Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Francis Bacon (1909 - 1992) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.19 KB, 7 trang )


Francis Bacon
(1909 - 1992)
Sinh tại: Dublin, Ailen
Làm việc: London, Anh

Sinh tại Ireland năm 1909, Francis Bacon sống thời thơ ấu tại một đất nước
đổ nát do cuộc nổi loạn Sinn Fein, một sự kiện đã ám ảnh ông rất lâu sau đó khi
ông đã cùng gia đình chuyển đến sống ở Anh. Ông không hề được đào tạo chính
thức để trở thành một họa sỹ nhưng ông đã bắt đầu theo đuổi nghệ thuật ở London
từ những năm cuối của thập kỷ 1920, và cuối cùng đã có được tiếng tăm vào
những năm 1940 với những nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông.
Dù có phong cách Biểu hiện, sự bóp méo của Bacon đối với các hình người
lại bắt nguồn từ sự thích thú của ông với những cuốn sách y khoa và lý thuyết hội
họa. Phong cách tạo ra những khoảng mờ nhòe và đề cao giải phẫu đã tạo ra một
mức độ mới về thân thể cho những chủ đề cổ điển chẳng hạn như Crucifixion
(Chúa bị đóng đinh trên thánh giá) và những tác phẩm kinh điển như Oresteia; sự
trung thực đầy đau đớn của ông trong việc mô tả những người tình của ông dẫn
đến một số tác phẩm khủng khiếp nhất của ông, chẳng hạn như bức "Triptych
May-June 1973," của ông, mô tả cái chết của người bạn tình George Dyer.
Trước sự tấn công mạnh mẽ của bệnh dịch AIDS, Bacon, mặc dù không om
xòm về đời sống tình dục của mình, đã cởi mở công khai về nó. Là một người
thường xuyên xuất hiện tại các buổi tiệc, Bacon nổi tiếng bởi những cuộc bù khú
túy lúy, cờ bạc và tình dục ầm ĩ. Ông cuối cùng cũng đã rút lui vào hậu trường, tuy
nhiên, chỉ bởi vì lo lắng về chuyện bị xếp xó và bị tấn công như một nghệ sỹ gay –
thậm chí Margaret Thatcher đã từng công khai nói rằng nghệ thuật của Bacon là
gây khó chịu không cần thiết và gớm ghiếc. Buồn hơn nữa, như Lord Gowrie đã
viết, Bacon bắt đầu hướng đến việc kết thúc cuộc sống của ông để hiểu tính dục
đồng giới của ông như một "tai họa, đã biến ông, vào một thời điểm nào đó trong
cuộc đời, thành một kẻ lừa đảo. Chính là sự lừa gạt chứ không phải tình dục, là
nguồn gốc của mọi sự hổ thẹn "


Cũng như đối với tất cả các nghệ sỹ có những khối lượng công việc trọng
yếu, có thể nói về Bacon theo các chủ đề của ông: sự ám ảnh của ông về các hình
thức cơ thể; sự quan tâm của ông đến sự đấu tranh, sự giao cấu, chuyển động của
cơ thể và sự tàn tật; hoặc việc ông sử dụng những biểu tượng tôn giáo như hình
ảnh Giáo hoàng và cảnh Chúa bị hành hình trên cây thánh giá. Nhưng để tập trung
vào bất kỳ một thể loại nào trong đó, chúng ta sẽ bỏ qua sức mạnh dữ dội tiềm ẩn
trong mỗi bức tranh. Với những gì mà Bacon mô tả, lần này đến lần khác, là tính
mong manh yếu đuối của con người. Sự thiếu sót của thân thể, những vết hoen ố,
và những vòng xoắn bên dưới những đường trắng như phấn, ngụ ý sự thiếu sót của
tâm hồn, dù rằng chủ thể trong tranh là sự sợ hãi của Ngài Giáo hoàng đang la hét
hay nỗi lo sợ và cô đơn dai dẳng trong tác phẩm "Two Figures in a Window"
(1953) [Hai người bên khung cửa sổ] của ông. Dù một số nhà phê bình tin rằng
Bacon là người có nhân cách tự kết tội, cái điều được mang đến cùng với các bức
tranh của ông là sự tuyệt vọng của một người bị tổn thương sâu sắc. Nghệ thuật
tuyệt vời nhất khiến cho công chúng của nó nhìn nhận thế giới theo một cách
khác; suốt cuộc đời mình, Francis Bacon đã buộc chúng ta nhìn nhận lại bản thân
với một sự trực tiếp khiến chúng ta hoảng sợ dù rằng nó mang dáng vẻ cực kỳ
quyến rũ.


