Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kate Bornstein (1948 - nay) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 5 trang )


Kate Bornstein
(1948 - nay)
Sinh tại:
Làm việc: USA
Là người theo đạo Phật, một nghệ sỹ trình diễn chuyển đổi giới tính từ đàn
ông thành phụ nữ, một người làm nghề giáo dục giới tính, và tác giả của cuốn sách
đả phá dị đoan "Gender Outlaw," Kate Bornstein bỏ qua những hạn chế của vấn đề
phân loại giới tính. Ở tuổi 37, sau ba cuộc hôn nhân và nhiều năm làm việc như
một người phát ngôn Khoa học học, Al Bornstein quyết định trở thành Kate. Ban
đầu quá hài lòng về việc chuyển thành một phụ nữ, Bornstein thậm chí đã quyết
định rằng cô không phải là đàn ông và cũng không phải là phụ nữ, mà là một
giống tách riêng của chính bản thân. Là một nhà hoạt động xã hội về vấn đề giới
tính, Bornstein đã mở rộng những cuộc thảo luận về vai trò của giới tính, vượt xa
khỏi vấn đề nam/nữ và gay/những giới tính tự lựa chọn.
Những tác phẩm trình diễn và sách của cô làm dấy lên trong người
xem/người đọc những câu hỏi về giới tính và nhận dạng, và để kiểm chứng lại
những quan hệ, quy tắc xã hội và sự liên hệ mật thiết của giới tính đến những thứ
mà nó được định nghĩa. Đối với một số người trong chúng ta, những người không
phải lựa chọn một giới tính cho mình, hoặc những người muốn tìm hiểu những gì
mà chúng ta thừa nhận là một giới tính, Bornstein sẽ dẫn dắt chúng ta qua những
quy trình tự đánh giá và chứng thực, đến một nơi mà chúng ta có thể thay đổi chủ
kiến của mình (và có thể, đại từ chỉ định của chúng ta). Cô đưa vấn đề giới tính
vào một địa hạt của sự mơ hồ khôi hài và có suy tính trước, nơi mà quan điểm của
con người về nhân loại đến trước những ý tưởng đã được nhận thức trước về sự
lựa chọn giới tính hoặc một giới tính tự nhiên. Quan điểm chính của cố là giới tính
là một dòng chảy gột rửa các truyền thống xã hội dựa trên sự phụ thuộc vào sự
phân đôi đàn ông/đàn bà và tạo ra vai trò của chính bạn.


Louise Bourgeois


(1911 - nay)
Sinh tại: Paris, Pháp
Làm việc:


Không hề có giới hạn đối với các phương tiện mà Louise Bourgeois đã sử
dụng để nghĩ ra những câu chuyện của bản thân mình. Là một trong những người
làm công việc sáng tạo nhiều tưởng tượng nhất trong bối cảnh nghệ thuật đương
đại, bà đưa những khái niệm thuộc tâm lý học và phụ nữ vào trong nghệ thuật
trước khi chúng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Những tác phẩm điêu
khắc và đắp nổi khó phân loại của bà nổi bật bởi vẻ đẹp và cảm xúc mạnh mẽ.
Sinh ra và lớn lên ở Paris, Bourgeois trải qua một thời thơ ấu được nuông
chiều, nhưng có một điều khiếm khuyết bởi những mối quan hệ gia đình khó khăn:
mối tình của cha bà với người quản gia là một triệu chứng rõ nét nhất của sự khác
thường ấy. Khi Bourgeois đã trưởng thành, theo đuổi việc học tập ở Sorbonne và
Ecole des Beaux-Arts, lập gia đình, và sang sống ở Mỹ, những bí ẩn của thời thơ
ấu vẫn sống nguyên vẹn trong bà và trong những đòi hỏi khám phá trong nghệ
thuật: "Để diễn tả sự căng thẳng không thể chịu đựng nổi trong gia đình, tôi phải
thể hiện sự lo lắng bằng những hình thức mà tôi có thể thay đổi, phá hủy và làm
lại."
Sử dụng gỗ, giấy, kim loại, nhựa cây, vải, đá cẩm thạch và những vật liệu
khác để tạo ra những tác phẩm trừu tượng mang tính cá nhân cao, Bourgeois drew
on Modernist techniques như kỹ thuật cắt dán của phong cách Lập thể, nhưng vào
những năm 70 bắt đầu hướng đến kỷ nguyên Hậu hiện đại chủ quan đen tối và
chiết trung. Tác phẩm của bà "Destruction of the Father" (1979) là một môi trường
giống như ở trong hang nơi những bọt hình cầu nổi u lên từ các bức vách dọc theo
những vú đá màu da người. Những tác phẩm bằng đá hoa cương của bà với những
cột đá hình tượng dương vật mọc thành đám trên một nền bị chặt đốn nham nhở.
Những tác phẩm khác có hình dáng của những con vật, chẳng hạn, con nhện và
khám phá ý nghĩa biểu tượng cũng như các cấu trúc trừu tượng của chúng.

