Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.94 KB, 5 trang )
Dinh dưỡng cho bệnh
tăng huyết áp
Huyết áp có khuynh hướng tăng dần theo tuổi, gần 90% số người mắc
bệnh huyết áp sau 55 tuổi lúc trẻ có huyết áp bình thường.
“Kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như não, mắt, tim,
thận, mạch máu. Tại não tăng huyết áp gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua, đột
quỵ, xuất huyết não, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Tại mắt, tăng huyết áp làm mờ mắt, mù mắt. Tại tim, tăng huyết áp gây tim
lớn, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim. Tại thận, tăng huyết áp gây tiểu đạm và
cuối cùng là suy thận. Tại mạch máu, tăng huyết áp làm tổn thương phồng bóc
tách động mạch chủ, xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch chi…
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói người này, người kia
bị tăng xông máu, cao máu, lên máu dùng để chỉ bệnh tăng huyết áp nhưng không
chính xác.
Khi mắc bệnh tăng huyết áp ngoài việc dùng thuốc thì biện pháp điều trị
không dùng thuốc – trong đó vai trò của dinh dưỡng để phòng ngừa và điều trị
bệnh tăng huyết áp rất quan trọng.
Lối sống điều trị tăng huyết áp
Ăn mặn là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp. Mỗi người tập
thói quen ăn giảm bớt muối từ bữa ăn hằng ngày. Bình thường chúng ta ăn 4.000 –
6.000mg natri tương đương với 15g muối.
Đối với người tăng huyết áp, nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày. Trong thực
tế, lượng muối có trong nhiều thức ăn và đồ uống, chúng ta nên thực hiện các chế
độ ăn giảm muối thích hợp.
Từ từ giảm lượng muối từ nguồn trên bàn ăn như nước mắm, xốt tương hột,