Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiết 113. Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.52 KB, 6 trang )

Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
Ngày soạn: 07/03/2010
Ngày giảng: 13/3/2010
TIẾT 113: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế trong một vùng dân
ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài
hoa.
- Thêm yêu Huế nói riêng và non sông Việt Nam nói chung.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
I. GIÁO VIÊN: Đọc SGK, SGV, soạn giáo án.
Tranh ảnh về Huế, các loại đàn, ca Huế.
II. HỌC SINH: Học bài cũ, soạn bài mới, sưu tầm và tìm hiểu dân ca Huế.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH:
II. BÀI CŨ:
Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em có
nhật xét gì về tính cánh của hai nhân vật chính?
Đáp án:
- Va-ren là một kẻ bất lương, giả dối và bịp bợm một cách trắng trợn.
- Phan Bội Châu là một người có bản lĩnh kiên cường bất khuất trước kẻ
thù. (Thể hiện qua thái độ im lặng, phớt lờ, khinh bỉ).
III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
? Em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy trình bày?
- HS phát biểu.
- GV giới thiệu một số hình ảnh minh hoạ.


- Huế là cố đô ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử: triều Tây Sơn, triều
Nguyễn, Nơi đây, Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam
trao ấn kiếm cho chính phủ cánh mạng, là di tích lịch sử chống Mỹ
- Là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Đại Nội, lăng tẩm
của các vua nhà Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền,
- Nơi có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: sông Hương, núi Ngự,
- Huế là nơi có nhiều món ăn hấp dẫn: mè xững, mắm tôm chua, bún bò,
- Huế còn là nơi nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá như những làn
điệu dân ca và những buổi sinh hoạt ca hát trên sông.
- Đó cũng là lí do Huế được tổ chức văn hoá khoa học giáo dục Thế giới
UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới, là thành phố Festival.
- Và hôm nay chúng ta sẽ hiểu thêm vẻ đẹp của Huế qua một đêm ca Huế
trên sông Hương.
2. Triển khai bài:
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 1
Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV giới thiệu nhanh vài nét về tác
giả và tác phẩm.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi,
mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt,
những câu rút gọn.
- GV đọc mẫu và HS đọc tiếp.
- Chú ý các chú thích.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
? Em hãy cho biết tác giả tập trung
khai thác những nội dung chính nào?
- HS đọc từ đầu đến “lí hoài nam”.
đồng thời GV phát phiếu học tập cho
HS và yêu cầu:

? Thống kê các làn điệu ca Huế cùng
đặc điểm và nội dung theo bảng sau?
LÀN ĐIỆU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả - Tác phẩm:
a. Tác giả: Là cộng tác viên tích cực
của nhiều tờ báo, trong đó có tờ báo
người Hà Nội. Ngoài ra ông còn viết
văn, truyện ngắn.
b. Tác phẩm: Được viết sau một
chuyến công tác tại Huế.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích: 1, 2, 3, 7, 8, 9, 17, 19.
3. Thể loại: Kiểu văn bản nhật dụng:
ghi chép của tác giả.
4. Nội dung chính:
- Các làn điệu ca Huế.
- Cảnh ca Huế trên sông Hương.
- Nguồn gốc của ca Huế.
II. PHÂN TÍCH:
1. Các làn điệu ca Huế:
CÁC LÀN ĐIỆU CA HUẾ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG
Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh. Buồn bã
Thể hiện
niềm khao
khát nỗi
mong chờ,
hoài vọng
tha thiết

của tâm
Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã
điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng
vung.
Náo nức, nồng hậu tình
người.
Các điệu hò: hò lơ, hò ô, hò xay
lúa, hò nện.
Gần gũi với dân ca Nghệ
Tĩnh.
Nam ai, nam bình, quả phụ, nam
xuân, tương tư khúc, hành vân.
Buồn man mác, thương cảm,
bi ai, vương vấn
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 2
Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
hồn Huế.Tứ đại cảnh. Không vui, không buồn.
Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài
xuân, lí hoài nam.
Vui tươi.
? Để giới thiệu với chúng ta những làn
điệu ca Huế kể trên tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào?
? Phép liệt kê được sử dụng ở đây có
tác dụng gì?
* GV chuyển ý: Với sự phong phú, đa
dạng về các làn điệu ca Huế. Vậy hoạt
động văn hoá này sẽ diễn ra như thế
nào. Chúng ta tiếp tục theo dõi “Cảnh
ca Huế trên sông Hương”.