Matthew Barney
(1967 - nay)
Sinh tại: San Francisco, CA, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ
Năm 1991, Matthew Barney bùng nổ trong bối cảnh nghệ thuật ở New
York với tất cả sức mạnh của những tác phẩm video có tính thân thể và điên rồ của
mình. Chỉ 8 năm sau, một bài viết trên báo New York Times đã gọi anh là "nghệ
sỹ quan trọng nhất trong thế hệ của mình" Đó là vào dịp chiếu ra mắt "Cremaster,"
một trong 5 phim đặt tên theo nhiệt kế đo nhiệt độ của các cơ làm co tinh hoàn lại
khi nó bị lạnh.

Rất khó nói Matthew Barney thuộc loại nghệ sỹ nào. Sinh tại San Francisco
nhưng lớn lên ở Boise, Idaho (nơi quay cảnh mở đầu của "Cremaster"), Barney
trưởng thành giống như các chàng trai trẻ Mỹ khác, học tại trường Đại học Yale
với một suất học bổng dành cho cầu thủ bóng đá xuất sắc. Anh thậm chí còn kiếm
được khá nhiều tiền từ hình thức hấp dẫn bề ngoài của mình bằng nghề người mẫu
để tự chi trả cho những năm đại học của mình.
Dù giải vô địch bóng đá Ivy League có vẻ như chẳng liên quan mấy đến các
công việc của Barney, nhưng nó thực sự có liên hệ với sự nhấn mạnh đến tính đàn
ông xuẩn ngốc. Triển lãm ra mắt đầu tiên của anh được tổ chức tại một gallery ở
New York với sự trần trụi cùng những dụng cụ thể thao được bôi dầu Vaseline
bóng loáng. Những người đến dự lễ khai trương triển lãm được chào đón bằng một
video với hình ảnh của chính Barney trần truồng đang leo lên tường của gallery
cộng với những dấu chân để lại sau lưng để chứng minh điều đó.
Bắt đầu năm 1994, Barney thực hiện tác phẩm, mà nó được coi là tác phẩm
đánh dấu những tính cách đặc trưng của anh, tác phẩm đầu tiên trong sê-ri
"Cremaster" (trong thực tế, lại được đặt tên là "Cremaster 4"). Đó là một sự lai
giống đầy tham vọng giữa video và phim, mỗi tác phẩm dài 1 giờ, bao gồm cả
những bức tượng, ảnh chụp và phác thảo rất đẹp. Barney đã chi khoảng 1 triệu đô
la tiền túi để thực hiện mỗi tác phẩm trong sê-ri này, thu hồi lại vốn đầu tư bằng
cách bán lại những bức tượng đã được sử dụng làm bối cảnh cho phim, cũng như
là sách và những sắp đặt bắt nguồn từ chúng. Anh cho rằng những bức tượng
một cái bàn nặng làm từ mỡ để bôi trơn, những quả tạ làm từ bột sắn hột cũng
quan trọng như những video mà chúng có xuất hiện trong đó.
Phim của Barney không có lời thoại và đầy rẫy những sự bí ẩn, những chỉ
dẫn tham khảo chéo, thường xuyên có những biểu tượng mang tính tự truyện. Bị
ám ảnh bởi sinh vật học sinh sản, ("Blind Perineum," video đầu tiên của anh, có
tựa đề là tên của một mô nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), phim bàn luận
những chủ đề như giống, sự ám ảnh, sự biến tính và sự thèm khát tình dục mãnh
liệt. Những kẻ gièm pha Barney coi anh như là một người theo thuyết duy cảm
hoặc một nhà Siêu thực mới tập tọe. Barney tự cho mình là một nghệ sỹ trừu

tượng. Những người tài trợ gọi anh là người đàn ông có óc tưởng tượng phong phú,
người đã chuyển những kinh nghiệm của bản thân mình thành những ẩn dụ trong
sáng tạo nghệ thuật.


