Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đáp án và Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lớp 12 Bang B ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.92 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BANG B
Môn: Địa Lý
Thời gian: 180 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (6 điểm) Cho bảng dữ liệu:
Tiết A
Lập
hạ
B
Lập
thu
C
Lập
đông
D
Lập
xuân
Ngày tháng 21/3 (?) 22/6 (?) 23/9 (?) 22/12 (?)
Hãy cho biết:
a) Tên các tiết A,B,C,D ? Khi đó Mặt trời lên thiên đỉnh tại đâu?
b) Tính khoảng cách ngày từ A→B; B→C; C→D; D→A(năm sau)? So sánh và
giải thích sự khác biệt giữa các khoảng cách ngày từ A→C và từ C→A.
c) Tính ngày, tháng của các tiết lập hạ, lập thu, lập đông và lập xuân (cho phép sai
số 01 ngày) ?
Câu 2: (4 điểm)
Sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam (trang 15) và những kiến thức đã biết:
a) Trình bày sự phân bố, phát triển của ngành thủy sản ở nước ta.
b) Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của các bãi tôm, bãi cá trên vùng biển nước ta.
c) Trên bản đồ lớn (trang 15 - át lát nêu trên) người ta đo được một bãi tôm hình chữ
nhật có kích thước 8 mm x 3,9 mm. Vậy ngoài thực tế bãi tôm đó có diện tích bao nhiêu
km


2
?
Câu 3: (5 điểm)
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG NƯỚC TA
THỜI KỲ 1996-2003
Năm
Tên sản phẩm
1996 1998 2000 2003
Than sạch (nghìn tấn) 9823 11672 11609 18963
Dầu thô (nghìn tấn) 8803 12500 16291 17690
Điện phát ra (triệu KWh) 16962 21694 26682 41117
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2003-2004
a/ Vẽ biểu đồ (dạng đường) thể hiện sự tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp năng
lượng nước ta thời kỳ 1995-2002 (lấy năm 1996=100%).
b/ Nhận xét về mức tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp năng lượng nước
ta thời kỳ trên.
Câu 4: (5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi, khó khăn như thế nào đối với
phát triển ngành công nghiệp nước ta.
Hết
Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam, máy tính bỏ túi để làm bài.
Họ tên thí sinh: SBD:
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ BẢNG B

Câu 1: (6 điểm)
a) Tên các tiết:
A - Xuân phân - Mặt trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo lần thứ nhất trong
năm.
B - Hạ chí - Mặt trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Bắc.
C - Thu phân- Mặt trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo lần thứ hai trong năm.

D - Đông chí- Mặt trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Nam.
b) Tính khoảng cách (sai số cho phép 01 ngày):
A→B: 93 ngày
B→C: 93 ngày
C→D: 90 ngày
D→A(năm sau): 89 ngày
* Từ A→C là 186 ngày còn từ C→A là 179 ngày, vậy khoảng cách ngày
từ A→C dài hơn khoảng cách C→A là 7 ngày.
* Giải thích: Do Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo hình elip, Mặt Trời
nằm ở 1 trong hai tiêu điểm nên quãng đường từ A→C dài hơn từ C→A.
Mặt khác trên quỹ đạo từ C→A Trái Đất ở gần Mặt trời hơn nên chuyển
động nhanh hơn (có thể vẽ hình minh họa).
c) Tính ngày tháng (sai số 01 ngày):
Vì các tiết cần tính nằm giữa các tiết đã cho nên có thể tính như sau:
Lập hạ= 21/3 +
93
2
ngày = ngày 06/5
Lập thu= 22/6 +
93
2
ngày = ngày 07/8
Lập đông= 23/9 +
90
2
ngày = ngày 07/11
Lập xuân= 22/12 +
89
2
ngày = ngày 04/2

2 điểm
2 điểm
2 điểm
Câu 2: (4 điểm)
a) Sự phân bố và phát triển của ngành thuỷ sản:
* phát triển: trong những năm gần đây ngành thuỷ sản nước ta phát triển
nhanh:
- từ 19902000 TS đánh bắt tăng từ 728,5 nghìn tấn1660,9 nghìn tấn
2 điểm
A
C
(tăng 2.28 lần); TS nuôi trồng tăng từ 162,1589,6 nghìn tấn (tăng 3.64
lần).
- Trong 10 năm (1990-2000) tổng sản lượng thuỷ sản đã tăng 2,53 lần.
* Phân bố:
- Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản cao đều tập trung ven biển.
- Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu long và
một số tỉnh ở ĐBSH.
- Đánh bắt TS có sản lượng cao gồm các tỉnh ven biển từ Nam Trung Bộ
đến Nam Bộ, các tỉnh có sản lượng cao gồm: Kiên giang (239219 tấn -
năm 2000), Cà mau, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận,
b) Nhận xét và giải thích về sự phân bố các bãi cá, tôm:
* Nhận xét:
- Các bãi tôm và bãi cá trên vùng biển nước ta tập trung chủ yếu ở ven
bờ và ven các đảo.
- Các bãi tôm, cá lớn đều tập trung ở phía nam (từ bờ biển nam trung bộ
đến vịnh Thái lan)
* Giải thích:
- ở ven bờ và ven các đảo là do các loài tôm cá thường ưa sống ở vùng
thềm lục địa nước nông, nhiều ánh sáng.