- HS đọc thầm đoạn văn còn lại
?Chi tiết nào cho ta hình dung được
đầy đủ, rõ nét cảnh ca Huế trên sông
Hương? Chú ý các phương diện:
- Thời gian?
? Chi tiết đó cho em cảm nhận gì về
thời gian?
- Không gian?
? Những hình ảnh trên giúp em hình
dung cảnh ca Huế diễn ra trong một
không gian như thế nào?
- Địa điểm?
? Em có nhận xét gì về hình thức sân
khấu này so với sân khấu hiện đai?
- Chiếu chèo,
? Và để thể hiện thành công các làn
điệu ca Huế kể trên các nghệ sĩ đã sử
dụng những loại nhạc cụ nào?
- GV cung cấp thông tin về đặc điểm
của các loại đàn và yêu cầu HS nối sao
cho phù hợp.
? Em có nhật xét gì về các nhạc cụ
được sử dụng trong dàn nhạc dân ca
Huế?
- Trang phục của nghệ sĩ?
- Nghệ thuật : Phép liệt kê.
- Giúp người đọc hình dung được sự
phong phú, đa dạng của các làn điệu
ca Huế.
2. Cảnh ca Huế trên sông Hương.

- Thời gian: Đêm. Đêm đã về khuya.
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ
Cương cùng tiếng chuông chùa Thiên
Mụ gọi năm canh.
Đêm khuya, yên tĩnh.
- Không gian: Thành phố lên đèn như
sao sa. Màn sương dày hẳn lên, cảnh
vật mờ đi trong một màu trắng đục.
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng
sông trăng gợn sóng. Không gian yên
tĩnh .
đẹp, thơ mộng, huyền ảo.
- Địa điểm: Trên con thuyền rồng này
xưa kia chỉ dùng cho vua chúa. Con
thuyền bồng bềnh trên sông Hương.
Sân khấu thuyền rồng (độc đáo).
- Các loại nhạc cụ: Đàn tranh, đàn
nguyệt, đàn Tì Bà, nhị, đàn tam, đàn
bầu, sáo, cặp sanh.
Độc đáo, phong phú, đa dạng.
- Trang phục của các nghệ sĩ: Nam
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 3
Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
? Nhận xét về các trang phục của các
ca công?
- Cách chơi đàn?
? Nhận xét về tài năng của các ca
công?
- Cách thưởng thức:
? Cách thưởng thức ca Huế có gì độc

đáo?
? Và trình tự của một đêm ca Huế
diễn ra như thế nào?
? Em có nhận xét gì về các trình tự
này? Tác dụng gì?
? Ca Huế là tâm hồn Huế. Vậy từ lời
ca, trang phục của các ca công, từ nội
dung, giai điệu của các thể điệu, ca
Huế đã phản ánh điều gì về tâm hồn
người dân xứ Huế?
? Tại sao có thể nói nghe ca Huế là
một thú vui tao nhã?
* Một thú vui tao nhã: Không phải
ngẫu nhiên mà ca Huế đựơc công nhận
là một di sản văn hoá phi vật thể của
Việt Nam. Nghe ca Huế, không chỉ đến
với âm nhạc mà còn đến với tất cả
những gì tinh tuý của thiên nhiên và
con người: cái yên tĩnh của đêm, cái
huyền ảo của dòng sông thơ mộng, cái
cổ kính linh thiêng của những chùa
mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội
khăn xếp, nữ áo dài khăn đóng duyên
dáng - chiếc áo dài Việt Nam.
truyền thống, duyên dáng, lịch sự,
rất Việt Nam.
- Cách chơi đàn: Nhạc công dùng các
ngón đàn trau chuốt như ngó nhấn,
mổ, vỗ, vả, ngón day, chớp, búng,
ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc

khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao
động tận dáy hồn người.
điêu luyện: kĩ năng, kĩ xảo.
- Cách thưởng thức: Đêm nằm trên
dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế
với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
Trực tiếp. Khoảng cách giữa người
nghe và người trình diễn rất gần. Nét
riêng của dân ca nói chung.
- Trình tự:
+ Mở đầu là những âm thanh của dàn
hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ,
kim tiền, xuân phong, long hổ du
dương, trầm bổng, réo rắt.
+ Đêm về khuya là những khúc điệu
Nam buồn man mác, thương cảm, bi
ai, vương vấn hoặc tứ đại cảnh không
vui không buồn.
đầy sức quyến rũ, xao động tận đáy
hồn người.
- Người Huế là những người lịch lãm,
nhã nhặn, thanh cao, nội tâm phong
phú (âm thầm, kín đáo, sâu thẳm ).
Và đó cũng chính là vẽ đẹp của con
người Việt Nam ta.
=> Thưởng thức ca Huế là một thú
vui tao nhã.
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 4
Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
chiền lăng tẩm, cái dìu dặt của tiếng

hát tiếng đàn, cái cổ xưa mà thanh
thoát trong cách ăn vận của con
người Nghe ca Huế con người như
thoát khỏi cỏi tục để đến với cái đẹp và
thơ - cái đẹp và thơ chỉ có trong thời
gian ấy, khung cảnh ấy, trang phục ấy.
Quả thật chúng ta cũng có thể thấy
được điều này trong lời của một điệu
hò mái nhì (dân ca Huế):
“Đất Thừa Thiên trai hiền, gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc, đền
rồng.
Tháp bảy tầng, thánh miếu, chùa ông.
Chuông khua Biệu Đế, trống rung tam
toà
Cầu Trường Tiền mười hai nhịp bắc
qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi
khách âu ca thái bình,
Chúng ta hãy một lần đến Huế và thả
hồn trên dòng Hương Giang thơ mộng
cùng lời ca xao động đến rộn lòng.
* GV chuyển ý: Vâng để có được
những đặc sắc trên trước hết phải kể
đến nguồn gốc hình thành của các thể
điệu này. Chúng ta
? Ca Huế được hình thành từ đâu?
- GV giới thiệu những đặc sắc cơ bản
của hai dòng nhạc này.
3. Nguồn gốc của ca Huế:

- Nhạc dân gian và nhạc cung đình.
NHẠC DÂN GIAN NHẠC CUNG ĐÌNH
là các làn điệu dân ca, điệu hò,
điệu lí, bắt nguồn từ cuộc sống
lao động sản xuất hàng ngày nên
thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
là nhạc dùng trong các buổi lễ
tôn nghiêm trong cung đình của
vua chúa, nơi tôn miếu của triều
đình phong kiến, thường có sắc
thái uy nghi, trang trọng.
? Nguồn gốc đó đã tạo nên đặc điểm
của ca Huế theo em đó là gì?
? Từ những phân tích hãy trình bày
hiểu biết khái quát của em về cố đô
Huế?
- HS đọc ghi nhớ SGK, Tr.104.
- Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui vừa uy
nghi, trạng trọng.
* Ghi nhớ: SGK, Tr.104.
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 5
Trường THCS Nguyễn Trãi Năm học 2009 - 2010
? Ngoài ca Huế em còn biết đến những
làn điệu dân ca nào khác? Em hãy
trình bày một làn điệu dân ca bất kì
bằng lời hát của mình?
III. LUYỆN TẬP:
- Ca trù, quan họ Bắc Ninh, hò khoan
Lệ Thuỷ, Dân ca Nghệ Tĩnh, tuồng,
chèo,

IV. CỦNG CỐ:
Cho HS nghe một làn điệu ca Huế và yêu cầu HS tìm hiểu thêm.
Tổ chức trò chơi cho 4 đội (4 tổ) với các nội dung trong bài học bằng cách
trả lời “Đúng” hoặc “Sai”.
V. DẶN DÒ:
- Nắm nội dung bài học.
- Tìm những làn điệu dân ca Huế.
- Chuẩn bị bài “Liệt kê”.
Giáo án: Ngữ văn 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Dung 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×