Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dâm dương hoắc chữa bệnh cao huyết áp (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.01 KB, 5 trang )

Dâm dương hoắc chữa
bệnh cao huyết áp
(Kỳ 1)

Tác dụng: Dâm dương hoắc
 Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
 Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
 Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa
Tử Bản Thảo).
 Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).
 Bổ thận, tráng dương, khứ phong hàn thấp, bổ âm dương (Trung
Dược Học).
 Bổ Thận, tráng dương, khứ phong, trừ thấp (Trung Dược Đại Từ
Điển).
Chủ trị: Dâm dương hoắc
 Trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau (kinh trung thống) (Bản
Kinh.
 Trị loa lịch, xích ung, hạ bộ lở loét (Biệt Lục).
 Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt
âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay
bị quên (Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
 Trị thiên phong (liệt nửa người), tay chân tê bại, tay chân không có
cảm giác (Y Học Nhập Môn).
 Trị liệt dương, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa người, lưng gối
không có sức, phong thấp đau nhức, tay chân tê dại (Trung Dược Đại Từ Điển).
 Liều lượng: Uống 4-12g. có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm
thành hoàn. Bên ngoài có thể dùng sắc lên lấy nước rửa.
Kiêng ky:
 Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ,
miệng khô, mất ngủ,
 sung huyết não: cấm dùng (Trung Dược Học).


 Âm hư, tướng hỏa động: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
 Thự dự làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
 Tử chi làm sứ cho nó, được rượu càng tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
 Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng
đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ DÂM DƯƠNG HOẮC
Tên khác:
Vị thuốc Dâm dương hoắc còn gọi Cương tiền (Bản Kinh), Tiên linh tỳ
(Lôi Công Bào Chích Luận), Tam chi cửu diệp thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Phỏng
trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ (Nhật
Hoa Tử Bản Thảo), Tiên linh tỳ (Liễu Liễu Châu Tập), Khí chi thảo, Hoàng đức
tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo (Hoà Hán Dược Khảo), Thiên hùng cân (Quốc
Dược Đích Dược Lý Học), Dương hoắc (Tứ Xuyên trung Dược Chí), Ngưu giác
hoa, Đồng ty thảo (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Tam thoa cốt, Tam
thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong (Hồ Nam Dược Vật
Chí), Dương giác phong, Tam giác liên (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên),
Kê trảo liên (Trung Thảo Dược – Nam Dược).
Tên khoa học:
Epimedium macranthun Mooren et Decne.
Họ khoa học:
Thuộc họ Hoàng Liên Gai (Berbridaceae).
Tên gọi:
Một thứ lá dê hay ăn để tăng dâm tính, vì vậy được gọi là Dâm Dương
Hoắc.
Mô tả.
Cây thảo, cao khoảng 0.5 – 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này
có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.
+ Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): cây dài
khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có
3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu

nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng
nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng
như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim): Lá
hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như
loại lá to.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim):
Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như
gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to.

×