Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương thuốc chữa "bệnh chức nghiệp" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.72 KB, 5 trang )

Phương thuốc chữa "bệnh chức nghiệp"








Nếu các bạn là người cần mẫn, luôn luôn tuân thủ kỷ luật, không đến muộn, về
sớm, không "thủ" tài sản công ty, tư cách đàng hoàng, hoàn thành nhiệm vụ đúng
thời gian, không luôn miệng kể khổ thì chúc mừng các bạn, các bạn làm việc rất
tốt.
Song, đánh giá một nhân viên tốt hay xấu có lúc không chỉ dựa vào kết quả công
việc. Nếu kèn cựa với đồng nghiệp quá nhiều, con đường sự nghiệp của các bạn
cũng bị phủ bóng đen. Đương nhiên, quan hệ tốt với đồng nghiệp không có nghĩa
là các bạn phải dành toàn bộ sức lực để lấy lòng toàn bộ nhân viên công ty. Nhưng
nói chung, quan hệ tốt với đồng nghiệp chắc chắn tạo thuận lợi cho công việc.
Một khi mắc "bệnh chức nghiệp", nhân cách và các mối quan hệ của các bạn sẽ bị
tổn hại nghiêm trọng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày năm loại "bệnh chức nghiệp" điển
hình để các bạn tham khảo.

1. Nói chuyện tiếu lâm.
Nói chuyện tiếu lâm một chút cũng không tổn hại gì đến không khí làm việc,
nhưng cần cảnh giác, nói rất dễ phát triển thành những lời đồn đại khiến người
khác tổn thương. Một số người nói mà không nghĩ, nói cho sướng mồm, đi đâu
cũng đưa chuyện, thích đâm bị thóc, chọc bị gạo, thêm mắm thêm muối
Phương thuốc chữa bệnh này chỉ có "dừng lại là khôn", tốt nhất không nên soi mói
chuyện riêng tư của đồng nghiệp, giữ miệng kýn như hũ nút, quyết không làm tiểu
nhân. Đến những lúc quan trọng, các vị sẽ thấy sự tín nhiệm của đồng nghiệp quý
giá như thế nào.



Vậy một số người bẩm sinh thích đưa chuyện, nếu không sao có nghề phóng viên?
Bất kể là tin tức thâm cung bí sử hay tin đồn bóng gió, tất cả phải có cốt lõi của
nó. Ông làm sao sổ toẹt được?
Cũng có thể nhờ tin tức "thâm cung bí sử" mà cậu trở thành điểm nóng lúc trà dư
tửu hậu. Thế nhưng, vĩnh viễn không có ai tin cậy kẻ toang toác cái mồm. Bất kể
đưa chuyện với mục đích gì, nhân cách của kẻ đưa chuyện cũng sẽ bị đặt câu hỏi.

2. Kêu ca, oán thán không ngớt, đó là loại "bệnh nghề" đặc trưng thứ hai.
Với một số người, các bạn có thể trút than thở, có lẽ các bạn coi đó là một cách
thổ lộ tình cảm, nhưng nhất định phải biết dùng đúng lúc, tuyệt đối không bạ ai
cũng tố khổ. Thuốc chữa cho căn bệnh này là tìm cách xả ra một lúc mọi đau khổ
phiền não. Kể hết với bạn thân là một cách tốt, các bạn có thể cảm nhận được sự
giúp đỡ. Song, phải đặc biệt chú ý đến cảm giác người nghe. Cách tốt nhất là điều
chỉnh tâm thái, dùng các biện pháp tích cực để xử lý chính vấn đề của mình. Việc
đó cũng hơi giống như bị đau bụng, tốt nhất là chữa chạy, không nên chốc chốc lại
vào nhà vệ sinh, có khi lại làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Than thở và nghe than thở là một kiểu giao lưu tình cảm cổ xưa, cứ theo ông thì
phương thức này sẽ biến mất?
Người bệnh khi đau thì rên rỉ, rên mấy tiếng đỡ đau và thu hút sự thông cảm của
người xung quanh. Cũng như bệnh tật không thể biến mất, tiếng rên cũng không
thể biến mất. Cùng lẽ như vậy, than thở không thể biến mất. Đồng cảm là một loại
tình cảm cao thượng, song cậu không thể chỉ mong chờ sự đồng cảm của người
khác, khi đó phần sai ở cậu.

