là lao động phổ thông. Anh có hiểu điều đó không?
CEO: Tính thống nhất của văn hóa công ty càng cao thì văn hóa công ty càng
thuần khiết. Văn hóa công ty càng thuần khiết thì ứng xử càng rõ ràng. Ứng xử
càng rõ ràng thì năng suất càng cao. Công ty yêu cầu nhân viên ăn mặc chuẩn mực
là vì vậy. Đương nhiên, công ty phải khích lệ tinh thần sáng tạo của nhân viên,
song bất kỳ sự sáng tạo nào cũng không được làm tổn thương tính thống nhất. Nếu

không, không cách gì tập hợp được sức mạnh tập thể để hướng tới mục tiêu.
Điều tâm huyết thứ năm:
Đừng dùng thời gian công ty để làm việc tư. Một số nhân viên có vẻ thông minh,
trong giờ làm việc cứ thoắt ẩn thoắt hiện, lợi dụng thời gian công ty để làm việc
riêng, như: đi shopping, sửa móng tay, gội đầu. Tin tôi đi, không nên bắt chước
họ, nếu không, các bạn sẽ bị coi là không chịu rèn luyện và không đáng tin cậy.
Và hãy tin, ăn mặc quá xì-tin, các bạn sẽ khiến người xung quanh bất an.
Xin hãy để ý những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, nếu không danh dự của bạn
có thể sẽ không còn. Không một ông chủ nào thích một nhân viên thoắt ẩn thoắt
hiện.
Bạn:Có câu: "Đại trượng phu không nệ tiểu tiết". Anh giải thích câu đó thế nào?
(anh bạn đáp rất nhanh)
CEO: Người bình thường trong thời điểm quan trọng, người quan trọng trong thời
điểm bình thường, đều không câu nệ tiểu tiết! Ngoài ra thì khác.
2. Năm vũ khí tiếu ngạo thị trường việc làm
CEO: Nhiều người cho rằng mình là người làm thuê thì chỉ cần làm xong việc là
xong. Tôi cho bản chất của sự việc là: Ai cũng đều làm việc cho bản thân, bất kể
để kiếm ăn hay để cho tương lai tươi sáng. Vì thế, cho dù ông chủ và người quản
lý có quyền giao việc cho nhân viên, thì quan hệ của mỗi nhân viên với ông chủ,
nhà quản lý hay đồng nghiệp thực chất chỉ là quan hệ công việc. Nếu chúng ta làm
việc tốt, chúng ta sẽ được đánh giá cao. Sự đánh giá cao đó có ảnh hưởng rất tích
cực tới tương lai nghề nghiệp. Dũng cảm nhận việc là một biểu hiện làm việc tích
cực. Nhiều người có thói quen chờ sai việc mới làm, dường như họ không dám
chịu trách nhiệm gì, có sai sót cũng không chịu khiển trách. Với tâm thái nhân bần
khí đoản như vậy, vĩnh viễn không thể tiến thân.
Bạn:Nhưng, dũng cảm nhận việc là hành động mạo hiểm. Ngạn ngữ có câu: "ngu
si tọa hưởng thái bình". Lao vào mạo hiểm, xem ra không phải kẻ trí.
CEO: Tôi nói là "dũng cảm nhận việc" chứ không phải "mù quáng nhận việc".
Nếu một chút tự tin cậu cũng không có, ai dám giao trách nhiệm cho cậu đây? Nói
về phẩm chất con người, dũng cảm là anh hùng, mù quáng là ngu ngốc. Không

