Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách bảo vệ cây xanh đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.27 KB, 12 trang )

1

PHẦN 2
CHÍNH SÁCH VỀ CÂY XANH CỦA CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ LYON
Lịch sử trồng cây xanh ở đô thị
Như đã đề cập ở Phần 1, từ nửa sau thế kỷ 19, với xu hướng đưa không
gian tự nhiên trở lại đô thị, công tác trồng cây xanh bắt đầu được đẩy mạnh, số
lượng nhiều và chất lượng rất tốt. Vào thời kỳ này, cây xanh gắn chặt với các dự án
quy hoạch và phát triển đô thị, khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật (xây dựng
đường, hệ thống cấp-thoát nước…) đều tính đến việc trồng cây xanh; ngoài ra, còn
tính đến biện pháp kỹ thuật như làm hệ thống thu hồi nước mưa để tưới cho cây.
Chính nhờ các kỹ thuật áp dụng vào thời đó, cây trồng sinh trưởng tốt và còn sống
đến ngày nay, sau hơn 150 năm.
Đến thế kỷ 20, việc chung sống giữa cây xanh và hạ tầng kỹ thuật đô thị bắt
đầu gặp khó khăn. Lý do:
- Trong công tác quản lý bắt đầu chuyên môn hóa và mỗi ngành chỉ lo phần
việc của mình, thiếu sự phối hợp.
- Ưu tiên cho các vấn đề khác như làm đường, mở rộng đường cho xe chạy…
Thời kỳ này xem cây xanh là yếu tố gây cản
trở cho phát triển đô thị, do đó, cây xanh bị xâm
hại rất nhiều, nhất là bộ rễ, cụ thể như:
- Khi làm đường giao thông thường đầm nén
đất chặt nên hạn chế không khí lưu thông xuống
đất, dẫn đến rễ cây khó “thở” hơn, đồng thời, làm
nước khó thấm vào đất để cung cấp cho cây, từ đó,
gây hại cho cây, làm cây sinh trưởng kém.
- Do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về cấu tạo và
hoạt động của cây xanh, cho rằng cây xanh chỉ có
rễ cắm sâu xuống đất mà không biết rằng bộ rễ cây
xanh thường lan tỏa rất gần mặt đất; cho nên khi
làm đường giao thông hoặc các không gian công cộng khác, người ta thường chặt rễ


cây, dẫn đến bộ rễ bị tổn thương và sau một thời gian làm cây bị ngã đổ.








2

Việc trồng mới cây xanh trong giai đoạn 1960-1970 cũng không đảm bảo
quy trình kỹ thuật, cây trồng ngay sát đường và không chú ý cung cấp đất tốt cho
cây nên cây trồng không phát triển được. Chất lượng của công tác trồng cây ảnh
hưởng rất lớn đến tuổi thọ của cây, do đó, cây có tuổi thọ rất thấp (10-20 năm).
Vào giai đoạn này, CĐĐT Lyon không có phòng chuyên môn về cây xanh và
phòng quản lý về giao thông cũng không có chuyên gia cây xanh nên việc trồng và
chăm sóc cây xanh không đảm bảo kỹ thuật, cây hư bị chặt bỏ và không có nỗ lực
trồng lại. Những kỹ thuật chuyên môn của thế kỷ19 bị mất đi, kể cả những kỹ thuật
về tỉa cành, tạo tán; việc cắt tỉa quá mức làm ảnh hưởng đến mỹ quan và cây không
tạo được bóng mát cho đường phố, đồng thời, gây vết thương cho cây và về lâu dài
làm cây bị hư, mục và làm giảm tuổi thọ của cây.









Năm 1994, CĐĐT Lyon tiến hành khảo sát, kiểm kê hệ thống cây xanh
đường phố, kết quả đến 80% cây đã bị cắt tỉa không đúng đều có các vấn đề về sức
khỏe; 25% cây có nguy cơ gãy đổ và cần phải thay thế.
Nhờ vào ý thức của người dân trong việc bảo vệ không gian sống (từ những
năm 1980); sự trỗi dậy của các vấn đề liên quan đến không gian tự nhiên và cây
xanh ở đô thị (từ năm 1990) đã dần dần tác động và làm thay đổi chính sách về phát
triển đô thị của các thành phố, thay đổi về mặt tổ chức của các phòng, ban ở đô thị,
trong đó có việc thành lập phòng chuyên môn về sinh thái đô thị - cây xanh và cảnh
quan để lo các vấn đề về ô nhiễm, quản lý và xử lý rác thải, các vấn đề về môi
trường, cảnh quan…. Riêng CĐĐT Lyon đã thành lập Phòng Cây xanh - Cảnh quan
với các chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Tham gia xây dựng chính sách về phát triển đô thị của Cộng đồng đô thị
Lyon (đưa các ý tưởng, định hướng về cây xanh, cảnh quan vào trong công việc của
các sở-ngành khác về phát triển đô thị; theo đó, các sở-ngành phải tính đến yếu tố
cây xanh và cảnh quan ngay từ đầu, khi có ý tưởng về dự án và phải thống nhất các
mục tiêu về cây xanh, cảnh quan với Phòng Cây xanh - Cảnh quan trước khi tiến
hành thiết kế, thực hiện dự án).
- Theo dõi mảng “cảnh quan” trong các dự án quy hoạch đô thị nhằm đảm
bảo chất lượng cảnh quan cây xanh của dự án.
- Quản lý cây xanh: trực tiếp quản lý 80.000 cây xanh đường phố của CĐĐT
Lyon.
- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật và giáo dục truyền thông cho người dân
về mảng cây xanh, cảnh quan.
3

