Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dạy trẻ ứng xử với tiền lì xì trong ngày Tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.66 KB, 6 trang )

Dạy trẻ ứng xử với tiền lì xì trong ngày tết
Lì xì, hay còn gọi là mừng tuổi, là phong tục tặng tiền nhân ngày Tết
Nguyên Đán với ý nghĩa chúc sức khoẻ, may mắn và đem lại niềm vui
cho mọi người, nhất là trẻ em. Phong tục này phổ biến ở một số nước
châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…. Tuy mang giá trị
tượng trưng nhưng nhận tiền lì xì và ứng xử với nó là cả một vấn đề mà
các bậc cha mẹ không nên coi thường và phải thường xuyên để ý để hình
thành những đức tính tốt cho bé yêu của bạn.
Hãy giải thích cho trẻ về ý nghĩa của tiền mừng tuổi
Bố mẹ hãy cho con biết, tiền lì xì không còn là trị giá vật chất, mà chủ
yếu là giá trị tinh thần. Vì vậy, dù ít hay nhiều, vẫn cần dạy cho bé cách
đón nhận tiền mừng tuổi với thái độ trân trọng và lễ phép nhất, đặc biệt
không để cho bé có những suy nghĩ kỳ thị ngay cả trong suy nghĩ.
Những đồng tiền là lời chúc tốt đẹp, do đó, nếu khách không lì xì bé mà
chỉ chúc mừng cũng đáng quý rồi và cho con biết cách nhận tiền lì xì, vì
có nhiều trường hợp so đo các phong bao khi khách đến nhà khiến
những người không có điều kiện kinh tế cảm thấy ngượng ngùng với gia
đình bạn và những người khách khác. Mặt khác, nếu chứng kiến bạn lấy
tiền mừng tuổi làm thước đo thì trẻ em cũng sẽ đối xử phân biệt về tình
cảm với những người lì xì cho mình, lâu dần sẽ hình thành những nét
tính cách không tốt ở trẻ…
Hơn nữa, cần giải thích cho bé, tiền mừng tuổi còn là ghi nhận những
thành tích của trẻ trong năm qua, nếu bé có thành tích trong học tập cần
nhấn mạnh để bé cảm thấy hãnh diện hơn kèm theo những lời giải thích
như “Bác Hưng mừng con vì năm nay con đạt học sinh giỏi và rất chăm
ngoan đấy, năm tới con cố gắng để được nhận tiền mừng tuổi nhé”.
Ngoài ra, cần giải thích cho bé những đồng tiền mừng tuổi mang một ý
nghĩa của sự quan tâm và là truyền thống, phong tục của người Việt, bé
cần có sự sẻ chia và quan tâm tới ông bà, cha mẹ, họ hàng trong những
ngày tết cổ truyền của dân tộc. Như vậy, sẽ hình thành trong bé những
tình cảm với người thân, và rèn luyện tính cộng đồng khi bé trưởng


thành.

Đừng quên dạy con cách sử dụng tiền mừng tuổi
Bạn cần có định hướng tốt nhất để bé sử dụng tiền mừng tuổi một cách
có ý nghĩa nhất. Nhiều gia đình dạy con bằng cách cho trẻ cùng các
thành viên trong gia đình góp tiền để mua một đồ vật dùng chung như
mua cây cảnh trang trí trong nhà, mua một bức tranh hay một cái quạt
điện. Thậm chí cả nhà cùng nuôi con heo đất, đến cuối năm mổ heo lấy
tiền sơn sửa lại nhà. Dù tiền mừng tuổi của trẻ không nhiều, nhưng trẻ sẽ
thấy ngôi nhà chung ấm cúng hơn, đẹp hơn và đầy ắp tình thương yêu
đoàn kết.
Mỗi một lần sử dụng, trẻ lại thấy có công sức của mình, và thấy quý
trọng giá trị tinh thần do tiền mừng tuổi mang lại cho bé. Ngoài ra, bố
mẹ có thể hướng dẫn cho con dùng tiền để giúp đỡ người khác như ủng
hộ đồng bào bão lụt, gây quỹ từ thiện hay giúp đỡ những trường hợp khó
khăn. Trẻ sẽ thấy vô cùng tự hào về những đóng góp của mình và với
cách này, bạn đã dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với người khác, có ý thức
“san sẻ” lộc may mắn của mình
Các bậc làm cha mẹ cũng có thể định hướng trẻ dùng tiền lì xì để phục
vụ cho nhu cầu bản thân, mua sách vở hay đồ dùng học tập mà mình
đang cần. Nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, cả năm mong đến Tết
để có tiền mừng tuổi, vì vậy bạn hãy cho bé được lựa chọn và có chủ
quyền nhất định nếu cảm thấy nhu cầu của bé là chính đáng. Các bậc cha
mẹ rất nên "thảo luận" và hướng dẫn trẻ cách sử dụng tiền lì xì một cách
bổ ích, thiết thực và phù hợp hơn, coi đây là cơ hội để giáo dục cho trẻ ý
thức tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

Dạy cho con về tình cảm gia đình qua tiền mừng tuổi
Nên duy trì thói quen mừng tuổi cho người già và các bé trong ngày tết.
Với riêng các bé yêu, điều này sẽ giúp bé có ý thức sâu sắc về tình cảm

và hơi ấm của gia đình. Thay vì tiền, người lớn có thể lì xì cho trẻ bằng
một món quà nhỏ khác, phục vụ cho việc học tập, giải trí, mở mang kiến
thức hoặc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em, như sách, đồ chơi, dụng cụ
học tập mà bé đang mơ ước có được. Bạn có thể đợi vào đêm giao thừa,
sau bữa cơm đoàn tụ, những người lớn đem những món “áp tuế tiền” gói
sẵn trong giấy đỏ phát cho trẻ con đồng thời nói vài câu khuyến khích,
hy vọng chúng sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan. Hãy dạy cho bé những
cách ứng xử như với ông bà phải là “Chúc ông bà sức khỏe sống lâu

×