Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người bệnh tăng huyết áp nên biết… pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.83 KB, 5 trang )

Người bệnh tăng huyết
áp nên biết…


Những lời khuyên sau đây của TS. Tạ Mạnh Cường giúp bạn phòng
ngừa và điều trị tốt hơn bệnh tăng huyết áp…

Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg hoặc
huyết áp tâm trương từ 90 mmhg trở lên. 90% bệnh nhân tăng huyết áp không có
nguyên nhân (bệnh tăng huyết áp). Lứa tuổi thường mắc là độ tuổi trung niên, nam
giới thường mắc nhiều hơn nữ giới.
Tăng huyết áp hiện nay đã trở thành mối đe dọa không chỉ đối với người
dân nước ta mà còn đối với nhân dân ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới bởi
tỷ lệ mắc bệnh ngày một nhiều và tỷ lệ tử vong ngày một cao do các biến chứng
của bệnh. Bệnh có thể diễn biến từ từ và nhiều khi không có triệu chứng báo trước
cho đến khi xảy ra các biến chứng nội tạng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau có thể
gợi ý tăng huyết áp:
- Cảm giác nặng căng đầu và làm việc nhanh mệt. cũng có khi cảm giác đau
đầu lan toả, váng đầu, tiếng ve kêu, nhức mắt và giảm thị lực.
- Hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác khó thở, chẹn ngực. rối loạn tiểu tiện,
hay đi đái đêm…
Đối với người bình thường, nếu không có những dấu hiệu nói trên thì cũng
nên kiểm tra huyết áp tối thiểu mỗi 5 năm một lần. Cần lưu ý là đối với những
người béo phì, có thói quen ăn mặn, nghiện rượu, khẩu phần ăn hàng ngày thiếu
can xi, magiê, những người trong gia đình có người bị tăng huyết áp, đái tháo
đường hoặc đột tử phải đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần.
Khi nghi ngờ tăng huyết áp, người bệnh nên đến khám tại một cơ sở khám
chữa bệnh nội khoa hoặc chuyên khoa tim mạch. Tại đây người bệnh sẽ được các
bác sĩ thăm khám, đo huyết áp và làm những xét nghiệm cần thiết như xác định số
lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, đánh giá chức năng gan thận, đo đường
máu, điện giải máu, các thành phần lipid máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tim đồ,


siêu âm tim… Người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của thày thuốc về chế độ ăn
uống, làm việc và dùng thuốc khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp và không được
tự ý ngừng thuốc điều trị khi thấy huyết áp đã trở về bình thường khi không có ý
kiến của thày thuốc. Thông thường thời gian điều trị tăng huyết áp rất dài, ngay cả
khi huyết áp đã trở về bình thường người bệnh vẫn phải tiếp tục uống thuốc.
ngừng thuốc đột ngột có thể làm khởi phát cơn tăng huyết áp kịch phát nặng rất
nguy hiểm. Một điều cần chú ý nữa là người bệnh không được tự mua thuốc điều
trị khi không có sự chỉ dẫn và theo dõi của thày thuốc vì tự ý dùng thuốc có thể
nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh tăng huyết áp nên ăn giảm muối, không ăn các loại thức ăn có
chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối. người bệnh cũng không nên ăn các loại
phủ tạng động vật như tim, gan, thận, lòng lợn, tiết canh, não, da các loại gia cầm
vì những loại thức ăn này thường gây rối loạn lipid máu mà biểu hiện là lượng
cholesterol, tryglycerides, LDL – cholesterol tăng cao. Rối loạn lipid máu cũng là
một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng. Tăng huyết áp phối hợp với rối loạn
lipid máu sẽ làm gia tăng các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch não, vữa xơ động mạch. Giảm 1% nồng độ cholesterol máu sẽ làm giảm 2 –
3% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. chúng ta có thể làm giảm 20% cholesterol hoặc
hơn nữa và cứ giảm mỗi mmHg huyết áp tâm trương sẽ làm giảm 2 – 3% nguy cơ
bệnh mạch vành và cứ giảm 5 mmHg huyết áp tâm trương làm giảm 35 – 40%
nguy cơ đột quỵ. Những con số này cho thấy rõ lợi ích của việc phòng ngừa, phát
hiện và điều trị đồng thời hai bệnh lý tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Mặt
khác nên bổ sung can xi và magiê trong khẩu phần ăn và ăn thêm các loại rau quả,
ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, các sản phẩm từ cá, thịt nạc…
Phát hiện và điều trị tăng đường máu (bệnh đái tháo đường) đi kèm là một
trong những lưu ý hàng đầu của người bệnh tăng huyết áp. người ta thấy tăng
huyết áp hiện diện ở 20% bệnh nhân đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ
thuộc insulin) và 70% ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (không phụ thuộc
insulin). Sự có mặt đồng thời của tăng huyết áp và đái tháo đường làm tăng biến
chứng mạch máu lên nhiều lần kèm theo nguy cơ chết do bệnh mạch vành, suy tim

và tai biến mạch não. bên cạnh chế độ ăn và dùng thuốc để đường máu trở về bình
thường thì cần giảm huyết áp xuống thấp hơn so với huyết áp của những bệnh
nhân tăng huyết áp mà không kèm theo bệnh đái tháo đường.
Người bệnh tăng huyết áp cần tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất là nửa
giờ mỗi ngày. tuy nhiên, những hoạt động thể lực phải đảm bảo an toàn, không
gắng sức và không mang tính thể thao. Đi bộ là một hình thức tập luyện tốt rất
được khuyến khích thực hiện. Người bệnh cũng có thể sinh hoạt tình dục bình
thường nếu huyết áp được kiểm soát tốt.
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ của hệ tim mạch. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim,
đột quỵ, bệnh động mạch chi dưới ở người hút thuốc lá cao hơn rõ rệt so với người
không hút thuốc lá. Ngừng hút thuốc lá sẽ làm những nguy cơ tim mạch nói trên
giảm dần. Cà phê là một loại thức uống có khả năng làm tăng nhịp tim và tăng
huyết áp ngay cả đối với người bình thường, vì vậy bệnh nhân tăng huyết áp
không nên dùng cà phê. Cà phê không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
của bệnh nhân đái tháo đường nhưng làm tăng a xít uríc máu, vì vậy người mắc
bệnh goutte (a xít uríc máu tăng) không nên dùng. Rượu vang đỏ có tác dụng tốt
đối với thành mạch máu nếu mỗi ngày dùng không quá 60 ml. Tuy nhiên nếu uống
nhiều rượu vang đỏ và uống kéo dài thì có thể mắc một số chứng bệnh đường tiêu
hoá như xơ gan và ung thư gan.


×