Cam kết về cây xanh
Phương pháp thực hiện: Giáo dục và văn hóa chung
• Thiết lập cầu nối liên ngành
• Tạo thuận lợi cho tiếp thu ý kiến
• Thông tin và giáo dục

Mục tiêu của cam kết:
• Hành động lâu dài
• Xác định các “nguyên tắc”
• Đề xuất kế hoạch hành động

Theo nghĩa ở Pháp, cam kết không phải là luật hay quy định nên không có
tính bắt buộc. Đây chỉ là tài liệu mang tính định hướng, khuyến khích, giáo dục.
Các bên ký cam kết và tuân theo những điều ghi trong cam kết với tinh thần tự
nguyện.
Cách tiếp cận mang tính giáo dục, để mọi người hiểu về cây xanh và cùng
chia sẻ (không tiếp cận theo cách bắt buộc và phạt).
Việc xây dựng cam kết là quá trình thảo luận, trao đổi với các bên có liên
quan đến lĩnh vực cây xanh, nhất là các đơn vị về quy hoạch đô thị và các đơn vị
khác thuộc lĩnh vực giao thông, cấp-thoát nước, điện lực… để cùng hiểu và thống
nhất mục tiêu về bảo vệ và phát triển cây xanh ở đô thị, từ đó có được tiếng nói
chung và thiết lập mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc.
Nội dung bản cam kết:
- Phần 1: Giải thích tại sao chính quyền phải quan tâm đến việc bảo vệ, phát
triển cây xanh ở đô thị và phải đảm bảo hành động đối với cây xanh là lâu dài.
(Phần này chủ yếu dành cho các nhà lãnh đạo chính trị vì thông thường ở
Pháp, khi có một sự cố nào đó sẽ tập trung mọi nguồn lực để giải quyết, nhưng khi
giải quyết xong sẽ tập trung lo công việc khác. Tuy nhiên, đối với cây xanh không
thể theo cách làm này, hành động đối với cây xanh phải lâu dài và liên tục).
- Phần 2: Xác định các nguyên tắc
(Phần này dành cho đối tượng là các đơn vị tư vấn thiết kế bên ngoài. Nội
dung đưa ra những nguyên tắc mang tính chất hướng dẫn, gợi mở cho các nhà tư
vấn về quy hoạch, kiến trúc sư, đơn vị thiết kế để có thể tạo ra các bản thiết kế, đồ
án quy hoạch đô thị có chất lượng cây xanh - cảnh quan tốt về mặt môi trường).
- Phần 3: Kế hoạch hành động (cụ thể hóa các ý tưởng).
Việc xây dựng bản cam kết mất thời gian khá dài (khoảng 2 năm) do phải

dành nhiều thời gian thương thảo, bàn bạc, đối thoại với các đơn vị có liên quan
cũng như với các nhà lãnh đạo để mục tiêu bao trùm của bản cam kết không đi
ngược lại với những điều mà các sở-ban-ngành, phòng chuyên môn khác của thành
phố đang thực hiện mà mang tính chất bổ sung, giúp cho công việc của các ngành
tốt hơn. Đối với các nhà lãnh đạo, bản cam kết sẽ giúp các cấp lãnh đạo hiểu được
tầm quan trọng của cây xanh - cảnh quan và đưa ra các ý kiến chỉ đạo đi cùng theo
hướng của bản cam kết.
4

Bản “Cam kết về cây xanh” sau khi hoàn tất được trình Hội đồng thành phố
để 150 đại biểu của Hội đồng thảo luận, kết quả là 100% đại biểu thông qua (trường
hợp này rất hiếm khi xảy ra ở Pháp), cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn trong nhận
thức của các lãnh đạo chính trị đối với mảng cây xanh - cảnh quan ở đô thị.
Giới thiệu sơ lược nội dung Phần 2 của “Cam kết về cây xanh” – Các
nguyên tắc:
1. Cảnh quan không ngừng thay đổi
2. Sự đa dạng - thách thức về mỹ quan, sinh thái và văn hóa
3. Thường trực để có cảnh quan đẹp suốt năm
4. Về lâu dài, để thời gian là bạn đồng minh
5. Kinh tế - yêu cầu chính để kiểm soát chi phí từ ngân sách