Tượng của Bourgeois thường làm mờ đi sự phân biệt giữa cái bên trong và
bên ngoài, giữa thân thể và trí óc và khám phá bản chất và chức năng của ký ức.
Hiện vẫn còn làm việc sung mãn mặc dù đã ở tuổi ngoài 80, các tác phẩm của bà
tiếp tục nói về cách mà chúng ta sử dụng thân thể và trí tuệ để tạo ra những đặc
trưng cá thể trong những tương tác xã hội.







Andre Breton
(1896 - 1966)
Sinh tại: Tichebray, France
Làm việc: France

Cách tiếp cận mang tính ảo giác của André Breton với thơ ca nổi lên như
một phản ứng chống lại truyền thống văn chương buồn chán ở Paris trong những
năm 1920. Từ bỏ khái niệm sáng tạo truyền thống và khuyếch trương các tư tưởng
triết học và chính trị của chủ nghĩa Siêu thực, những vần thơ với phong cách sáng
tạo khá tự nhiên của Breton đã thực sự làm nên một làn sóng cách mạng trong thơ
ca.
Chịu ảnh hưởng của Stephane Mallarmé và Paul Valéry, Breton bắt đầu sự
nghiệp của ông với tất cả sự chua cay của một nhà thơ già dặn và chán nản. Năm
1919, phẫn nộ với hình thức văn chương già cỗi và sự rẻ rúng của nó đối với thơ
ca, Breton thấy mình bị mê hoặc bởi trào lưu Dada và biểu lộ sự ủng hộ cho sự
độc lập của thơ ca. Tuy nhiên, vào năm 1922, ông đã phản đối tính yếm thế nghệ
thuật của Dada và bắt đầu thử nghiệm với những hình thức mới của một hệ
phương pháp luận mang tính cách mạng.

Cùng với những người theo chủ nghĩa Dada đã mất hết ảo tưởng, Breton
viết bản "Tuyên ngôn của Chủ nghĩa Siêu thực" (1924), đánh dấu sự bắt đầu của
một trào lưu nghệ thuật gây ảnh hưởng không thể tưởng tượng được – người đã
bất chấp mọi sự phê phán của giới phê bình và khuyến khích sự bùng nổ của
những điều phi lý. Văn bản này đã có vai trò như một hiệu lệnh tổng động viên
trong nghệ thuật. Breton và những người khác cho rằng đó là cách duy nhất để
thực sự đối đầu với những yếu tố bên ngoài xáo trộn và mất trật tự và chuyển nó
vào trong một hình thức biểu hiện tiên tiến.
Thậm chí ngay cả khi sự mơ mộng của những người ủng hộ thuyết Hiện
sinh của Sartre trở nên thịnh hành vào những năm 1940, Breton cũng không bao
giờ rời bỏ sứ mệnh của một người sáng lập chủ nghĩa Siêu thực. Thơ ca của ông,
một cách khách quan, lưu giữ một "hành động vô thức siêu linh huyền bí thuần
khiết," được minh chứng bằng tác phẩm "Pour un art revolutionnaire independent"
(1938), mà ông cùng viết với Leon Trotsky. Đối với Breton, nghệ thuật và chính
trị là hai thể tương thuộc mà cả hai đều bị tổn hại và phát đạt trong xã hội hiện đại.
Thơ ca của Breton hiện thực hóa sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau này bằng cách nắm
lấy những điều phi lý và tiết lộ quyền uy tối thượng của tính khách quan.


×