Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.71 KB, 5 trang )

Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động
Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm ( 2)
Những người Mỹ
Hầu hết các nghệ sỹ Hoa kỳ hiện ra trong ánh đèn của sân khấu nghệ thuật
sau thế chiến đều từng thai nghén phong cách riêng biệt của họ trong một thời gian
khá dài. Rất nhiều người đã được ủng hộ và tài trợ bởi chương trình hỗ trợ của
chính phủ vào thập niên 30 - nhằm thiết lập nên một cộng đồng nghệ thuật qua
việc phát phiếu ăn miễn phí và tổ chức các dự án trao đổi trí thức. Chính trong
cộng đồng mới mẻ này, nghệ sỹ và điêu khắc gia có thể thảo luận với nhau về lý
thuyết Marxist, các hành động chính trị cũng như các mục tiêu xã hội hay riêng tư
trong nghệ thuật của họ. Khước từ hội hoạ Mỹ, song những nghệ sỹ và điêu khắc
gia này cũng lại cảm thấy rằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là
một công cụ thích hợp giúp phô bầy ra tình trạng thảm họa xã hội và nhân tính.
Sau hiệp ước Xô – Đức 1939, văn nghệ sỹ trí thức tại Mỹ và Tây Âu dần dần cũng
chấm dứt luôn ảo mộng về các hành động chính trị.
Tách nghệ sỹ khỏi kiểu cá thể được định dạng chính trị, Robert Motherwell
- người cảm thấy nghệ thuật phải là một điều gì vượt khỏi tình trạng đơn thuần chỉ
là công cụ – đã viết vào năm 1944 như sau; “ … Nhà chủ nghĩa xã hội sẽ giải thoát
giai cấp công nhân khỏi sự chi phối của quyền sở hữu đến mức mà nhu cầu tinh
thần có thể là tài sản chung cho tất cả. Chức năng của nghệ sỹ chính là; hiện thực
hóa khía cạnh tinh thần, đến mức thậm chí có thể sở hữu được nó”. Những hình
thái biểu hiện trước kia đã mất tác dụng. Chỉ những phương pháp cách mạng mới
có thể đạt tới những giải pháp cách mạng mà thôi “.


Robert Motherwell ( 1915-1991 )


Trước và cả trong thời kỳ diễn ra thế chiến, đã có rất nhiều siêu thực gia –
Andre Bréton, Marcel Duchamp, André masson, Marx Ernst, Yves Tanguy, Kurt
Seligmann, Eleanora Carrington, Salvador Dalí, Joan Miró và Mata lánh nạn tới


New York. Tác phẩm của những người này – trên hết là những bức trừu tượng thi
vị và ám gợi của Miró –từng đã rất được ngưỡng mộ tại các gallery và bảo tàng ở
New York.Ấy vậy mà giờ đây, họ - các nghệ sỹ châu Âu, lại đã có mặt ngay tại
đây, bước trên cùng hè phố, cùng lui tới các tiệm ăn, cùng hiện diện tại những
buổi khai mạc triển lãm với nghệ sỹ Mỹ. Ngay khi có mối quan hệ trực tiếp cùng
những “ bậc thầy “ châu Âu này - chắc chắn là không già hơn họ bao nhiêu - các
nghệ sỹ và điêu khắc gia Mỹ bắt đầu tự khởi tạo nên một trào lưu – mà họ coi như
thể một phần của cái truyền thống châu Âu vẫn đang tiếp diễn. Và bi kịch từ sự
đầu hàng của nước Pháp vào năm 1940 cũng tác động sâu sắc tới các văn nghệ sỹ
và trí thức Mỹ y như tới các văn nghệ sỹ và trí thức châu Âu. Lưu ý về ảnh hửơng
của các nhà siêu thực lên những họa sỹ Mỹ, Dore Ashton trong bài phân tích văn
cảnh của trường phái New York đã viết:”…Huyền thoại, sự hoá thân, cơn liều lĩnh,
các bức tranh tự động…-tất cả những khả năng được phóng thích này, từng chút,
từng chút một đã tạo ảnh hưởng lên cái tâm lý bất an của các nghệ sỹ New
York ”


Garden, Joan Miró (1893-1983)


Song “ Những tân họa sỹ Mỹ “ – cái tên được đặt cho họ - cũng bầy tỏ một
thái độ bất nhất khi hướng về châu Âu. Nhiều người cảm thấy sự cần thiết có một
cú phá bỏ quyết liệt truyền thống nghệ thuật châu Âu, và một số ít thậm chí còn đi
xa hơn - như Clyfford Still chẳng hạn, người, mặc dù rất sành về nghệ thuật hiện
đại châu Âu – đã bầy tỏ thái độ thù địch cực đoan vào năm 1959:” Sương mù đã
che phủ dầy đặc và không tan nổi …bởi những kẻ học tập kinh nghiệm từ châu Âu
già cỗi nhằm tạo nên quyền lực cho mình ở lục địa mới …song kết quả thì thật mỉa
mai - cuộc triển lãm Armory vào năm 1913 – đã bầy ra trước mắt chúng ta những
bằng chứng lai ghép và thiếu sáng tạo của cơn băng hoại tây Âu”.
Cho dù hầu hết các nghệ sỹ Mỹ đều không có thái độ thù địch cực đoan như

thế, họ đều đã muốn nhìn xa hơn đường chân trời châu Âu, và rất nhiều người
trong số họ đã hy vọng tìm thấy suối nguồn nghệ thuật cho bản thân nơi nghệ thuật
của những nền văn hóa nguyên thủy và văn minh cổ sơ. Barnett Newman từng
nghiên cứu nghệ thuật cổ của châu Đại Dương và của thổ dân Mỹ tiền –colombo,
Pollock nghiên cứu hội họa và vũ đạo bản xứ, Mark Rothko thấm đẫm những
huyền tích Hy lạp, Adolph Gottlieb khảo sát thuật khắc chạm tiền sử và Mark
Tobey bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Baha’i và Thiền.




Jason Pollock at work


Nói chung, những nghệ sỹ Mỹ thuộc trường phái New York đã tìm thấy
bản lai diện mục ngay trong hành vi cắt đứt khỏi cái xã hội đang trăn trở với
những mối quan tâm đời thừơng của kỷ nguyên hậu chiến. Thật ra, những nghệ sỹ
Mỹ - thậm chí còn hơn cả những đồng nghiệp châu Âu của họ– cảm thấy không
được công nhận về mặt luân lý và thiếu đi sự hỗ trợ tài chính từ công chúng. Chả
còn mong chờ gì về danh tiếng và tiền bạc, họ hoàn toàn tự do đi theo những nhu
cầu nội tại của bản thân và chấp nhận liều mạng để nhắm tới những sáng tạo nghệ
thuật vô tiền khoáng hậu. Trong các căn gác xép rộng rãi ở khu Manhattan hạ, họ
bắt đầu vẽ các bức tranh lớn, vượt khỏi khuôn khổ không gian giới hạn nơi những
căn hộ tư của các sưu tập gia giầu có. Và rồi chính trong cuộc đối thoại với tác
phẩm, mà họ đã có khả năng khởi hoạt lại vở diễn cho các trải nghiệm đương đại.

×