Nguyên tắc 1: Cảnh quan không ngừng thay đổi
Tiếp cận với mảng cây xanh - cảnh quan phải theo logic không ngừng thay
đổi theo không gian và theo thời gian; không tiếp cận với logic trang trí vì trang trí
là “TĨNH”, không thay đổi. Việc trồng cây cần tính đến:
- Sự phát triển của cây về lâu dài.
- Sự thay đổi của cảnh quan theo thời gian.
Trên cơ sở nguyên tắc “Cảnh quan không ngừng thay đổi” nên xu hướng hiện
nay là khi lập dự án về cảnh quan phải mô hình hóa cảnh quan theo thời gian;
qua đó, giúp dự kiến được chi phí duy tu bảo dưỡng trong tương lai đối với cảnh

quan đã được tạo ra. Ngoài ra, khi thiết kế dự án cảnh quan dưới dạng mô hình động
còn giúp tránh được những lỗi về sau do thiết kế như việc lựa chọn loài cây, xác
định vị trí, cự ly cây trồng…, đảm bảo không gian khi tán cây phát triển về sau
không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn đối với các công trình kiến trúc 2 bên đường
cũng như tầm nhìn xa. Cảnh quan không phải là sự lấp đầy không gian mà cảnh
quan là sự kết hợp giữa lấp đầy và khoảng trống, chỗ có – chỗ không.











Từ sau khi có bản “Cam kết về cây xanh”, những dự án không tính trước đến
tầm nhìn trong tương lai sẽ không được thông qua.
Quảng trường Jean Macé, Quận 7, Lyon – Cự ly cây trồng không đảm bảo cho tán cây
phát triển làm ảnh hưởng đến tầm nhìn đối với các công trình kiến trúc 2 bên đường
Cây trồng vào đầu thế kỷ 20
Các cây đó 100 năm sau
5

Để dự trù về sự thay đổi của cảnh quan, có 2 cách:
- Cách thứ nhất: Xác định khoảng cách giữa các cây trồng phù hợp khi tán
cây trưởng thành (tùy theo loại cây có tán rộng hay hẹp) và vị trí cây trồng trên vỉa
hè so với mặt tiền nhà (trường hợp vỉa hè tương đối hẹp, khoảng cách từ cây đến
mặt tiền nhà khoảng 3m, chọn cây có tán gọn để khi trưởng thành, tán cây không

ảnh hưởng đến nhà; trường hợp khoảng cách từ cây đến mặt tiền nhà > 3m, mới có
thể trồng cây tán rộng).
- Cách thứ hai: Đang triển khai thử nghiệm ở Lyon, theo đó, khi trồng hàng
cây ven đường, người ta trồng đan xen 2-3 loài cây có tuổi thọ khác nhau là loại có
tuổi thọ 20-30 năm và loại 100-150 năm. Mục đích: (1) tạo cảnh quan đa dạng cho
tuyến đường; (2) sau 20-30 năm sẽ chặt hạ loài cây có tuổi thọ 20-30 năm tuổi để
tạo khoảng trống cho các loài cây còn lại có tuổi thọ 100-150 năm phát triển tiếp
(trong trường hợp này, khi chặt hạ cây, người dân sẽ ít phản ứng).
Nguyên tắc 2: Sự đa dạng – thách thức về mỹ quan, sinh thái và văn hóa.
- Khai thác giá trị gia tăng về cảnh quan của cây xanh: Sự đa dạng rất cần
thiết để có thể khai thác hết giá trị của cây xanh về tất cả các mặt: màu sắc, mùi
hương, bóng mát…
- Chọn đúng cây vào đúng chỗ: Việc chọn loài cây phù hợp với điều kiện hạ
tầng kỹ thuật bên dưới và trên không sẽ giúp hạn chế cắt tỉa, khống chế về sau.
- Tạo hàng rào ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh: Sự đa dạng giúp ngăn ngừa
dịch bệnh cho cây. Cây xanh là cơ thể sống nên có thể bị bệnh và gây ra dịch bệnh,
trường hợp trồng độc canh hoặc trồng loài cây nào đó chiếm số lượng quá lớn, khi
xảy ra dịch bệnh chết hàng loạt sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
Với nỗ lực đa dạng hóa loài cây, trên đường phố CĐĐT Lyon hiện nay có
254 loài cây (tăng 69%) thuộc 71 chi (tăng 25%). Trên cơ sở bản cam kết về cây
xanh, trong tương lai sẽ đi theo hướng đa dạng, cố gắng để các loài cây không
chiếm số lượng cá thể lớn hơn 10% tổng số cây trồng trên đường phố.
Nguyên tắc 3: Thường trực để có cảnh quan đẹp suốt năm
Vì thành phố thay đổi theo mùa nên cảnh quan phải luôn được giữ gìn, nhất
là trong mùa đông (nguyên tắc này không rõ nét ở thành phố Hồ Chí Minh do thời
tiết không có 4 mùa rõ rệt).
- Sử dụng hiệu ứng mùa (hoa, màu sắc lá, hình dáng cây…): Cây xanh - cảnh
quan nên tạo dấu hiệu theo nhịp của mùa nên có thể giúp cho người dân biết được
mùa bắt đầu chuyển động.
- Trồng các loại cây có sức chịu đựng tốt trong mùa đông và trồng thêm

