Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

Chương 2 : TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.61 KB, 61 trang )


Chương 2
TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN
DỤNG

I- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG.
1- Sự ra đời và phát triển của tín dụng.
Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng.
Hình thức đầu tiên, sơ khai nhất đó là tín dụng nặng lãi, phát
triển và phổ biến ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến.
Với đặc điểm lãi suất rất cao, phục vụ cho tiêu dùng trong
trường hợp khẩn cấp là chính.
Tín dụng tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển từng bước
đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nhà tư bản, chủ thể kinh tế, nhà
nước với mức lãi suất thấp hơn. Tín dụng tư bản rất đa dạng,
biểu hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm : Tín dụng thương mại,
tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước trong đó tín dụng ngân
hàng đóng vai trò quan trong cho sự phát triển kinh tế.

Phân công lao động xã
hội,
chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất
Phân hóa xã hội:
-
Hình thanh nên tầng lớp chiếm hữu nhiều tư liệu sản
xuất trở nên giàu có, của cải dư thừa sẵn sàng cho
vay.
-
Tầng lớp còn lại đại đa số là lao động chiếm hữu ít tư


liệu sản xuất trở nên nghèo khó, sản phẩm Sx ra không
đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến phải vay mượn. Quan hệ
tín dụng hình thành.
Tin dụng nặng lãi: phổ biến và
phát triển trong chế độ chiếm
hữu nô lệ và chế độ phong
kiến. Với đặc trung lãi suất rất
cao, quan hệ tín dụng nhằm
mục đích cho tiêu dùng cấp
bách, không gắn liền với sản
xuất-thậm chí còn triệt tiêu sản
xuất
Tín dụng tư bản chủ nghĩa xuất
hiện với nhiều hình thức đa dạng:
tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng, tín dụng nhà nước với
lãi suất phù hợp hơn và phục vụ
cho SXKD và tiêu dùng

Tóm lại chế độ tư hữu là cở sở ra đời quan hệ tín dụng.
Giai đọan đầu quan hệ tín dụng rất thô sơ, chủ yếu là quan
hệ vay mượn trực tiếp bằng hàng hóa, tiền bạc nhằm phục
vụ cho nhu cầu tiều dùng là chính. Về sau khi sản xuất và
lưu thông hàng hóa phát triển, quan hệ tín dụng không
ngừng mở rộng.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, là sản phẩm của nền
kinh tế hàng hóa và là động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng
hóa phát triển.

2- Sự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh hiên nay

- Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong
nền kinh tế:
+ Do đặc điểm tuần hoàn vốn của DN trong SXKD;
+ Do sự không thống nhất giữa thu nhập và chi tiêu của
cá nhân, hộ gia đình;
+ Do sự không trùng khớp giữa thu và chi của NSNN.
- Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi của các chủ thể
trong nền kinh tế
+ Có những chủ thể dư vốn muốn có nhu cầu sinh lợi từ
đồng tiền nhàn rỗi;
+ Có những chủ thể thiếu vốn nhưng muốn mở rộng kinh
doanh để kiếm lợi nhiều hơn từ nguồn vốn của người khác.

3- Khái niệm và đặc điểm của tín dụng.
a- Khái niệm :
Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh Creditium có nghĩa là
tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn
ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có nghĩa là vay mượn.
Khái niệm : Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh
sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu
sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định
với một khỏan chi phí nhất định.

b- Đặc điểm của tín dụng :
Tín dụng có 3 đặc điểm sau :

Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi
quyền sở hữu vốn.

Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn

này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên
tham gia quan hệ tín dụng.

Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới
dạng lợi tức tín dụng.
Trong quan hệ tín dụng phải thể hiện đầy đủ 3 đặc
trưng trên nếu thiếu một trong ba đặc trưng trên thì sẽ
không cấu thành quan hệ tín dụng.

II- CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
1- Chức năng của tín dụng :
-
Chức tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc
có hòan trả: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt
hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng
+ Ở khâu tập trung : nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng
mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền
nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp,
vốn bằng tiền của các tổ chức đòan thể, xã hội. VD : huy động
tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại.
+ Ở khâu phân phối : đây là khâu cơ bản nhất, đó là sự chuyển
hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng
nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu
dùng của xã hội.

