TRƯỜNG TIỂU HỌC GIO SƠN PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Tiếng Việt - Iớp 3 (Bài kiểm tra đọc)
Thời gian: 30 phút ( Không kể thời gian giao phiếu)
Họ và tên: Lớp 3
Đọc thầm bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (SGK Tiếng Việt lớp3, tập 2, trang 65
- 66) và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Hoàn cảnh gia đình của Chử Đồng Tử như thế nào?
A. Nghèo khó B. Neo đơn
C. Cô độc D. Sung sướng.
2. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong hoàn cảnh nào?
A. Gặp Chử Đồng Tử đang mò cá.
B. Gặp Chử Đồng Tử trên bờ sông .
C. Gặp Chử Đồng Tử khi nàng đang tắm.
D. Gặp Chử Đồng Tử trên thuyền của Tiên Dung.
3. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
A. Truyền cho dân cách trồng lúa.
B.
Truyền cho dân cách nuôi tằm, dệt vải
.
C. Nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
A. Lập bàn thờ nhiều nơi ở bên bờ sông Hồng.
B. Hàng năm làm lễ, mở hội.
C. Lập bàn thờ nhiều nơi ở bên bờ sông Hồng,hàng năm làm lễ, mở hội.
D. Khắc bia tưởng niệm Chử Đồng Tử ở bên bờ sông Hồng.
5. Dùng dấu câu nào thích hợp cho đoạn văn sau đây?
Trực nhật làm nhiệm vụ theo dõi đôn đốc việc thực hiện nội quy giữ gìn trật
tự vệ sinh trường lớp trong một ngày.
A. Dấu chấm B. Dấu phẩy
C. Dấu chấm phẩy D. Dấu hai chấm
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIO SƠN PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
Năm học: 2009 – 2010
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 (Bài kiểm tra viết)
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao phiếu)
Họ và tên Lớp 3
A. Chính tả ( 5 điểm )
.
.
.
.
.
.
B. Tập làm văn ( 5 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn kể về ngày hội mà em biết.
.
.
.
.
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIO SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL GIỮA KỲ II
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1.Đọc thành tiếng (6 điểm)
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 60 chữ thuộc các bài tập đọc tuần 19 đến
tuần 26 SGK Tiếng Việt 3, tập 2 sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc do GV nêu.
GVghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng.
Cho điểm:
+ Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng 2,5 điểm; đọc sai từ 3, 4 tiếng: 2
điểm; đọc sai từ 5, 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7, 8 tiếng:1 điểm; đọc sai từ 9, 10 tiếng :
0,5 điẻm, đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ ở 1,2 dấu câu): 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 - 4 dấu câu: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5
dấu câu trở lên: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm (đọc quá 1 - 2 phút: 0,5 điểm;
đọc quá 2 phút, phải đánh vần lâu: 0 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng:
0,5 điểm; không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
- GV yêu cầu học sinh đọc kỹ bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (SGK Tiếng Việt 3,
tập 2, trang 65 - 66) rồi khoanh vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1(0,5 điểm): A, Câu 2 (0,5 điểm): C, Câu 3 (1 điểm): D, Câu 4 (1 điểm): C,
Câu 5(1 điểm): B
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả:( 5 điểm)
a. GV đọc cho HS viết chính tả trong khoảng thời gian 15 phút.
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một
quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một
nải chuối
ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh,
nom rất vui mắt.
b. Cho điểm: + Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình
thức đoạn văn: 5 điểm
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình
bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm) Học sinh làm bài 25 phút.
- Viết được đoạn văn ngắn: Kể về một ngày hội mà em biết. Viết câu đúng ngữ pháp,
dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Cho điểm: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho theo các
mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5