những loài không rụng lá để vẫn còn sắc xanh trong suốt mùa đông.
Nguyên tắc 4: Về lâu dài, để thời gian là bạn đồng minh
- Để việc trồng cây xanh đô thị là một khoản đầu tư bền vững, thành phố
Lyon chủ trương «trồng ít nhưng tốt».
- Yếu tố thời gian trong cảnh quan rất quan trọng, việc trồng cây phải tính
đến mục tiêu lâu dài mới có ý nghĩa, có thể không dành cho hiện tại mà vì thế hệ
tương lai.
6

- Tuổi thọ cây xanh ở các đô thị ngày càng giảm do môi trường sống khó
khăn. Bản chất của cây xanh là sống trong môi trường tự nhiên, trong khi đó bản
chất của đô thị là nhân tạo, cho nên, để cây xanh sống được lâu dài phải tạo môi
trường đô thị phù hợp với tự nhiên hơn và bớt đi tính nhân tạo. Triết lý này đã được
đưa vào bản cam kết về cây xanh của CĐĐT Lyon; theo đó, khi trồng cây phải tạo
điều kiện phù hợp với sinh trưởng của cây về lâu dài.
Nguyên tắc 5: Kinh tế - yêu cầu chính để kiểm soát chi phí từ ngân sách
Yếu tố kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng ở Pháp nói riêng cũng như đối
với nhiều nước, yêu cầu là tìm kiếm giải pháp để các khoản chi tiêu của ngân sách
nhà nước đạt hiệu quả cao nhất về lâu dài.
Vấn đề hiện nay
đang gặp phải ở các thành
phố châu Âu là chỉ quan
tâm đến việc đầu tư ban
đầu để trồng cây xanh mà
chưa tính đến chi phí duy
tu bảo dưỡng cây xanh về
lâu dài. Ở CĐĐT Lyon, số
lượng cây xanh ngày càng
nhiều nhưng ngân sách
dành cho bảo dưỡng gần

như không tăng thêm
(trường hợp có lạm phát
thì kinh phí thực tế dành cho bảo dưỡng giảm). Do đó, trong bản “Cam kết về cây
xanh” có đề cập nội dung phải tìm kiếm những giải pháp trồng cây, kỹ thuật chăm
sóc phù hợp với tình hình ngân sách hạn chế của thành phố nhưng vẫn đảm bảo mục
tiêu cây xanh được bảo dưỡng tốt.
Để có thể kiểm soát
chi phí bảo dưỡng nhằm
đảm bảo chăm sóc cây tốt
nhất với mức chi phí thấp
nhất, cần phân tích chi phí
theo vòng đời của cây, cho
thấy: khi cây mới trồng, chi
phí bảo dưỡng cao; giảm
chút ít trong vài năm tiếp
theo, sau đó tăng dần qua
các năm; chi phí chăm sóc
rất cao đối với cây cổ thụ.
Trên cơ sở phân tích chi phí theo vòng đời của cây, một số khả năng có thể
tiết kiệm chi phí bảo dưỡng như sau:
- Trong khoảng 3 năm đầu, chi phí bảo dưỡng có liên quan chặt chẽ tới kỹ
thuật trồng. Do đó, ở Pháp trong thời gian gần đây đã quy định chí phí bảo dưỡng
cây trong 3 năm đầu được tính trong dự án trồng cây; theo đó, đơn vị thi công trồng
cây của dự án phải đảm bảo cây xanh được bảo dưỡng và sinh trưởng tốt trong 3
7

năm sau khi trồng nên các đơn vị này sẽ cẩn thận và tuân thủ kỹ thuật hơn trong quá
trình trồng cây.
(So với tổng giá trị của một dự án quy hoạch đô thị hay dự án về bất động
sản, khoản chi phí bảo dưỡng cây trong 3 năm là không đáng kể và chấp nhận được.