Tín dụng
Nguồn tiền nhàn rỗi của:
-
Dân chúng.
-

Các doanh nghiệp.
-
Các tổ chức đòan thể,
xã hội.
-
Các tổ chức khác.
Phục vụ tiêu dùng và
SXKD
- Dân chúng.
- Các doanh nghiệp
- Các tổ chức khác.
C
h

c

n
ă
n
g

t

p

t
r
u
n
g

C
h

c

n
ă
n
g

p
h
â
n

p
h

i

Cả hai mặt tập trung và phân phối đều thực
hiện theo nguyên tắc có hoàn trả. Nhờ chức năng
tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng
mà phần lớn nguồn vốn trong xã hội đang tạm
thời nhàn rỗi được huy động để sử dụng vào sản
xuất kinh doanh và đời sống, từ đó hiệu quả sử
dụng vốn trong xã hội tăng lên.

-
Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông

cho xã hội :
+ Thể hiện qua việc sử dụng các công cụ thanh tóan
không dùng tiền mặt.
+ Thể hiện qua các hình thức thanh tóan qua hệ
thống ngân hàng như chuyển khỏan hoặc thanh tóan bù
trừ.
+ Thể hiện qua huy động các các nguồn vốn đang
tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho các nhu
cầu vốn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều này
đã tiết kiệm chi phí huy động vốn cho các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế v.v.v

- Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh
tế:
Chức năng này của tín dụng phát xuất trên cơ sở thực
hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo
nguyên tắc có hoàn trả.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự
vận động của vật tư, hàng hóa và các khỏan chi phí trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì
vậy qua hoạt động tín dụng có thể phản ánh phần nào
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Mặt khác hoạt động
tín dụng còn góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp thông qua quá trình thẩm định trước
khi cho vay, trong khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay.

2- Vai trò của tín dụng :
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất,
lưu thông hàng hòa phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá

cả.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công
ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
- Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế.

III - Các hình thức tín dụng :
1-Tín dụng thương mại (TDTM):
1.1. Khái niệm: TDTM là quan hệ tín dụng giữa các
doanh nghiệp, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu
hàng hóa cho nhau.
Hành vi mua bán chịu hàng hoá được xem là hình
thức tín dụng bởi vì:
- Chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn (cụ thể là giá
trị hàng hóa) giữa người bán và người mua.
- Thời hạn chuyển giao được xác định cụ thể.
- Có sự hòan trả vốn và lợi tức khi đến hạn.

1.2- Đặc điểm của tín dụng thương mại :
-
Chủ thể tham gia Tín dụng thương mại là những
người sản xuất kinh doanh.
-
Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa
chứ không phải là tiền.
-
Sự vận động và phát triển của tín dụng thương
mại bao giờ cũng phù hợp với sự phát triển của
nền sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi sản xuất
hàng hóa phát triển thì TDTM phát triển và ngược

lại.

1.3 – Công cụ của tín dụng TM :
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của
TDTM là giấy nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại
hay gọi tắt là thương phiếu.
Thực chất của thương phiếu là một giấy nợ
thương mại, có hình thức ngắn gọn, chặt chẽ và
được pháp luật thừa nhận để sử dụng trong mua
bán chịu hàng hóa. Nó là căn cứ pháp lý để giải
quyết các tranh chấp trong quan hệ TDTM.

*) Phân lọai kỳ phiếu:
-
Căn cứ vào yếu tố người lập kỳ phiếu có 2 lọai:
+ Lệnh phiếu: do người mua lập ra, để cam kết trả tiền cho
người bán theo thời gian và địa điểm ghi trên phiếu.
+ Hối phiếu: do người bán chịu lập để ra lệnh cho người mua
chịu trả tiền cho mình hay trả cho người thứ ba nào đó.

- Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và phương thức ký
chuyển nhượng, kỳ phiếu thương mại có 3 lọai :
+ Kỳ phiếu vô danh: là kỳ phiếu không ghi tên người
thụ hưởng, lọai này khi chuyển nhượng không phải làm thủ
tục ký hậu chuyển nhượng.
+ Kỳ phiếu ký danh : lọai kỳ phiếu này có ghi tên người
thụ hưởng. Là người sở hữu kỳ phiếu người thụ hưởng có
thể chuyên nhượng nó cho người khác, nhưng khi chuyển
giao kỳ phiếu phải làm thủ tục ký hậu nhằm thiết lập
quyền sở hữu hợp pháp cho người cầm tờ kỳ phiếu.