dám nhận việc thì cam phận lao động phổ thông suốt đời. Cậu có muốn vậy
không?
Bạn:Vậy câu trả lời của ông là gì?
CEO: Câu trả lời của tôi là: Bề ngoài là cậu dũng cảm phụ trách công việc, thực tế
là cậu phụ trách bản thân. Cậu có hiểu không?
Biết tìm niềm vui trong công việc là bí quyết thứ hai cần học để chiến đấu trên thị
trường việc làm. Đừng ngày nào cũng vác bộ mặt nhăn nhó đến công ty, chỉ tổn
hại đến hình ảnh bản thân. Nếu không cách gì tìm được niềm vui trong công việc,
các vị hãy đi tìm một công việc khác, bởi niềm vui là một trong những nhân tố
quan trọng để trưởng thành trong công việc.
Bạn: Ngồi không thì nói hay lắm! Tìm một công việc yêu thích? Nghe dễ dàng làm
sao?
CEO: Cậu đã bao giờ ở trung tâm mua sắm để chọn hàng hóa chưa? Hiện nay
cạnh tranh quyết liệt, tìm một công việc đã khó, nói gì đến công việc ưa thích.
Đúng vậy! Nhưng, xin hỏi, cậu có thấy thích hợp hay thích một công việc nào
không?
Bạn: Tôi Tôi cũng không biết rõ mình thích một công việc nào.
CEO: Cậu còn không biết mình thích công việc gì thì làm sao tìm được? Chỉ cần
cậu hiểu rõ công việc mình yêu thích, rồi công việc đó sẽ thích hợp với cậu và sẽ
khiến cậu hạnh phúc. Không thể phủ nhận, tự mình làm công việc mình yêu thích
sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thái độ với công việc chính là thước đo xem một nhân
viên có phù hợp với công việc hay không. Thái độ là biểu hiện của tâm hồn, thái
độ tích cực sẽ cho thấy nhân viên dám đương đầu với thách thức trong công việc,
thái độ tiêu cực cho thấy nhân viên không tự tin và trốn tránh. Bí quyết thứ ba để
được trọng thị và chiến thắng trên thị trường việc làm là đối mặt với khó khăn
bằng thái độ tích cực.
Bạn: Có loại thái độ thứ ba, là không tích cực, không tiêu cực không?
CEO: Không có loại tình cảm đó. Hoặc là vui nhàn nhạt, hoặc là buồn nhàn nhạt.
Cũng như vậy, không tích cực có nghĩa là tiêu cực. Biểu hiện của thái độ tích cực
là hướng về hy vọng chứ không phải tuyệt vọng, hướng về hứng thú chứ không

phải vô vị, hướng về nỗ lực chứ không phải được chăng hay chớ, hướng về khoái
lạc chứ không phải bi thương. Hiển nhiên, trong thời đại cạnh tranh kịch liệt, chỉ
không ngừng nỗ lực mới có được nụ cười cuối cùng. Chúng ta tất phải sáng tạo ra
cách làm mới, nghi ngờ phương pháp cũ, đối mặt với công việc bằng tư thế "còn
có thể làm gì hơn?".
Bí quyết thứ tư để chiến thắng trên thị trường việc làm là ý thức tập thể. Trong
cuộc thương chiến ngày càng khốc liệt, tác dụng của tập thể ngày càng trọng yếu.
Nếu bạn rời quỹ đạo, đơn thương độc mã, bạn sẽ ảnh hưởng tới hợp tác tập thể.
Còn nếu bạn trung thành với tập thể, nguyện cống hiến vì tập thể, bạn mới trở
thành một thành viên được hoan nghênh trong tập thể.
Có câu danh ngôn: "Ngày ngày học hỏi, ngày ngày tiến bộ". Thói quen và năng
lực học tập là nhân tố trọng yếu để duy trì tiến bộ và truy đuổi thành công.
Tạo thói quen học suốt đời là bí quyết thứ năm để chiến thắng trên thị trường việc
làm. Gần đây, một số tập đoàn rất chú trọng chấn chỉnh nguồn nhân lực, lãnh đạo
công ty đưa ra cảnh báo: "Không thay suy nghĩ, sẽ thay người". Nhân viên những
tập đoàn này thực sự đối mặt với hiện thực "thay đổi suy nghĩ để sinh tồn".
Là một chuyên gia nên ông không ngừng nhắc nhở bản thân: "Trong thời buổi
cạnh tranh gay gắt, công ty không ngừng đổi mới cần những nhân viên không
ngừng đổi mới. Thị trường đào thải công ty lạc hậu, công ty cũng đào thảo nhân
viên lạc hậu".
LỜI KẾT
Làm một người chân ướt chân ráo bước vào công ty, bạn không chỉ cần học cách
thức làm việc ra sao, mà còn cần học ứng xử với người chung quanh thế nào cho
tới khi được họ chấp nhận. Chính trị trong phòng làm việc – đó là vấn đề quản lý
mà nhân viên nào cũng phải đối mặt.
Nhìn "chính trị trong phòng làm việc" ở một góc độ khác lại là văn hóa công ty.
Biểu hiện cuối cùng của nó là người này thì được trọng dụng, kẻ kia bị thờ ơ.
Ngay cả người quản lý tối cao cũng không thể thoát khỏi văn hóa này. Vì tác dụng
của "chính trị trong phòng làm việc", bạn có thể thiết lập được quyền lực, hoặc bị
ép phải thỏa hiệp.

Để "chính trị trong phòng làm việc" tạo ra ảnh hưởng tích cực, tốt nhất là giúp đỡ
mọi người trong công ty tìm đúng vị trí của mình, học kỹ năng giao tiếp, tránh các
cuộc chuyện trò vô bổ, tạo ra các mối quan hệ hài hòa, dung nhận, hữu ái và tương
trợ.


×