Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nền mỹ thuật phục hưng tiếp thu nền nghệ thuật nào? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 43 trang )

Nền mỹ thuật phục hưng tiếp thu
nền nghệ thuật nào?
Nói tới nền nghệ thuật thời phục hưng Ý thì cả là một vấn đề to lớn và
hoành tráng vô cùng .Nền mỹ thuật phục hưng đã đạt tới độ hoàn thiện, mẫu mực,
đỉnh cao về nghệ thuật .
Danh từ “ Phục Hưng “ ( Renaissance ) theo tiếng pháp có nghĩa là sự tái
sinh hay hồi phục . Quan niệm sự tái sinh nghệ thuật , sự hồi sinh của tất cả những
gì cao cả và vĩ đại được thể hiện ở nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ nhất là ở
Phờ - lo- răng –xơ ( Florence ) .Người Ý cho rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ
thời La Mã cổ đại đã bị người Goth Phá hủy cùng với việc làm sụp đổ La Mã . Vì
vậy sứ mệnh cảu họ là phải làm cho nghệ thuật được hồi phục , được sống lại .Vào
đầu thế kỉ 14 các nghệ sĩ Ý đã quyết tâm tạo ra một nền nghệ thuật mới , khác xa
với nền nghệ thuật thời trung cổ ( Middle –Age ). Cùng với sự tái sinh của mĩ
thuật còn có sự tái sinh của văn chương ,thuyết tâm linh …Từ đó làm nảy sinh một
làn sóng mới về nghệ thuật và văn học .Phong trào văn hóa mới này được gọi là
phong trào văn hóa “ Phục Hưng “ .
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là
sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào
tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư
tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm,
tác phẩm điêu khắc, triết học, ).
Về mỹ thuật thời kì phục hưng , những tên tuổi như Filippo Brunelleschi,
Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong
nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác.
Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng,
trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên
nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ
thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi
họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước
ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một


trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các
nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế
mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả
nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại
của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là
các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng
được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến
trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những
ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên
họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế
mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc
ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của
cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ
lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa
và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các
nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu
không gian với tính chính xác của toán học.
Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt
là Phục Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn :
Sơ Phục Hưng (tiếng Anh: Early Renaissance)
Thịnh Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance)
Hậu Phục Hưng hay Mannerism .
Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500)
khởi điểm từ thành phố Firenze (tiếng Anh: Florence) với những bức tượng của
Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công
trình xây dựng của Filippo Bruelleschi.
Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời kỳ Phục
Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là thành

phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ
thánh Peter ở Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da
Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các
tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay
Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism
có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (thí dụ như
diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh).
Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách
Baroque.
Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn
toàn giống nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất
sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và
kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu
ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều
tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và điêu khắc chịu
ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hòa
trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng hơn là
trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện đầy đặn và
mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của phong cách Baroque. Phong cách
Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc.
Về hội họa
Hội hoạ thời Phục Hưng ở Ý .
Chúng ta sẽ thấy rằng, nghệ thuật của Byzance, và của Kitô giáo ở phương
Đông, nói chung, đặc biệt là nghệ thuật tranh thờ vẽ trên nền gỗ (icônes) và các
bức tiểu hoạ (miniatures), sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp lên nền hội hoạ ở Ý vào
thời kỳ tiền phục hưng và phục hưng, bắt đầu từ các hoạ sĩ của trường phái Siena
và các hoạ sĩ ở Firenze như : Pisano, Berlinghieri, Cimabue, Duccio di
Buoninsegna, Simone Martini, v.v. Ảnh hưởng này tích cực chủ yếu về mặt thẩm
mỹ. Còn về nội dung, đặc biệt về mặt hiệu quả truyền đạt các thông điệp, nhằm
giáo dục quần chúng, thì theo sự đánh giá của Roger Bacon (1219-1292), một nhà