+ Kỳ phiếu đích danh : là lọai kỳ phiếu có ghi tên người
thụ hưởng. Đối với lọai này người thụ hưởng không được
phép chuyển nhượng vì người mắc nợ chỉ đồng ý thanh
tóan cho chính người có tên trên kỳ phiếu.

Kỳ phiếu có 3 đặc điểm :
- Tính trừu tượng : trên thương phiếu người ta không
phản ánh nội dung của quan hệ thương mại, luật pháp cũng
cho phép rằng giá trị pháp lý của thương phiếu không phụ
thuộc vào xuất xứ của nó.
- Tính bắt buộc : người trả tiền bắt buộc phải thanh tóan
số tiền của thương phiếu cho người thụ hưởng, không được
viện cớ để trì hỏan hoặc từ chối thanh tóan.
- Tính lưu thông : trong thời gian hiệu lực của thương
phiếu, nó có thể luân chuyển từ tay người này sang tay
người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng, nhờ đó
thương phiếu được sử dụng như là một phương tiện thanh
tóan trong nền kinh tế.

1.4 : Tác dụng của tín dụng thương mại :
-
TDTM trực tiếp thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa,
nhờ đó sản phẩm hàng hóa được vận động từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu dùng để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
-
Góp phần giải quyết các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế,
nhờ nó mà sản xuất được liên tục và mở rộng.
-
Góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, nhờ mở
rộng lưu thông thương phiếu do đó góp phần ổn định lưu

thông tiền tệ.

1.5- Ưu điểm, hạn chế của TDTM
- Ưu điểm:
Một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của những doanh
nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn, đồng thời giúp cho các doanh
nghiệp tiêu thụ nhanh hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ
giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian mà
qua quan hệ trực tiếp.
- Hạn chế:
+ Quy mô tín dụng: Vì TDTM do các doanh nghiệp cung cấp
và họ chỉ cung ứng khối lượng tín dụng trong giới hạn khả năng
của mình. Do đó nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người
cho vay không thể đáp ứng đầy đủ được.
+ Thời hạn cho vay: Bởi lẽ điều kiện kinh doanh và chu kỳ
sản xuất của doanh nghiệp có thể không trùng khớp với nhau và
chỉ đáp ứng cho ngắn hạn.
+ Phạm vi: Do TDTM được cung cấp dưới hình thức hàng
hóa, chính vì thế doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho
một số doanh nghiệp có cung cầu hàng hóa phù hợp nhau.

2. Tín dụng ngân hàng (TDNH)
2.1. Khái niệm: TDNH Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng,
các tổ chức tín dụng khác với các chủ thể trong kinh tế
(các doanh nghiệp, các cá nhân ) được thực hiện dưới
hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và
cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu,
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Tín
dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và

phát triển của hệ thống ngân hàng, tín dụng ngân hàng
mang tính chuyên nghiệp với nhiều họat động đa dang và
phong phú.

2.2- Đặc điểm của tín dụng ngân hàng :
-
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là
ngân hàng huy động và cho vay bằng vốn tiền tệ.
-
Chủ thể tham gia trong TDNH : được xác định một cách rõ
ràng, trong đó ngân hàng là người cho vay,còn các doanh
nghiệp các tổ chức kinh tế, cá nhân là người đi vay.
-
TDNH vừa là tín dụng mang tính chất SXKD gắn với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín
dụng tiêu dùng không gắn với hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động và
phát triển của tín dụng ngân hàng không hòan tòan phù
hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông
hàng hóa.

-
2.3- Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng :
Để tập trung vốn tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử
dụng các công cụ như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ
tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu, các loại sổ tiết kiệm
Để cung ứng vốn tín dụng cho các chủ thể trong nền
kinh tế, ngân hàng sử dụng công cụ chủ yếu là khế ước
cho vay.


2.4- Phân lọai tín dụng ngân hàng :
a- Căn cứ vào yếu tố thời gian :
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn đến 1 năm.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 1 năm đến 5
năm.
- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm.

×