Bằng giải pháp giao việc bảo dưỡng cây xanh trong 3 năm đầu cho dự án, với số
lượng các dự án có hạng mục trồng cây xanh ở CĐĐT Lyon, chi phí bảo dưỡng tiết
kiệm được cho ngân sách khoảng 500.000-1.000.000 USD/ năm).
- Chi phí bảo dưỡng hàng năm liên quan chặt chẽ đến việc chọn loài cây
trồng phù hợp với đặc điểm nơi trồng (thuận lợi cho cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh
nên sẽ giảm chi phí chăm sóc) và xác định cự ly cây trồng phù hợp với đặc tính
của cây (ít tốn công cắt tỉa, tạo tán).
- Đối với cây có tuổi thọ cao, cây cổ thụ: khảo sát thật kỹ từng cây về vị trí,
giá trị cảnh quan…; trường hợp những cây ở vị trí hẻo lánh, ít người tiếp cận, có thể
“hy sinh” để dành chi phí gìn giữ những cây cổ thụ khác ở vị trí có giá trị hơn về
văn hóa, tham quan, du lịch.
“Cam kết về cây xanh” được triển khai từ năm 2000 đến nay đã có tác động
rất lớn đến các ngành khác nhất là ngành quy hoạch. Triết lý bao trùm trong cam kết
là ưu tiên cho chất lượng hơn chạy theo số lượng; khi chất lượng làm tốt thì
dần dần số lượng sẽ tăng theo. Do đó, từ sau khi bản cam kết được áp dụng, ở
CĐĐT Lyon đã có những bước tiến rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng cây xanh
và cảnh quan.
Các hạn chế của bản cam kết lần thứ nhất
3 điểm hạn chế của bản cam kết lần 1 cần được cải thiện trong tương lai:
1. Chỉ tập trung vào hoạt động của CĐĐT Lyon, các dự án do CĐĐT Lyon
chủ trì thực hiện trên khu vực công cộng mà chưa có sự tham gia của các thành
phần khác.
(Muốn tạo được chất lượng cuộc sống tốt thì trong hành động phải thực hiện
đồng bộ từ cấp CĐĐT Lyon, các thành phố thành viên và khu vực tư nhân mới đạt
hiệu quả. Ví dụ trường hợp CĐĐT Lyon trồng mới được 5000 cây/ năm nhưng nếu
các thành phố thành viên và khu vực tư nhân chặt bớt 10.000 cây thì xét trên tổng
thể, số lượng cây xanh sẽ giảm và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cảnh quan).
2. Không có sự chia sẻ, tham gia của các chủ thể khác trên địa bàn: không có
sự liên kết mạng lưới hoạt động giữa các phòng của CĐĐT Lyon với các phòng của
các thành phố thành viên và hoạt động của các tổ chức tư nhân.

3. Do bản cam kết được xây dựng vào những năm 1990 nên vào thời đó chưa
chú ý đầy đủ đến các vấn đề mà ngày nay mang tính thời sự là phát triển bền vững,
biến đổi khí hậu và các thách thức của phát triển bền vững như tiếp cận liên ngành,
chiến lược sáng tạo…
Năm 2010-2011: Xây dựng cam kết mới về cây xanh
Trong bản cam kết mới về cây xanh đặt ra các mục tiêu chiến lược:
Mục tiêu 1: Xem xét toàn diện vấn đề cây xanh trong cảnh quan của
Cộng đồng đô thị Lyon.
8

Nhìn từ không ảnh có thể thấy: trong cảnh quan có cây xanh đường phố, cây
xanh trong công viên, cây xanh ở khu vực tư nhân và các không gian xanh tự nhiên.
Như vậy, cây xanh ở rải rác trong tất cả các yếu tổ kể trên và tổng thể các yếu tố này
tạo nên cảnh quan, do đó, cần xem xét toàn diện và bản cam kết mới phải áp dụng
được cho tất cả đối tượng cây xanh.












- Về số lượng: xét từ vùng ven đô thị vào đến trung tâm, số lượng cây xanh
sẽ giảm dần.
- Về sở hữu: ở vùng ven, 95% cây xanh do người dân trồng, rất ít cây thuộc

sở hữu Nhà nước; ngược lại đối với khu vực trung tâm, phần lớn cây xanh thuộc sở
hữu Nhà nước.