khoa học, thày tu dòng thánh Phan-xi-cô, người sẽ có một vai trò hàng đầu trong
giáo hội về mặt thẩm định nghệ thuật Kitô giáo, thì các tác phẩm này còn bị hạn
chế và chưa đạt yêu cầu.
Hội hoạ tiền phục hưng Ý
Vào những năm 60 của thế kỷ XIII, Roger Bacon, đã đưa ra nhiều ý tưởng
mới mẻ, làm đảo lộn hoàn toàn các quy tắc và tiêu chuẩn từ trước tới nay vẫn đuợc
áp dụng trong nghệ thuât hội hoạ Kitô giáo. Ông đã vạch ra khuyết điểm quan
trọng nhất của nền hội hoạ này, là sự không sáng sủa của các hình tượng và của
cách diễn đạt, do đó đã không đáp ứng được nhu cầu giáo dục quần chúng. Đây
không phải chỉ là do các hoạ sĩ, mà do chính những người đặt hàng cho các hoạ sĩ,
những người có trách nhiệm trong giáo hội. Phong cách mà ông đề nghị là một
phong cách được gọi là " tự nhiên ", không công thức, không cách điệu hoá như
phong cách Kitô giáo nguyên khai, và phong cách Byzantin nữa. Điều mới mẻ
quan trọng nhất, mà theo ông, cần đưa vào áp dụng trong hội hoạ Kitô giáo, là sự
hiểu biết và cảm nhận sâu sắc thế giới tự nhiên và các truyện tích trong Kinh
Thánh, mà các danh hoạ như Jacopo Torriti, như Giotto, học trò của Cimabue, sẽ
là những người diễn dịch tài tình nhất.


Đức Mẹ và chúa Giêxu (phong cách Byzantin, 1280)
Thời Phục Hưng ở Ý bắt đầu với thế kỷ XV (người Ý gọi là Quatrocento -
1400), nhưng thực ra nó đã nẩy mầm ngay từ thời Tiền Phục Hưng, với những bức
bích hoạ đầu tiên do Giotto thực hiện ở nhà thờ Santa Maria dell’Arena ở Padoue
(1305), đem đến một phong cách hoàn toàn mới mẻ, và những ý tưởng nghệ thuật
độc đáo, trùng hợp với những ý tưởng đã được Roger Bacon đề xướng và thực
hiện ở Assise
Vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói
rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với "người xưa", người xưa đây là
những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển.
Khái niệm "phục hưng" ở nơi người Ý đương thời, chính là để nói lên cái ý

tưởng "khôi phục" lại ưu thế của La Mã về mặt văn hoá vào thời kỳ oanh liệt nhất,
trước khi bị giặc Goth xâm lược ở thế kỷ VI, trong khi đối với người Âu châu, nói
chung, thời kỳ Phục Hưng có một ý nghĩa rộng hơn : đó là thời kỳ người ta muốn
quay trở lại với những quy tắc nghệ thuật cổ điển Hy-Lap, sau khi đã trải qua thời
kỳ Trung cổ với các nền nghệ thuật rômăng, gôtích…

Uccello “Thánh George giết rồng 1455” .
Giotto là người hoạ sĩ đầu tiên đã đem lại một phong cách hội hoạ Kitô giáo
mới mẻ, tuy khác hẳn với phong cách byzantin, nhưng lại vẫn như có một cái gì đó
rất khoẻ mạnh trong nét vẽ.



Giotto -Đám tang chúa 1306
Người hoạ sĩ tài hoa nhất sau Giotto, người đã mang đến một phong cách
hội hoạ tôn giáo mới mẻ khác, là Masaccio (1401-1428), với bức bích hoạ đầu tiên
sử dụng phép vẽ phối cảnh, đó là tác phẩm mang tên "Tam vị Nhất thể, Đức Mẹ,
Thánh Jean và các nhà hảo tâm" (1425-1428), Adam và Eve bị đuổi khỏi địa đàng
(1425)


Masaccio “Adam và Eve bị đuổi khỏi địa đàng “(1425).
Thời Phục Hưng có lẽ là thời kỳ nghệ thuật Kitô giáo đã sản sinh ra nhiều
tài năng hội hoạ nhất ở hầu khắp mọi nước Âu châu, nhiều nhất là ở Ý, với :
Masaccio, Fra Angelico, Paolo Uccello, Piero della Francesca, Filippo Lippi,
Ghirlandaio, Botticelli, Pietro Purigino, Raphael, Leonardo da Vinci,
Michelangelo, v.v. ; ở Hà Lan, với : Jan van Eyck, Van der Weyden, Petrus
Christus, Hans Memling, Hugo Van der Goes, Gerard David, và cả một trường
phái được gọi là "trường phái nguyên khai Flamand" ; ở Pháp, với : Jean Fouquet,
Engerrand Quarton, và ba anh em Limbourg ; ở Đức, với : Stefan Lochner,

