Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỬ DỤNG MASK THANH QUẢN (Kỳ 5) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.79 KB, 8 trang )

SỬ DỤNG MASK THANH QUẢN
(Kỳ 5)
Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn
4. PLMA
Được Brain AJ cải tiến và đưa vào sử dụng từ năm 2000. PLMA có ba
điểm khác biệt lớn nhất so với cLMA
- Đảm bảo thông khí điều khiển tốt hơn
- Khả năng tránh được hít sặc phổi
- Có khả năng chẩn đoán được vị trí đúng của PLMA

Figure 6: PLMA
1.7.1 Cấu tạo
PLMA có cuff mềm, sâu và lớn hơn so với cLMA. Cuff của PLMA có hai
phần “bụng” (ventra cuff) và phần “lưng” (dorsal cuff). Khi bơm hơi áp lực phần
cuff lưng sẽ làm cho phần cuff bụng áp chặt xung quanh thanh môn.
PLMA có thêm một nhánh dẫn (Drain Tube) chạt từ đầu xa của ống đi qua
lòng mask và chạy song song với ống thở. Nhánh DT gắn chặt với ống thở bới một
bộ phận chống cắn
Khi đặt đúng vị trí thì đầu xa của ống dẫn (DT) sẽ nằm ngay ở đầu trên thực
quản và được bao quanh bằng phần nhẫn hầu (crycopharyngeous) trong khi phần
chảo của mask sẽ nằm dưới đường thở vì thế cho phép thông thương cả hai đường
hô hấp và tiêu hóa ra ngoài. Với cấu tạo đặc biệt này PLMA đã cô lập được đường
thở khỏi đường tiêu hóa. Vì thế PLMA còn được coi như một “thanh quản nhân
tạo” (artificial larynx)
1.7.2 Lựa chọn cỡ
- Lựa chọn cũng giống như trong cLMA. Gần đây một số nghiên cứu cho
thấy cỡ số 5 cho nam và số 4 cho nữ tạo áp lực kín tốt hơn khi thông khí điều
khiển
- Cỡ 1½ - 2 ½ dùng cho trẻ em và không có phần cuff “lưng”
- PLMA là dụng cụ sử dụng nhiều lần. Khuyến cáo của nhà sản xuất là có
thể sử dụng đến 40 lần tiệt trùng. Tuy nhiên thực tế có thể sử dụng nhiều lần hơn


thế. Không phải tất cả các chất protein có thể làm sạch bằng cách thông thường.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại về hiện tượng nhiễm trùng chéo.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có thông báo nào về lây nhiễm chéo khi sử
dụng LMA đã được tiệt trùng. Gần đây có nghiên cứu về việc sử dụng kỹ thuật
làm sạch bằng thuốc tím (potassium permanganate) có thể giảm được tới 90%
proteine tồn dư trên cLMA. Kỹ thuật này cũng có thể đạt kết quả khi làm sạch
PLMA Các dụng cụ cung cấp kèm theo PLMA là dụng cụ đặt ( insertion tool) và
dụng cụ xẹp cuff ( cuff-deflator)
1.7.3 Kỹ thuật đặt
- Có nghiên cứu cho thấy độ sâu của mê cần thiết để đặt PLMA tăng hơn so
với đặt cLMA
- Có ba kỹ thuật đặt
+ Bằng tay: đơn giản, cho kết quả cao ngay cả người mới sử dụng
+ Bằng dụng cụ
+ Đặt qua nòng dẫn: đặt trước sonde dạ dày hoặc ống nhựa mềm (Gum
elastic bougie -GEB) vào thực quản, sau đó luồn ống PLMA vào qua nhánh
DT.Kỹ thuật này cho kết quả chắc chắn cao nhất, tránh được hiện tượng gập ống.
Thủ thuật này xâm hại nhiều hơn hai kỹ thuật trên nên hay dùng trong trường hợp
các phương pháp trên đã thất bại hoặc trong trường hợp đặt NKQ khó
- Nòng ống của PLMA có gia cố thêm vòng xoắn kim loại giống như
fLMA.
Sức cản lòng ống tăng 20% so với cLMA, lòng mask sâu và không có thanh
chắn cho phép quan sát thanh quản qua ống soi mềm dễ dàng
- Một số test thử để xác định vị trí đúng của PLM
+ Không có hiện tượng hở khi thông khí dưới áp lực 20 cmH2O,
+ Đường biểu diễn EtCO2 hình vuông:
+ Test bong bóng: để một chút gel vào đầu ống DT và thông khí với áp lực
20cmH2O sẽ không thấy hơi xì ra. Nếu có hiện tượng xì thì do đầu mask chưa đi
vào đúng chỗ vì thế khí vào đường thở sẽ xì ngược qua nhánh DT
+ Không thấy quá 1/3 phần chống cắn nằm ở bên ngoài

