ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG Mường Khương, ngày 10 tháng 3 năm 2010
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI VÀ KỶ NIỆN 79 NĂM XÂY
DỰMG, CỐNG HIẾN VÀ TRƯỞNG THÀNH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
I. THĂNG LONG – HÀ NỘI, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
1. Thời kỳ tiền Thăng Long
Khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, Thục Phán (An Dương Vương) thay thế vua
Hùng dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Năm 179 trước Công nguyên, nước
Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính. Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, nhân dân Thăng Long –
Hà Nội luôn bất khuất, quật cường khởi nghĩa chống quân xâm lược: khởi nghĩa Hai Bà
Trưng (năm 40), khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544) đặt quốc hiệu Vạn Xuân; khởi nghĩa
Phùng Hưng (766 – 779); Khúc Thừa Dụ (905); khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ (931).
2. Thăng Long thời Lý (1010 - 1225)
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra
thành Đại La, đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long. Chọn Thăng Long làm kinh đô.
Dấu ấn Thăng Long thời kỳ này còn được lưu lại ở nhiều công trình kiến trúc đặc sắc,
như: đền Đồng Cổ (1028), chùa Một Cột (1049), tháp Báo Thiên (1057); hoàn chỉnh ba
trấn là: quán Trấn Vũ, đền Bạch Mã, đền Voi Phục Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu;
năm 1075, mở khoa thi Nho học đầu tiên; năm 1076, tuyển những văn quan có học vào tu
nghiệp ở Quốc Tử Giám.
3. Thăng Long thời Trần (1226 - 1400)
Năm 1226, nhà Trần thay thế nhà Lý. Năm 1243 đắp lại Cấm thành. Năm 1253 tu
sửa lại Quốc Tử Giám, lập Viện Quốc học, Viện Quốc sử, Giảng Võ đường đào tạo nhiều
văn quan, võ tướng tài năng. Từ năm 1247, nhà Trần đặt thêm học vị Trạng nguyên,
Thám hoa, Bảng nhãn (Tam khôi). Thăng Long thời Trần thu hút nhiều nhân tài từ các
nơi về học tập. Khoa học quân sự thời Trần là yếu tố cấu thành văn hóa Đại Việt, tạo nên
hào khí Đông A.
Thời Lý và thời Trần nước Đại Việt nổi tiếng với 4 công trình nghệ thuật “An Nam
tứ đại khí” làm bằng đồng: chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm và đỉnh
tháp Báo Thiên. Trong vòng 30 năm (1258 – 1288), quân dân nhà Trần ba lần đại thắng
quân Nguyên – Mông.
4. Thăng Long thời Lê, thời Mạc, Lê Trung hưng (1428 – 1788)
Nhà Trần trị vì được 175 năm thì lâm vào suy thoái. Hồ Quý Ly đại thần nhà Trần
thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa, đổi tên
1
Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1418, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa và giành thắng lợi.
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, định đô ở Đông Đô. Từ đầu thế kỷ XVI, nội bộ triều Lê sơ có
nhiều mâu thuẫn, tập đoàn phong kiến Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê (1572). Kinh
đô chính thức trở lại tên gọi Thăng Long.
4. Thăng Long- Hà Nội thời Tây Sơn (1788 - 1802)
Cuối năm 1788, đế chế Mãn Thanh xâm lược. Từ Phú Xuân (Huế), vua Quang
Trung thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc, giải phóng Thăng Long. Giặc tan, vua
Quang Trung về đóng đô ở Huế. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành. Chùa Kim Liên
(Nghi Tàm), chùa Tây Phương (Thạch Thất), tượng Tuyết Sơn và 18 vị La Hán được tu
bổ, tôn tạo; nhiều chuông to, đẹp được đúc.
5. Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn và Pháp thuộc (1802 - 1945)
Vua Quang Trung qua đời (1792), Nguyễn Ánh từ miền Nam đánh chiếm Phú Xuân
(1801), Thăng Long (1802). Kinh đô nhà Nguyễn vẫn đặt ở Phú Xuân, Thăng Long được
gọi là Bắc Thành. Năm 1831, Thăng Long được gọi là Hà Nội.
Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội đã đứng lên kháng chiến. Nhưng triều đình nhà Nguyễn
nhu nhược đã ký “Hiệp ước hoà bình” (1883), Hà Nội trở thành đất “bảo hộ” thuộc Bắc
kỳ. Diện mạo của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX có nhiều thay đổi. Các cơ sở hạ tầng được
hoàn thành, Thành cổ Hà Nội lại bị phá để xây các “khu nhà binh”; một số công trình
khác mang phong cách Châu Âu được xây dựng, như: Ngân hàng Quốc gia, Nhà hát lớn,
Nhà thờ lớn, nhà Bưu điện, trường Viễn Đông Bác Cổ, ga Hà Nội…
6. Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, công bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Năm 1946, Hà Nội được vinh dự chọn làm Thủ đô của cả nước trong kỷ
nguyên mới.
Đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội
đã nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến. Ngày 10/10/1954, Hà Nội giải phóng Thủ đô.
Hoà bình lập lại, Hà Nội khẩn trương bước vào công cuộc khôi phục và xây dựng kinh tế.
Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 - 1965), Thủ đô đã trở thành trung tâm chính trị,
văn hoá và kinh tế quan trọng trong cả nước. Giữa năm 1966, giặc Mỹ leo thang chiến
tranh ra miền Bắc, đánh phá Thủ đô. Tháng 4/1972, Hà Nội trở thành mục tiêu đánh phá
lần thứ hai của Mỹ. Quân và dân Thủ đô Hà Nội đã góp phần quyết định buộc Mỹ phải
ký hiệp định Paris (01/1973). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975) toàn thắng.
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam thống nhất.
Tháng 4/1976, Hà Nội được Quốc hội chung của cả nước quyết định là Thủ đô của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1999 Hà Nội được tổ chức UNESCO
2
của Liên Hợp quốc trao tặng danh hiệu vẻ vang “Thành phố vì hòa bình” và lấy làm nơi
phát động “Năm quốc tế hòa bình – 2000”. Năm 2000, Hà Nội được Đảng, Nhà nước
phong tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng.
II. MỘT SỐ GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN HIẾN THĂNG LONG – HÀ NỘI
1. Truyền thống yêu nước, hào khí Thăng Long – Hà Nội
Thăng Long – Hà Nội là một trong những Thủ đô lâu đời nhất trên thế giới. Trải nghìn
năm, Thăng Long – Hà Nội từng bẩy lần bị giặc chiếm đóng, cả bẩy lần quân dân kinh
thành đều nhất tề chiến đấu kiên cường. Thế kỷ XIII, quân dân Đại Việt đánh tan 30 vạn
quân Nguyên – Mông. Hào khí Thăng Long in đậm trong bài “Hịch tướng sĩ” bất hủ của
Trần Hưng Đạo. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tấn công Hà Nội. Khi có Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, quân dân Hà Nội không ngại hy sinh, gian khổ, một lòng theo
Đảng làm cách mạng. Hà Nội trở thành Thủ đô của Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á. Dưới mưa bom rải thảm của giặc Mỹ, Hà Nội bình tĩnh, ngoan cường lập nên kỳ
tích “Điện Biên Phủ trên không”, đánh sập “uy thế không lực Hoa Kỳ”, buộc chúng phải
ký Hiệp định Pa ri rút quân về nước.
Hà Nội là “Thủ đô anh hùng” của dân tộc Việt Nam anh hùng; Hà Nội là “Thủ đô của
phẩm giá con người”, “Thủ đô vì hòa bình”; Hà Nội nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”,
tỏa chiếu văn hiến Thăng Long đi khắp mọi miền của Tổ quốc, trở thành niềm tự hào
chung của đất nước Việt Nam, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Thủ đô, mỗi người
dân Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập vì hạnh phúc lớn của dân tộc.
2. Truyền thống nhân nghĩa, khát vọng hòa bình
Hòa bình là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta. Người Thăng Long – Hà Nội cũng
như người dân đất Việt không bao giờ muốn chiến tranh. Với tinh thần nhân đạo cao cả,
Lê Lợi đã cấp hàng trăm thuyền, hàng nghìn ngựa, lương thực cho tù binh nhà Minh về
nước. Chiến tranh kết thúc, hài cốt lính địch bỏ xác trên đất Việt cũng được Nhà nước ta
cho tìm kiếm trao trả thân nhân của họ. Nhân dân Thăng Long ngoài việc chôn cất lập
đàn chẩn tế chu đáo, còn tu sửa, dựng chùa (chùa Bộc) làm nơi quy y cho vong linh binh
sĩ của địch. Khắc ghi lịch sử, xóa bỏ hận thù, không quên quá khứ, hướng tới tương lai,
đó là truyền thống văn hiến, anh hùng Thăng Long – Hà Nội. Với kẻ thù, người Thăng
Long - Hà Nội và người dân Việt Nam luôn thể hiện lòng nhân nghĩa, với đồng bào lòng
nhân ái càng được nâng cao, thể hiện bằng hành động thiết thực
3. Truyền thống tài hoa - trí tuệ
Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài, hội tụ tinh hoa văn hóa – nghệ thuật, hội
tụ tri thức. Năm 1070, Thăng Long có Văn Miếu. Năm 1076, Quốc Tử Giám, nhà Thái
học - trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng, lò luyện “nguyên khí Quốc gia”
qua 124 khoa thi đã đào tạo 2.248 tiến sĩ, tên tuổi được vinh danh trên bia đá ở Văn Miếu