Albrecht Durer ; ở Bồ Đào Nha, với : Nuno Gonçalves, v.v
Hội hoạ thời Phục Hưng ở Hà Lan và ở Pháp :
Người ta thường chỉ hay nói nhiều đến nền hội hoạ "Phục Hưng Ý", nhưng
thực ra, cùng trong thời kỳ này, ở Âu châu, còn có ít nhất hai nền hội hoạ khác
cũng quan trọng không kém, về mặt nghệ thuật thuần tuý. Đó là nền "hội hoạ
nguyên khai Flamand" ở xứ Flandre, xưa kia thuộc Hà Lan, nay thuộc Bỉ, mà tính
chất hiện thực còn vượt xa hơn cả nền hội hoạ phục hưng Ý, và nền "hội hoạ quốc
tế" chủ yếu đã phát triển ở Pháp và ở Anh, dưới dạng các tranh tiểu hoạ, dựa trên
truyền thống hội hoạ rômăng và gôtích.




1495 Nuno Gonçalves: Thánh Vincent
Jan van Eyck (1390-1441), là một trong những hoạ sĩ xuất sắc nhất của
"trường phái nguyên khai Flamand", tác giả của nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng,
như : "Con cừu huyền thoại - L’Agneau mystique" (1432), "Giovanni Arnolfini và
phu nhân" (1434), "Đức Mẹ ở Chanoine Van der Paele" (1436). Chính ông là
người đầu tiên đã chế ra chất sơn dầu để thử nghiệm trên các tác phẩm của mình.
Ông đã dùng dầu thay thế cho lòng trắng trứng, để cho màu đỡ bị khô, mà lại óng
mượt hơn, trong hơn.



Jan van Eyck: Giovanni Arnolfini và phu nhân (1434)
Vào những năm này, lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện những bức hoạ
mà nội dung không có tính chất tôn giáo. Bức hoạ "Giovanni Arnolfini và phu
nhân" của Jan van Eyck, hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo, cũng như bức hoạ
"Trận chiến San Romano" (1450) của Paolo Uccello, một hoạ sĩ gốc Ý, người tỉnh
Firenze.

Chúng ta thấy rằng nghệ thuật hội hoạ thời Phục Hưng rồi ra sẽ phát triển
theo hướng này, trải qua các thời kỳ barốc, cổ điển, v.v. cho đến mãi sau này cũng
vẫn giữ cái phương châm ấy : đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội
hoạ, dù là hội hoạ tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc
những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn
vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ
còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy. Phải
chăng, lý tưởng nghệ thuật không còn chỉ là đức tin nữa, mà đã trở thành lý tưởng
về một cái đẹp tuyệt đối ?
Các tác phẩm này có những màu sắc nhẹ nhàng, tươi mát, nét vẽ tế nhị,
cách bố cục trang trọng, và đây đó cũng dùng chất liệu vàng kim, không khỏi làm
cho người ta nghĩ đến nền hội hoạ gôtích, mà chắc hẳn nó đã chịu ảnh hưởng trực
tiếp, cũng như nó không khỏi làm cho người ta nghĩ đến những bức bích hoạ và
một hai bức hoạ vẽ trên nền gỗ của Fra Angelico, cũng với những màu sắc nhẹ
nhàng ấy và phong cách ấy vài chục năm sau, tuy rằng Fra Angelico vẫn có những
nét độc đáo riêng của mình, không thể nào nhầm lẫn được (ví dụ như tác phẩm
"Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh-1435).


Fra Angelico: Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh, 1434-1435.
Điêu khắc:
Cùng với sự đổi trong hội họa , điêu khắc cũng có những thành tựu
lớn.Những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kì này là Lô-ren-giô Ghi-béc-ti với
tác phẩm Hai cánh cửa rửa tội , ở Phờ -lo-răng-xơ , Đô-na-ten-lô với pho tượng
“ Vị thủ lĩnh Gát- ta-mơ-la-ta, ĐaVit Vê-rô-ki-ô Với các pho tượng kị mã nổi
tiếng , micchel Ange buonarroti với các tác phẩm như là Đa Vít tượng đá cẩm
thạch , Pi-ét-ta …
Chúng ta có thể thấy rằng , ở thời kì cổ điển , Pô-li-clet đã dành thời gian ,
sự nghiệp nghiên cứu sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỉ lệ chuẩn cân đối , hài
hòa của cơ thể nam giới .một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là tượng Đô-