Từ phân tích nêu trên cho thấy:
- Quá trình đô thị hóa sẽ làm mất dần cây xanh của tư nhân và Nhà nước sẽ
phải trồng cây xanh bổ sung lại.
- Cần có chính sách để bảo vệ cây xanh của người dân trong quá trình đô thị
hóa.
- Để xây dựng đô thị xanh, những nỗ lực trong hành động về cây xanh phải
có sự kết hợp giữa Nhà nước và người dân.
Không gian xanh trong đô thị
(công viên, vườn hoa, cây
xanh đường phố, cây xanh
trong khuôn viên…)
Cảnh quan nhìn từ không ảnh
Không gian xanh tự nhiên
và không gian đất nông
nghiệp ven đô thị.
Cây xanh trên địa bàn
nghiên cứu %
95
5
Vùng ven

Trung tâm
Cây xanh của tư nhân
Cây xanh của Nhà nước
Số
cây
xanh
Vùng ven
Trung tâm
9

Mục tiêu 2: Tạo sự đồng bộ trong hành động trên địa bàn bằng cách
phối hợp hành động của Cộng đồng đô thị Lyon với các thành phố thành viên
và các chủ thể trong ngành cảnh quan và quy hoạch đô thị.
Bản cam kết đầu tiên chỉ dành cho các cơ quan, đơn vị của CĐĐT Lyon. Bản
cam kết thứ hai đã tiến lên một bước là có thêm cơ quan, đơn vị của các thành phố
thành viên, các hội đoàn, doanh nghiệp và các chủ thể khác có liên quan trên địa
bàn; quá trình xây dựng bản cam kết đã có sự tham gia phối hợp theo ngành dọc lẫn
ngành ngang.













Mục tiêu 3: Lồng ghép các yêu cầu của phát triển bền vững bằng cách
tạo thuận lợi cho sáng tạo và thử nghiệm trong khuôn khổ các dự án quy hoạch
cảnh quan
Để cụ thể hóa chiến lược Nghiên cứu - Phát triển, trong các dự án lớn về quy
hoạch đô thị (như dự án xây dựng khu dân cư, các tuyến đường lớn…) phải dành
một phần kinh phí thực hiện nghiên cứu phát triển (phối hợp với các trường đại học,
trung tâm nghiên cứu tìm kiếm cách làm mới, biện pháp kỹ thuật thi công, vật liệu
mới…). Tùy theo đặc thù của dự án nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung theo 4
hướng:
- Thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Các vấn đề về đất.
- Các vấn đề về nước.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
(Hiện nay, bản cam kết lần 2 đang được lấy ý kiến rộng rãi của tất cả các cơ
quan, đơn vị, thành phần có liên quan, cuối năm 2011 sẽ trình Hội đồng thành phố
thông qua. Cam kết về cây xanh - phiên bản 2 sẽ mở ra các chương trình hành động
và dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu đề ra trong khoảng 10-15 năm tới).




Sản xuất
Thiết kế
Trồng, bảo dưỡng
Quản lý nhà nước
Cây xanh
Giao thông
Nước sạch - nước thải
Vệ sinh
Xây dựng

Quy hoạch đô thị
Nhu cầu xã hội
10

THẢO LUẬN

Hoạt động của Phòng Cây xanh – Cảnh quan Cộng đồng đô thị Lyon
- Nhân sự: 15 người.
- Cách tổ chức: Trên địa bàn CĐĐT Lyon chia làm nhiều Khu, mỗi khu có một
chuyên viên phụ trách, có trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn đối với công việc trên khu
vực quản lý để đặt hàng cho các doanh nghiệp thực hiện; đồng thời, theo
dõi, giám sát công việc.
+ Điều phối hoạt động của các đơn vị, sở - ngành khác trên địa bàn của
mình phụ trách.
Đối với những phần công việc chuyên sâu, Phòng CX-CQ sẽ đặt hàng cho
các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu bên ngoài thực hiện.
Mô hình tổ chức của CĐĐT Lyon tương đối khác biệt so với các thành phố
khác ở Pháp (việc duy tu bảo dưỡng do nhân viên của thành phố làm). Ở CĐĐT
Lyon, phần lớn công việc duy tu bảo dưỡng (60-70%) được giao cho các đơn vị tư
nhân thực hiện thông qua hợp đồng. Các mặt thuận lợi:
+ Tính linh hoạt: khi đơn vị nào đó không đáp ứng yêu cầu sẽ thay đổi đơn
vị khác.
+ Công tác quản lý hành chính, nhân sự gọn nhẹ, dễ dàng.
- Công việc của Phòng Cây xanh - Cảnh quan:
+ Phải soạn thảo bộ yêu cầu (điều kiện sách) rõ ràng, chi tiết và chặt chẽ.
+ Phải biết kiểm tra, giám sát và đánh giá mức độ đạt yêu cầu đối với công
việc đã giao cho các đơn vị.
+ Tổ chức đào tạo cho các nhân viên của công ty bảo dưỡng cây xanh hoặc
khuyến khích cho các công ty này tuyển dụng người có chuyên môn.