3. Có một loại người lúc nào cũng cho là mình đúng.
Trong công việc, mọi người có nêu ý kiến gì, anh ta đều cố gắng "bổ khuyết". Tất
cả mọi sự việc đều bị anh ta "lột mặt nạ" khiến những kẻ không hiểu rõ anh ta
phục lăn. Cũng có thể anh ta không cố tình hạ thấp các vị, song trước anh ta, các

vị không thể suy nghĩ rành mạch, cũng không cách gì hợp tác với anh ta.
Người "biết tuốt" rất thích dùng kiến thức hổ lốn của mình để tạo ấn tượng mà
không để ý gì đến kết quả. Mà khi kết quả xảy ra, một lần rồi hai lần, sẽ không còn
ai tin cậy anh ta nữa.
Căn nguyên bệnh "biết tuốt" do muốn tạo ra ấn tượng tức thời, thuốc chữa là phải
hiểu ý nghĩa câu "im lặng là vàng". Để làm chủ cái miệng, cần chuyển hứng thú
của mình sang tìm hiểu bản chất sự việc. Chỉ cần giữ miệng một giây, anh ta sẽ
thấy tình huống mới xuất hiện. Giữ im lặng được càng lâu, anh ta sẽ càng thận
trọng, khiêm tốn.
Dũng cảm nhận lỗi cũng là cách tốt để chữa "biết tuốt". Vì sao cứ nhất định phải
chứng minh với người khác là mình đúng? Người không phải thánh, ai không có
lỗi? Trong rất nhiều trường hợp, nhận lỗi sẽ được người khác kính trọng.

4. Bệnh nịnh trên nạt dưới.
Chịu tiếng là "len lỏi luồn lách". Những kẻ như thế không bỏ lỡ một cơ hội nào để
tiến thân mà không để ý gì đến cấp dưới, thậm chí không giao du với đồng cấp.
Thích leo cao là tâm lý phổ biến, tuy nhiên nếu thực hiện quá gấp gáp, thô thiển,
sẽ chịu tiếng "bám đít ngựa" cả đời không rửa nổi. Kẻ "bám đít ngựa" cũng có thể
vì thế mà bị lãnh đạo nghi ngờ nhân phẩm, mất cả vốn lẫn lãi.
Phương thuốc chữa bệnh này là tôn trọng đồng sự, kể cả người dưới quyền và
người mới vào. Việc gì phải đâu đâu cũng đối địch? Tục ngữ có câu: "chân nhân
ẩn tướng", cho dù là người không nổi bật gì cũng có thể cho ta một vố nhớ đời.

Ý của ông là: thứ nhất, nên nịnh cấp trên; thứ hai, trong lúc nịnh cũng phải để
mắt đến người xung quanh. Đúng không?
Biệt hiệu "bám đít ngựa" là quả lựu đạn của những người không ưa ném vào các
vị. Nếu các vị chiếm được cảm tình của họ, họ sẽ không đâm lê, ném lựu đạn vào
các vị nữa.

5. Bệnh "đong đưa".

Được tiếng: "rượu thơm hiềm ngõ khuất, người đẹp sợ váy dài". Những cô như
vậy luôn cười cợt, không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để trình diễn sức hấp dẫn giới
tính, không sợ làm cái gai trong mắt hay trò cười cho đồng nghiệp nữ. Trước kia
đã có cô X rất thích dùng vớ có móc gài để hấp dẫn đồng nghiệp nam, song cô ta
không biết rằng cả đàn ông và đàn bà trong công ty đều lấy cô ta ra làm trò hề.
Phương thuốc chữa bệnh này là cự tuyệt những lời tán tỉnh, chấm dứt "phóng
điện".

×