Richard Billingham
(1970 - nay)
Sinh tại: Birmingham, Anh
Làm việc: Birmingham / Sunderland, Vương quốc Anh

Trong một hình ảnh, một kẻ say xỉn, đầu tóc rối bời đang cầm một ly bia
ngồi cạnh chiếc ghế của anh ta trong một phòng khách dơ dáy bẩn thỉu. Trong một
bức ảnh khác một bức chụp cận cảnh một người phụ nữ ăn một miếng pizza.
Cô ta mập ú trên người đầy những hình xăm, ăn mặc kỳ cục và xơ xác; miếng
pizza nhễu thành giọt từ tay của cô ta. Ngay lập tức, bạn cảm thấy khó chịu. Bạn
mong rằng đó chỉ là những cảnh được diễn trên sân khấu.
Bị ghi lại bằng máy ảnh, những con người trong những bức ảnh này trở
thành biểu tượng của một cuộc sống suy đồi. Cặp mắt họ nhìn trừng trừng vào
khoảng trống trước ống kính hoặc nhìn vô hồn quanh căn phòng. Trang phục của
họ rộng thùng thình để che dấu những chỗ bất thường trên cơ thể hoặc treo hờ
hững một cách thiếu sức sống trên những thân thể gầy gò của họ, như thể linh hồn
của họ đã bay mất. Và có lẽ là chúng đã bay mất thật. Trên một thang cảm xúc,
những hình ảnh đột ngột hiện ra ở giữa sự ghê tởm và siêu thực, đi dọc theo một
con đường dài trong tình trạng dồn nén, buồn bã và cay đắng. Bạn thực sự cảm
thấy mừng khi thấy đó không phải là những người trong gia đình bạn, hoặc buộc
phải hổ thẹn khi thú nhận rằng, theo một cách nào đó, họ chính là những người
trong gia đình bạn.
Những bức ảnh khá riêng tư và bộc trực này được thực hiện bởi một chàng
trai dưới hai mươi tuổi rất thích tranh. Khi còn là một sinh viên nghệ thuật tại
Bourneville College of Art và Sunderland University ở quê hương Anh quốc của

anh, Richard Billingham quyết định thực hiện một loạt tranh chân dung cho cái gia
đình nghèo khổ và khác thường của anh. Anh cần nghiên cứu hình ảnh để thực
hiện những bức tranh đó. Và với một máy chụp hình và phim rẻ nhất có thể kiếm
được, anh chụp những thành viên trong gia đình mình tại những thời điểm mang
tính hội họa nhất. Mẹ của anh, chẳng hạn, uể oải nằm trên một cái đi-văng trong
đồ mặc trong nhà, tay ôm đầu trong một tư thế cổ điển.
Đối diện với những hình ảnh như vậy, người xem có thể nhận ra chính anh
từ niềm đau cố hữu của các đối tượng mô tả và thấy được vẻ đẹp ẩn chứa bên
trong nó. Billingham chuyển những người đàn ông người cha và anh trai của
mình – vào những bức tượng gân guốc tương tự như tác phẩm "Burghers of
Calais" của Rodin, với những đường gân và cơ bắp của họ. Nhưng nếu Rodin tập
trung mô tả cuộc sống đang chảy và thở trong những bức tượng đồng của ông, thì
Billingham ghi lại những khoảnh khắc mà "cuộc sống không tồn tại."
Một hôm, Billingham nhìn những bức hình nghiên cứu của anh trong một
ánh sáng mới. Chúng không còn là tài liệu cho những bức tranh mà chính là một
tác phẩm nghệ thuật hẳn hoi. Bởi chúng thuộc về một thể loại tác phẩm "siêu-trừu
tượng" đối với người nghệ sỹ trẻ: anh nhận ra rằng bằng việc chụp những bức ảnh
cực kỳ trung thực này, anh đã chuyển mối liên hệ đến với những sinh viên nghệ
thuật khác, đến gia đình của mình và đến chính bản thân anh. Những hình ảnh đó
được đưa vào định dạng như một cuốn sách với tiêu đề "Ray's a Laugh." (Ray là
người cha thường xuyên say xỉn của nghệ sỹ). Cuốn sách thu hút được sự chú ý
của Charles Saatchi, và những hình ảnh của Billingham kết thúc trong triển lãm
danh tiếng "Sensation", đem lại cho anh tiếng tăm quốc tế.











×