(Một điểm thuận lợi của CĐĐT Lyon là trong lĩnh vực cây xanh, cảnh quan
hầu như chỉ có Thành phố đặt hàng nên Thành phố có nhiều lợi thế trong việc đàm
phán với doanh nghiệp).
Đối với nhiệm vụ theo dõi mảng “cảnh quan” trong các dự án quy hoạch đô
thị, Phòng Cây xanh - Cảnh quan có thể tham gia bằng nhiều hình thức:
+ Trực tiếp làm chủ đầu tư đối với một số dự án của thành phố.
+ Tham gia với vai trò tư vấn thiết kế mảng cây xanh, cảnh quan trong các
dự án của thành phố về cải tạo, chỉnh trang đô thị… do sở-ngành khác
làm chủ đầu tư.
+ Đối với những dự án do đơn vị tư vấn thiết kế bên ngoài làm, Phòng Cây
xanh - Cảnh quan có thể tham gia với tư cách quan sát và bổ sung ý kiến
cho đơn vị tư vấn thiết kế.
Câu hỏi: Vấn đề giao cho các đơn vị tư nhân thực hiện duy tu, bảo dưỡng cây
xanh: Cách thức giao? Ai ký hợp đồng? Chỉ định thầu hay đấu thầu? Phương thức
kiểm tra, giám sát?
11

Trả lời: Việc giao cho các đơn vị tư nhân thực hiện duy tu, bảo dưỡng cây xanh
thông qua hình thức đấu thầu. Phòng CX-CQ tổ chức gọi thầu, trong đó, chuyên
viên phụ trách địa bàn từng Khu phải xây dựng chi tiết các yêu cầu công việc cần
thực hiện (lưu ý bộ điều kiện sách phải rất chi tiết). Trên cơ sở bộ điều kiện sách,
các doanh nghiệp sẽ chào thầu, có giá cho từng công việc và các cam kết về nhân
lực, chất lượng, tổ chức thực hiện. Khi chấm thầu, giá cả không phải là tiêu chí
hàng đầu (không nhất thiết chọn đơn vị chào giá rẻ nhất) mà chọn đơn vị có phương
án tổ chức tốt, đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý.
(Để tránh trường hợp lạm quyền, có Phòng chức năng thực hiện việc kiểm tra
tính hợp pháp và đúng đắn của các hợp đồng đấu thầu giữa Phòng CX-CQ với các
doanh nghiệp tư nhân).
Ở Pháp, việc Nhà nước đặt hàng (thị trường công) có quy trình chặt chẽ. Có
2 dạng hợp đồng khi Nhà nước đặt hàng cho tư nhân:

- Hợp đồng khá lớn đối với công việc cụ thể: Nhà nước gọi thầu cho các đơn
vị tư nhân tham gia, quy trình qua nhiều bước với sự kiểm tra, giám sát của các cơ
quan khác có liên quan về tính hợp pháp của quy trình gọi thầu nên thông thường,
công tác chuẩn bị đến khi ký được hợp đồng phải mất khoảng 6 tháng.
- Dạng hợp đồng công đơn giản, linh hoạt cho các loại công việc nhỏ trong
thời gian ngắn hơn: quy trình rút gọn nhưng vẫn có sự giám sát chặt chẽ của các cơ
quan Nhà nước khác.
Về ký hợp đồng: Phòng CX-CQ là phòng chuyên môn, tổ chức thực hiện
việc đấu thầu và trình Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố phụ trách mảng cây xanh,
cảnh quan ký hợp đồng.

Câu hỏi: Vấn đề thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công viên (trường hợp dự án
đầu tư công, nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước).
Trả lời:
- Về chủ trương xây dựng công viên: Khi có một khu đất trống, việc đề xuất
xây dựng công viên (hay làm khu nhà ở, trung tâm thương mại…) do Phòng Quy
hoạch (đã tham khảo ý kiến của Phòng CX-CQ) đề xuất lên Hội đồng Thành phố
(HĐTP). Phó Chủ tịch HĐTP phụ trách mảng cây xanh, cảnh quan sẽ chủ trì thảo
luận với các Phó Chủ tịch khác, nếu thống nhất ý kiến sẽ quyết định chủ trương xây
dựng công viên.
- Về thiết kế xây dựng công viên: trường hợp công viên nhỏ sẽ do phòng
chức năng của thành phố thực hiện; nếu công viên lớn sẽ tổ chức đấu thầu tư vấn
thiết kế, khi đó, Phòng CX-CQ phải lập ra bộ điều kiện sách (ra đầu bài); tổ chức
chấm thầu là một Hội đồng, trong đó có một số chuyên viên của Phòng CX-CQ, các
ngành khác có liên quan và các đại biểu dân cử (chính trị gia).

