Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Địa lý lớp 4 - Bài 8 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.22 KB, 2 trang )

NGUYỄN THỊ MUỘN
ĐỊA LÍ
Bài 8 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
• Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(khai thác sức nước, khai thác rừng).
• Nêu quy trình làm ra các sản phẩm gỗ.
• Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
• Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên vớiø
hoạt động sản xuất của con người.
• Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
• Tranh, ảnh về nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
• GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 16 VBT Địa lí.
• GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy Hoạt động học
3. Khai thác sức nước
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
 Mục tiêu :
Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về hoạt động
sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác
sức nước.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :


- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 4 và thảo
luận trong nhóm theo các câu hỏi trong SGV
trang 72.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu
trả lời.
- GV gọi HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Ba, Đồng
Nai) và nhà máy thủy điện Y-a-li trên
bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo
tường.
- 1 HS chỉ chỉ 3 con sông trên bản đồ Địa lí tự
nhiên Việt Nam treo tường.
 Kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp
tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh, là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của
các nhà máy thủy điện, trong đó phải kể đến nhà máy thủy điện Y-a-li.
2. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
Hoạt động 2 : Làm việc từng cặp
 Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về hoạt động
sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
 Cách tiến hành :
1
NGUYỄN THỊ MUỘN
Bước 1 :
- HS dưạ vào hình 6, 7, mục 4 trong SGK, trả lời
câu hỏi trong SGV trang 75.
- Làm việc theo từng cặp.

Bước 2 :
- Gọi một vài HS trả lời các câu hỏi. - Một vài HS trả lời các câu hỏi.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu
và thực vật.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
 Mục tiêu:
- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm gỗ.
 Cách tiến hành :
- HS dưạ vào hình 8, 9, 10 và đọc mục 2 trong
SGK, trả lời câu hỏi trong SGV trang 75.
- Làm việc cả lớp.
- Gọi một vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp. - Một vài HS trả lời các câu hỏi.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa mưa, khô rõ rệt nên cũng có 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây
Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ…Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên
nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Gọi HS trình bày tóm tắt lại những đặc hoạt
động sản xuất của người dân ở Tây
Nguyên .
- 1, 2 HS trình bày.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài
tập ở VBT địa lí và chuẩn bị bài
mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :





2

×