Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.56 KB, 5 trang )
Biến chứng chảy máu não trong
bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp lâu ngày nếu không được điều trị và tầm soát tốt
có thể gây ra một số biến chứng nặng nề ở một số cơ quan quan trọng như
tim, mạch, não, thận…, trong đó thường gặp nhất là tai biến mạch máu não
với tình trạng đặc biệt nặng là nhồi máu não và chảy máu não.
Chảy máu não thường do vỡ một đông mạch hay vỡ một túi phồng động
mạch từ trước.
Nhồi máu não là do cục máu đông bất thường gây tắc một động mạch não
làm hoại tử một vùng não do động mạch đó chi phối.
Bệnh tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố thuận lợi trong việc
thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Con số
thống kế gần đây cho thấy tỷ lệ nhồi máu não gặp nhiều hơn chảy máu não do sự
gia tăng của bệnh vữa xơ động mạch. Lứa tuổi bị tai biến mạch máu não do tăng
HA thường gặp vào khoảng 55-70; chảy máu não có thể gặp ở những lứa tuổi trẻ
hơn.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, có thể có hoặc không có
triệu chứng báo trước, một số tiền triệu có thể gặp là đau đầu, chóng măt, tê chân
tay…
Chảy máu não thường xảy ra đột ngột khi người bệnh vẫn đang sinh hoạt
bình thường bỗng dưng thấy hoa mắt chóng mặt, đứng không vững, làm rơi những
đồ vật đang cầm, rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, méo miệng hoặc bại liệt nửa
người; kiểm tra HA thấy tăng cao hơn mọi ngày.
Tuy nhiên gần đây một số tác giả nhận thấy dù nhồi máu hay chảy máu não
thì HA thường tăng cao hơn trước do phản ứng của cơ thể nhằm đảm bảo lượng
máu cung cấp cho não. Chảy máu não gây nên ổ tụ máu làm phù nề và chèn ép các