- Phía nam nhiều hơn phía bắc là do: Vùng biển phía nam nóng, ẩm, dồi
dào ánh sáng hơn  có nhiều sinh vật phù du, thu hút các loài tôm cá.
c) Bản đồ có tỷ lệ 1:6000000  1mm ~ 6km từ đó tính được:
- 8mm ~ 48km ; 3,9mm ~ 23,4km
- Thực tế diện tích bãi tôm sẽ là: 48km x 23,4km = 1123,2 km
2
.
1,5điểm
0,5điểm
Câu 3: (5 điểm)
a) vẽ biểu đồ:
* Xử lý số liệu: đơn vị: %
* Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác, đủ các nội dung cần thiết
b) Nhận xét:
- Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của các ngành công
nghiệp NL nước ta rất cao.
- Có sự phân hoá về tốc độ tăng trưởng giữa các ngành:
+ Ngành sản xuất điện tăng nhanh và đều qua các năm (dẫn chứng)
+ Ngành khai thác than thực sự mới tăng trưởng mạnh trong những năm
gần đây (gđ 2000 - 2003) (dẫn chứng)
+ Ngành khai thác dầu tăng trưởng nhanh trong gđ 1996-2000 nhưng từ
2000-2003 tăng chậm lại (số liệu)
0,5điểm
2,5điểm
2,0điểm
Năm
Tên sản phẩm
1996 1998 2000 2003
Than sạch (nghìn tấn)
100 118.82 118.18 193.05

Dầu thô (nghìn tấn)
100 142.00 185.06 200.95
Câu 4: (5 điểm)
Những thuận lợi và khó khăn của TNTN đối với sự phát triển công
nghiệp nước ta:
a) Thuận lợi:
- Phong phú, đa dạng  xây dựng công nghiệp đa ngành:
+ Có nhiều loại phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp: khoáng sản,
nước, sinh vật
+ Lãnh thổ không lớn nhưng tập trung nhiều loại tài nguyên cả trên đất
liền và vùng biển thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Nổi lên một số loại tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với công nghiệp:
+ Khoáng sản: phong phú và đa dạng về chủng loại, có khoảng 80 loại
trong đó đã đưa vào khai thác trên 30 loại ở 300 mỏ khác nhau; Một số
loại khoáng sản có trữ lượng lớn (ví dụ cụ thể ở các loại nhiên liệu, kim
loại, phi kim, vật liệu xây dựng về mỏ, phân bố, trữ lượng).
+ Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp nước
cho công nghiệp (đặc biệt công nghiệp giấy, hoá chất ); Tiềm năng thuỷ
điện lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 triệu kw), sông
Đồng Nai (19% cả nước)
+ Sinh vật: Phong phú, đa dạng (dẫn chứng) thuận lợi cho phát triển một
số ngành công nghiệp (đặc biệt công nghiệp chế biến).
b) Khó khăn:
- Khoáng sản phân tán theo không gian, không đều về trữ lượng phức
tạp cho việc khai thác và chế biến.
- Phân bố các mỏ không đều nhau giữa các vùng lãnh thổ.
- Khí hậu phân hoá theo mùa với các tai biến, thiên tai thường xuyên xảy
ra gây nhiều khó khăn cho việc khai thác hầm lò
- Sự phá huỷ, xuống cấp của một số loại tài nguyên do con người gây ra.
3,5điểm

1,0điểm
1,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
1,5điểm
Câu 3: (6 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng(đơn vị: %)
Năm
Nhóm hàng
1995 2000 2001 2002
Hàng CN nặng và khoáng sản 25,3 37,1 34,9 31,2
Hàng CN và tiểu thủ CN 28,5 33,9 35,7 38,3
Hàng nông lâm sản 34,8 18,8 17,3 18,4
Hàng thủy sản 11,4 10,2 12,1 12,1
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2003-2004
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng nước ta thời
kỳ 1995-2002.
b/ Nhận xét về sự thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của nước ta trong
thời kỳ trên.

×