và sử sách. Thăng Long – Hà Nội còn tiêu biểu cho nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là
3
nơi hội tụ khách văn chương cả nước như: Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên,
Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Lý Văn Phức, bà huyện Thanh Quan…
có những ngôi sao gốc tứ trấn, có người sinh ở Hà Nội, như: Lý Thánh Tông, Trần Nhân
Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Thăng Long – Hà Nội là nơi đào
tạo trí thức lớn nhất cả nước, trí tuệ, nhân cách của trí thức Hà Nội tỏa sáng. Thăng Long
– Hà Nội còn có những nghệ nhân, những người thợ tài hoa đã làm sáng danh đất Kẻ
Chợ. Thăng Long- Hà Nội vùng đất trăm nghề, nghề nào cũng khéo. Đất Thăng Long –
Hà Nội nghìn năm văn hiến đã góp phần tạo nên nhân tài và các thế hệ nhân tài đã bồi
đắp trở lại cho trái tim đất nước ngày càng xứng đáng tiêu biểu cho nền văn hiến Việt
Nam. Không chỉ hội tụ, mà còn tỏa sáng. Theo tiếng gọi của non sông, người Thăng
Long - Hà Nội sẵn sàng gác bút nghiên đi bảo vệ biên cương, sẵn sàng đi mở đất, xây
dựng quê hương mới, đáp ứng yêu cầu của mọi miền Tổ quốc. Tuổi trẻ Thủ đô hôm nay
luôn nêu gương “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Ở bất cứ đâu, làm
bất cứ việc gì, họ cũng phấn đấu hết mình để không hổ thẹn là người Thăng Long – Hà
Nội, không hổ thẹn với cha ông:
4. Phẩm chất thanh lịch – văn minh Thăng Long - Hà Nội
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An’
Tràng An là chỉ kinh đô Thăng Long – Hà Nội. Nét đặc trưng văn hóa Thăng Long
là sự hòa hợp nếp sống giữa người dân Hà Thành với “người tứ chiếng”, giữa “người
đồng văn, đồng chủng” với người nước ngoài. Cái thanh lịch của Thăng Long - Hà Nội
thể hiện trong nhiều mặt: trong lời nói, trong cách ăn, cách mặc Nét văn hoá bộc lộ
trong ăn uống cũng tinh tế, phong phú. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Người Thăng
Long – Hà Nội lịch sự trong cách mặc. Trang phục, trang sức ưa sự gọn gàng, trang nhã,
tề chỉnh, cách tân tinh tế, đủ độ lộng lẫy, kiêu sa. Con gái Thăng Long - Hà Nội giữ
“công, dung, ngôn, hạnh”, giữ đủ nét e lệ, dịu dàng, giữ gìn ý tứ từ dáng đi, nụ cười, ánh
mắt. Trong giao tiếp, ứng xử người Hà Nội không chỉ giữ gìn thuần phong mỹ tục truyền
thống mà còn tiếp thu tinh hoa văn minh, hiện đại của bốn phương.
Trong gia đình, người Thăng Long - Hà Nội coi trọng giữ gìn nề nếp, gia phong.
Dạy bảo con cháu, người Thăng Long - Hà Nội lấy chữ “hiếu” với ông bà, cha mẹ làm
đầu, chữ “hiền thảo” với dâu rể, chữ “thành đạt” với con cháu. Với môi trường thiên
nhiên, môi trường đô thị, môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, người Hà Nội đang xây
dựng được nét ứng xử đẹp phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Nhân cách của
người Thăng Long - Hà Nội hôm nay được xây dựng trên tổng hoà các giá trị văn hiến
truyền thống và hiện đại. Nâng cao phẩm chất trí tuệ, tài năng, tâm hồn, tình cảm, lý
tưởng và hành động mang bản sắc Thăng Long – Hà Nội, xây dựng Thủ đô Hà Nội văn
minh, hiện đại xứng tầm với thành phố nghìn năm tuổi là vinh dự và trách nhiệm của mỗi
người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng./.
4
B/ Lịch sử 79 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành của Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan
trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, Trung ương Đảng đã bàn và
quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng.
Dược sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III
(họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày
thành lập Đoàn.
Ngay sau khi thành lập, Đoàn thanh niên cộng sản Đông dương đã phát triển
được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô -
Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình
mới, tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ
với tên mới là Đoàn thanh niên phản đế Đông dương.
Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương
VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng), Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời Dưới ngọn
cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn thanh niên Cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã xung
kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vùng lên tiến hành thành công Cách
mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ I được tổ chức tại Đại Từ- Thái Nguyên từ ngày 7 đến ngày 14/2/1950
với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai". Phát huy thành công của Đại hội, hàng
vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong
trào "Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi nơi. Sau chín năm trường kỳ
kháng chiến, tháng 5/1954, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động
địa cầu, xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn,
Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh
Diện Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn
thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 4/11/1956. Từ sau Đại
5
hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục
kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng các
công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh niên hăng hái theo
học các lớp bổ túc văn hóa Trong những ngày đồng khởi, các đội "Trung kiên",
"Xung phong" do thanh niên đảm nhận đã được thành lập ở khắp mọi nơi, tiến hành
vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược
Từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được
triệu tập tại Hà Nội, phát động phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất". Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá
hoại , tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng", phát triển sâu rộng trong
cả nước với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương".
Tháng 2/1965, Đại hội Đoàn thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong
trào "Năm xung phong", sau một thời gian ngắn, có hàng vạn ĐVTN tham gia phong
trào này. Từ phong trào "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong" đã xuất hiện nhiều tập
thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc như: Bảy dũng sỹ Điện Ngọc (Quảng
Nam) Lê Thị Hồng Gấm, Lê Mã Lương, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của cán bộ,
ĐVTN cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định: Đoàn thanh niên Lao
động Việt Nam được mang tên Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Sau ngày
thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn
Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh.
Từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã được
tiến hành tại Thủ đô Hà Nội, Vào thời điểm này, hàng triệu lượt ĐVTN tham gia
phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể"; gần 9 triệu ĐVTN tham gia phong trào
"Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; hàng chục vạn thanh niên gia
nhập lực lượng vũ trang, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và
làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Tiếp đó là các phong trào "Hành quân theo bước chân
những người anh hùng" đã thu hút gần 6 triệu đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia và
"Hành quân theo chân Bác" đã có 10 triệu thiếu niên nhi đồng tham gia.
Từ ngày 27 đến ngày 30/11/1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã phát
động phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến 18/10/1992; Hội nghị lần thứ 2,
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI (tháng 2 năm 1993) đã quyết định triển
khai 2 phong trào lớn là: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước". Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VII từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997 đã quyết định tiếp tục
phát triển và nâng hai phong trào trên lên một tầm cao mới. Năm 2000, Bộ Chính trị
và Chính phủ quyết định là "Năm thanh niên Việt Nam". Từ thời điểm này phong
6
trào “Thanh niên tình nguyện" có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn, được đông
đảo các cấp bộ Đoàn và ĐVTN tham gia, tạo nên ấn tượng tốt đẹp về lớp thanh niên
Việt Nam của thời kỳ mới.
Với tinh thần "Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện", Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ VIII từ ngày 8 đến ngày 11/12/2002 đã mở ra một trang mới trong lịch
sử phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đã phát động phong trào lớn "
Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Các cuộc vận động, phong trào
mới được triển khai như: "Sáng tạo trẻ", "Bốn mới" (kỹ thuật mới, ngành nghề mới,
thị trường mới, mô hình mới), " Cán bộ công chức trẻ với cải cách hành chính", "Học
tập tốt, rèn luyện tốt", “Trí thức trẻ tình nguyện” đã góp phần khơi sức thanh niên
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo từ
thực tiễn.
Đặc biệt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh", "Tiếp lửa
truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi", diễn đàn "Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích",
cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” đã được các cấp bộ
Đoàn, ĐVTN triển khai thực hiện nghiêm túc, có sức lôi cuốn và lan toả mạnh mẽ,
Năm 2007, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” do Đảng ta phát động, Đoàn thanh niên các cấp chủ động, sáng tạo triển
khai thực cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, sau một
năm triển khai, cuộc vận động bước đầu đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 17 đến
21/ 12/ 2007. Mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm
kỳ 2007 - 2012 là: Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức công dân, lý tưởng
và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hoá cho thanh thiếu nhi; xây dựng
Đoàn vững mạnh; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh thiếu
nhi; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung kích
Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai
phong trào lớn là: “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và "4 đồng
hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
* 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
1. Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội;
2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
4. Xung kích thực hiện cải cách hành chính;
5. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
* 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:
7
1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ;
2. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm;
3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá
tinh thần;
4. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
Năm 2010 là năm thứ 8 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Tháng
Thanh niên. Với phương châm: “Mỗi thanh niên một hành động, mỗi cơ sở Đoàn
một hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường”, tháng Ba thực sự là tháng cao điểm
dấy lên phong trào hành động của tuổi trẻ, phát huy tính sáng tạo, tham gia tích cực
phát triển kinh tế xã hội địa phương.
79 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp
nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước. "Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do thanh niên", lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu cũng chính là tâm niệm
của mỗi thanh niên, tuổi trẻ hôm nay hãy ra sức học tập, rèn luyện và làm theo lời
Bác, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” - Vì tương lai tươi sáng của tuổi
trẻ.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ĐOÀN
8