+ Ấn ngực không thấy gel di chuyển ra ngoài. Nếu có thì gợi ý đầu ống DT
nằm trong thanh môn. Khả năng tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra
+ Phình nhẹ hai bên mặt trước cổ khi bơm hơi vào cuff
+ Đặt sonde dạ dày qua nhánh DT dễ dàng: Đây là test quan trọng nhất cho
phép xác định vị trí đúng của PLMA và cũng là điểm khác biệt nhất của PLMA
với các LMA khác

Figure: vị trí của PLMA và khả năng phân lập dường thở và đường tiêu hóa
Những cải tiến về hình thái của cuff về làm cho áp lực kín của đường thở
của PLMA tăng lên đáng kể so với cLMA. Khi bơm hơi theo khuyến cáo của nhà
sản xuất PLMA thường đạt được áp lực kín của đường thở khoảng 30cmH2O. Đây
là áp lực kín đảm bảo để thông khí điều khiển trong thực hành gây mê. Có nhiều
bằng chứng lý thuyết và trên thực hành cho thấy PLMA làm giảm được hiện tượng
hở khí, giảm hít sặc và tăng cường khả năng bảo vệ đường hô hấp khi có trào
ngược xảy ra so với cLMA
Nhược điểm
- Đặt khó hơn cLMA
- Khi để tự thở: có hiện tượng tắc nghẽn nhẹ đường thở
-Thực quản giãn vì khí lọt qua nhánh DT, thậm trí còn vào cả dạ dày , làm
tăng nguy cơ trào ngược.Hiện tượng này khác phục bằng cách đặt sonde dd PLMA
là loại MTQ mới được đưa vào sử dụng gần đây nhất. Nó có ưu điểm hơn các loại
MTQ khác trong trường hợp thông khí nhân tạo. MTQ đã chứng minh được vai trò
của mình trong việc thay thế NKQ trong các phẫu thuật có chuẩn thông thường
cũng như trên các đối tượng có nguy cơ cao như béo phì, phẫu thuật nội soi…Tuy
nhiên còn quá sớm để tổng kết vai trò của PLMA trong gây mê cũng như trong hồi
sức cấp cứu
5. MTQ dùng một lần
Một số loại MTQ sử dụng một lần làm bằng nhựa PVC: cLMA, fLMA,
ILMA. Xu hướng sử dụng MTQ dùng một lần một phần dựa trên mối lo ngại về
sự truyền bệnh qua tác nhân Prion không bị tiêu diệt bởi những biện pháp tiệt

trùng thông thường (là tác nhân truyền bệnh “bò điên”- Creutzfelt Jacob)
6. Kết luận
MTQ là một cuộc cách mạng trong việc kiểm soát đường thở trong gây mê.
Ở một số nước phát triển MTQ đã trở thành phương tiện kiểm soát “chuẩn”
thay thế ống NKQ truyền thống. MTQ cũng là phương tiện hữu hiệu trong các tình
huống đặt NKQ khó hoặc thất bại trong việc kiểm soát đường thở.
Mỗi loại MTQ có ưu và nhược điểm riêng. Việc sử dụng thành công MTQ
phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh nhân và tình huống lâm sàng. Việc nâng cao kỹ
thuật sử dụng cũng là một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo an toàn và phát
huy được những lợi ích của MTQ
Tài liệu tham khảo
1. Brimacombe J. The advantages of the LMA over the tracheal tube or
facemask: a meta-analysis. Can J Anaesth. 1995; 42:1017-23.
2. Caponas G. Intubating laryngeal mask airway. A review. Anaesth Int
Care 2002; 30: 551-69
3. Cook TM, Lee G, Nolan J. The ProSealTM Laryngeal Mask Airway: A
review of the literature. Can J Anaesth 2005: 52: 739-60.
4.Tim Cook. The laryngeal mask airway. Update in anaesthesia No 20 2005





×