Câu hỏi: Mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh.
Trả lời: Xu hướng đưa ngày càng nhiều KGX và cây xanh vào trong các dự án,
nhưng đưa vào bao nhiêu và như thế nào tùy thuộc vào dự án, theo quy hoạch của
từng khu vực (do Phòng Quy hoạch xác định).

12

Ở CĐĐT Lyon, từ khi Phòng CX-CQ được thành lập, nhiệm vụ đầu tiên của
Phòng là tập trung cho việc nâng cao ý thức về cây xanh, cảnh quan cho các dự án
mà trước hết là đối với các dự án công do Nhà nước đầu tư, tăng cường mảng xanh
trong các dự án này. Về quy hoạch, nhiệm vụ của Phòng CX-CQ là góp ý cho
Phòng Quy hoạch để chú ý mảng cây xanh, cảnh quan trong các đồ án quy hoạch;
hoặc là, có ý kiến về việc chặt hạ, thiết kế cây xanh trong các dự án của tư nhân khi
chủ đầu tư trình Phòng Quy hoạch.
- Cơ quan về quy hoạch có trách nhiệm kiểm tra việc đảm bảo tỷ lệ diện tích
công viên, cây xanh trong các dự án nhưng chỉ kiểm tra về mặt số lượng. Trường
hợp cần kiểm tra kỹ về chất lượng, Phòng Quy hoạch sẽ mời Phòng CX-CQ tham
gia (đặc biệt là ngay từ bước thiết kế dự án để giúp nhà đầu tư có được bản thiết kế
phù hợp về cây xanh, cảnh quan).
- Về chế tài đối với trường hợp không tuân thủ quy hoạch về tỷ lệ diện tích
CVCX, có nhiều mức chế tài tùy theo mức độ vi phạm của nhà đầu tư, được quy
định cụ thể trong bộ quy định về quy hoạch. Tuy nhiên, thường hiếm khi xảy ra các
trường hợp phải xử phạt, lý do: (1) khi nhà đầu tư lập dự án, đã có sự tham gia góp
ý, yêu cầu chỉnh sửa của Phòng Quy hoạch và Phòng CX-CQ, (2) số lượng nhà đầu
tư không nhiều nên cần giữ uy tín để có thể tham gia thực hiện các dự án tiếp theo.
Chất lượng mảng cây xanh, cảnh quan trong các dự án sẽ mang lại giá trị gia tăng
nên ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm thực hiện tốt. Ngoài ra, logic ở Pháp
không phải là xử phạt mà là giáo dục. Công tác giáo dục rất quan trọng và phải
được thực hiện thường xuyên.

Câu hỏi: Vấn đề kinh phí duy tu bảo dưỡng công viên, cây xanh trong các dự án do
tư nhân đầu tư.
Trả lời: Có 02 dạng
- Trường hợp khu dân cư hoàn toàn của tư nhân, có hàng rào xung quanh và
CVCX chỉ phục vụ riêng cho cộng đồng dân cư trong khu vực đó thì kinh phí duy

tu do cộng đồng dân cư đóng góp. Dạng này thường xảy ra trường hợp: trong vài
năm đầu, kinh phí duy tu bảo dưỡng không lớn và người dân tự đảm nhận được,
những năm về sau khi hệ thống hạ tầng nói chung xuống cấp, người dân trong cộng
đồng dân cư không đảm đương nổi nên thường giao lại cho Thành phố và Thành
phố buộc phải nhận để cải tạo lại.
- Trường hợp dự án vừa có Nhà nước và tư nhân tham gia: khu đất quy hoạch
được giao cho nhà đầu tư, sau khi hoàn tất bàn giao lại cho Nhà nước quản lý cơ sở
hạ tầng. Trong trường hợp này, Nhà nước có yêu cầu rất cao đối với nhà đầu tư. Ở
giai đoạn thiết kế, thi công, Nhà nước đưa ra bộ điều kiện sách thật chi tiết và nhà tư
phải thi công đúng, đảm bảo chất lượng.

Câu hỏi: Vấn đề quản lý cây xanh trong các khu di tích.
Trả lời: Ở Pháp, chính quyền Trung ương lập danh mục các điểm di tích. Theo quy
định, khi một địa điểm được xác định là di tích thì trong vòng bán kính 500m, việc
trồng, cắt tỉa và chặt hạ cây xanh đều phải có ý kiến của cơ quan về di tích trực
thuộc Chính phủ. Loài cây trồng trong các khu di tích trước đây thường chỉ 4-5 loài,
hiện nay, xu hướng trồng cây ngày càng đa dạng, khoảng vài trăm chủng loại.

×