ri-pho, pho tượng có tỉ lệ 7 đầu , điều đáng nói ở đây là sự hài hòa của các tỉ lệ
giữa đầu , thân , tay , chân, sự mềm mại sống động của hệ thống cơ. Nếu Đô-ri-
phô của Pô-li -clét có tỉ lệ 7 đầu thì tượng A-Pô-xi-ô-men có tỉ lệ 8 đầu , mang vẻ
đẹp thanh mảnh hơn , đầu nhỏ thân dài.
Cho đến thời kì Phục Hưng các nhà điêu khắc đã dựa theo chuẩn mực này
để nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ vàng của cơ thể con người đó là 7.5 đầu Các nghiên
cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả lại cơ thể con người giống như trong
thực tế. Ngoài các phù điêu đề tài tôn giáo , gắn với các công trình kiến trúc tôn
giáo , Các nhà điêu khắc Phục Hưng còn sáng tạo nhiều nhất là những tượng đứng
và tượng bán thân.Hầu hết các bức tượng đều là tượng tròn.
Ở thời kỳ Phục Hưng trên các quảng trường thành phố là các tượng đài kỷ
niệm thí dụ như các tượng kỵ sĩ. Mộ bia cho danh nhân trong và ngoài đạo liên kết
tượng cùng với kiến trúc trở thành một tác phẩm nghệ thuật.




Kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue.
tượng đài kỵ sĩ Gattamelata ở Padoue phỏng theo tượng đài kị sĩ Macr
Aurèle thời La mã, có cá tính hơn
Các nhà điêu khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ
Cổ đại khi sáng tác. Bức tượng được làm mô hình toàn diện, con người được biểu
diễn khỏa thân, tư thế hai chân thường là theo kiểu Contrapposto cổ điển.



Tượng ĐaVit - micchel Ange.
Một mẫu mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ thể con người , điều này đúng cả về
nghĩa đen và bóng .
Kiến trúc :

Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc
Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách
nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh
cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong
kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác
thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng
về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn.
Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác, đều trực
tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ
khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được
hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây
dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ
tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình
dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không
vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu
ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng
mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu
hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của
Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (thí dụ như lâu đài
Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng
tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.
Fillipo Brunelleschi (1377-1446) được coi là kiến trúc sư lớn nhất của
Florence, ông là tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như mái vòm nhà
thờ Santa Maria del Fiore, Dục anh viện, Nhà thờ S. Lorenzo, đền thờ Pazzi,…



Giáo đường Pazzi , Phờ -lo -răng-sơ

Bru –nen –chi ( thiết kế khoảng 1430 ).
Kiến trúc giáo đường Pazzi là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ ( Gô-
tích) với nghệ thuật kiến trúc La Mã. Trong thiết kế vị trí quan trọng cho nóc tròn
trên đồ án hình vuông . Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gootich được thay thế bằng trụ
vuông hay cột tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rô-Măng được thay thế
bằng vòm hỗn hợp cung tròn và nhọn của Rô Măng và Gô tích. Sang nửa thế kỷ
15 phong cách kiến trúc thời kỳ đầu từ phờ-lo-răng-xơ được lan truyền đến các
trung tâm khác của Ý như Vơ-ni-rơ . Trong phong cách cũng có sự thay đổi bởi
sựu tĩnh lặng , nghiêm trang thoáng đạt hơn và trang trí nhiều hơn.
Công trình đầu tiên đem lại vinh quang cho tên tuổi của Brunelleschi và
cũng chính là công trình mở đầu cho thời đại Phục Hưng huy hoàng chính là vòm
mái của nhà thờ Florence.



Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo) mang phong cách Gotic.



Mặt tiền nhà thờ Duomo
Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc phục hưng thời kỳ này
chỉ chú ý đến tổ hợp công trình, như Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn.
Nếu như mái vòm nhà thờ Florence mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng, tiếp
tục hoàn tất công trình dang dở của thời đại trước, thì công trình Dục Anh Viện ở
Florence của Brunelleschi được coi như công trình trọn vẹn đầu tiên được thiết kế
trong thời kỳ này.
Dục Anh Viện (hay nhà thương phúc trẻ em) là tác phẩm kiến trúc Italia
đầu tiên cố gắng rời bỏ hình thức cũ, do kiến trúc sư lớn nhất của Florence là
Brunelleschi (1377-1446) xây dựng vào những năm 1421- 1424.
Đó là một công trình kiểu sân trong, có bộ phận đáng chú ý nhất là hành

lang cột Corin hướng ra quảng trường Annundiata, một quảng trường thương
nghiệp của thành phố.
Hình thức của hành lang cột này gần gũi với kiến trúc cổ điển ở chỗ dùng
hành lang cuốn nửa tròn, có phân vị đơn giản, rõ rang và hoà hợp.Công trình
không nặng nề như kiến trúc cổ điển mà nhẹ nhàng, sáng sủa, qua đó ta có thể thấy
ảnh hưởng của kiến trúc Gotic vẫn còn lưu lại phần nào .





Mặt tiền Dục Anh Viện (Foundling Hospital)
Trong hai công trình nhà thờ S. Lorenzo và S. Spirito, Brunelleschi đã kết
hợp hài hoà các yếu tố truyền thống với những tỷ lệ toán học cân đối, chuẩn mực,
các vòm cuốn được sử dụng như những modul trong tổ chức không gian công
trình. Trong thiết kế nội thất hai nhà thờ này ông đã khéo léo vận dụng nhiều yếu
tố kiến trúc cổ điển như: thức cột corin, mái vòm bán cầu… tạo nên vẻ đẹp hoàn
hảo cho không gian nội thất công trình.



Sân trong nhà thờ San Lorenzo

Một số tác giả , tác phẩm tiêu biểu thời kì phục hưng :
Họa sĩ Giotto di Bondine ( 1267-1337 )
Giotto di Bondone (sinh 1267 - mất 8 tháng 1/ 1337), được biết đến với cái
tên đơn giản Giotto, là một họa sĩ và kiến trúc sư người Ý. Ông được coi là một
trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Phục hưng Ý. Xi-ma-bu-ê là thầy của Ông ,
sau này đã cùng ông tạo ea một sự thay đổi lớn trong hội họa
Theo E.H gom –brich trong sách Câu truyện nghệ thuật ( Lê sĩ Tuấn biên

dich-NXB Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh ) Gốt-tô là một thiên tài đã phá vỡ
vòng kim tỏa của nghệ thuật Bi- dăng –tanh và thoát ra, mạo hiểm dấn thân vào
một thế giới mới , đã chuyển dịch từ hình tượng sống dộng của nghệ thuật điêu
khắc Gô-tich và trong hội họa .,Sự tìm tòi có tính cách mạng về hình khối cùng
với cách mô tả không gian nặng tính kiến trúc và hiện thực của ông đã giúp cho
hội họa phương Tây đạt được một bước tiến lớn. Phong cách vẽ của Giotto đã gây
ảnh hưởng mạnh tới Michelangelo, người sinh ra sau khi ông qua đời gần 140
năm.Khi nhận xét về Giôt-tô , Đăng-tơ(Dante ) một thi sĩ thời Phục Hưng đã ca
ngợi ông là nghệ sĩ hạng nhất hay nhà văn Bôc-ca-xi-ô coi ông là người đã mang
nghệ thuật hội họa” ra trước ánh sáng” sau hàng thế kỉ “ tăm tối ‘.
Các tác phẩm tiêu biểu :
Bộ tranh trong nhà thờ A-rê-na ở Pa-đua có thể coi là những tác phẩm nổi
tiếng nhất của Giôt-tô .Trong tác phẩm lớn đó ông vẽ những truyền thuyets về
cuộc đời của đưc mẹ Ma-ri-a , sự tích về chúa Gie-su và những nỗi thống khổ mà
chúa phải chụi đựng , hay cảnh ngày phán xét cuối cùng , đám tang chúa…



Phản bội chúa .Tranh của Giôt-tô ,1306
(trích từ bộ tranh tường trong nhà thờ A-rê-na ở Pa-đua ).
Trong Phản bội chúa Giốt-tô diễn tả lúc chúa giê-su bị giu-đa phản bội .
Tác phẩm thành công ở cách họa si dienx tả sự lộn xộn của đám đông lính vây
quanh chúa . Đặc biệt là nhân vật Giu-đa.Trung tâm của tranh là hình tượng Giu-
đa dang ôm Chúa với tà áo màu vàng sáng, Gui-đa trở thành ddiemr hút mắt của
người xem. Giấu trong tà áo đẹp đẽ ấy là một tâm hồn xấu xa , phản trắc.Bằng sự
tương phản mang tính minh bach, rõ ràng nhất .Ngoài ra tác phẩm còn cho ta thấy
sự cách tân trong cách thể hiện con người , ánh sáng và sự cân đối hài hòa về sắp
đặt màu sắc bố cục.
Ngoài việc diễn tả vẻ bề ngoài , Giôt-tô đã chú ý đến sự biểu hiện của nội
tâm , vẻ đau đớn , buồn bã , than khóc trước sự mất mát “Đám tang chúa(1306) “

[IMG]
[/IMG]

Giôt-tô -Đám tang chúa(1306)
Tranh bích họa trong nhà thờ A-rê-na ở Pa-đua
Họa sĩ Đô-na-ten-lô ( Donatello 1386 -1466 ) .
Donatello (Donato di Niccolò di Betto Bardi, sinh khoảng 1386 - mất 13
tháng 12 năm 1466) là một nghệ sĩ, nhà điêu khắc Ý nổi tiếng, gương mặt quan
trọng của thời kỳ Phục Hưng. Cuộc đời ông gắn liền với thành phố quê hương
phờ-lo-răng-xơ.Tuy vậy với những đơn đặt hàng ở nhiều nơi , nên ông cũng có
nhiều dịp đến và làm việc ở nhiều thành phố khác của Ý , nhất là ở Pa-đu-a . Năm
1406, khi mới 20 tuổi, Donatello đã có may mắn được tham gia trang trí cho nhà
nguyện Santa Maria Del Fiore cùng Nanni Di Banco. Đây là công trình rất phức
tạp đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cũng như thái độ làm việc cầu thị. Nanni Di
Banco khi đó đã là một nhà điêu khắc rất
nổi tiếng, ông yêu cầu ở Donatello sự tuyệt bích trong công việc. Khi chọn
Donatello làm phụ tá, Nanni đã nghĩ thầm: “Chàng trai trẻ này sẽ có một tương lai
huy hoàng.”, dù vậy ông vẫn luôn nhắc nhở Donatello phải thận trọng và khiêm
tốn. Chính nhờ quá trình trui rèn và học hỏi bên cạnh người thày Di Banco,
Donatello chững chạc hơn rất nhiều. Các tác phẩm của ông về sau không chỉ thể
hiện óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo mà còn cho thấy trách nhiệm nghề nghiệp
rất cao. Trong sự nghiệp của mình, Donatello tập trung chủ yếu vào việc sáng tác
phù điêu và đúc tượng. Các tác phẩm của ông xoay quanh đề tài tôn giáo , đề tài
phổ biến khi đó nhưng những nét tươi mới luôn làm nghệ thuật của Donatello có
những sự khác biệt đáng kể. Người ta thấy những bức phù điêu thánh Mac,
Madona Cherubin, Madona Orlandini, Hạ thánh giá, Lời phán bảo … không đơn
thuần là những điển tích trong kinh thánh mà ở đó có những nét rất gần gụi, rất đời
thường.`
Nhiều bức phù điêu của ông gắn với các công trình tôn giáo. Ngoài ra, ông
cũng miêu tả các anh hùng dân tộc, các sự tích, huyền thoại cuộc sống Tuy tác

tác cả nhưng bức tượng nổi tiếng, nhưng tài năng của ông bộc lộ nhiêu các những
bức trạm nổi với nhất chất liệu đá, đồng Ông mât ngày 13/2/1466 cũng chính ở
phờ-lo-ren-xơ thành phố quê hương của ông.
Các tác phẩm tiêu biểu
Điêu khắc của Donatello gắn liền với những kiến trúc Thiên chúa giáo nổi
tiếng. Những bức họa lớn và những tác phẩm trên các bức tường ở nhà thờ kể về
các huyền thoại, tôn vinh đức Chúa Trời, Đức Mẹ đồng trinh và các Thánh. Vẻ
đẹp tiên giới được Donatello chắt lọc từ vẻ đẹp con người và đất nước Italia.



Thánh Georges 1416-1417 Cao 241cm
Được ************c từ đá hoa cương, pho tượng thánh George chiến
thắng đứng hiên ngang, với đầy đủ trang phục khiên và giáp trụ, dưới chân có gắn
một bức phù điều nhỏ kể về chiến thắng diệt quái thú rồng. Chiến thắng cái ác là
chân lý. Đây là một tác phẩm tượng trưng cho nghệ thuật điêu khắc Ý.

×