Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai 38. sinh hoc 11 nc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.74 KB, 5 trang )

Trường THPT Thanh Bình 1
GVHD: Phạm Tấn Phong GIÁO ÁN SINH HỌC 11 (NC)
SV soạn: Phan Thị Huyền Trang
Ngày soạn: 28/2/2010
Tuần……, tiết thứ ……
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
− Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của nhóm hoocmon sinh trưởng (tuyến
yên) và tiroxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.
− Liệt kê được các nhóm hoocmon và vai trò của chúng trong sự điều hoà biến thái ở
sâu bọ, ở ếch nhái; điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hoà
chu kỳ sinh sản.
− Giải thích được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Kỹ năng
− Có kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố
bên trong đối với sự sinh trưởng và phát triển.
3. Thái độ
− Có thế giới quan khoa học khi nghiên cứu, giải thích một số hiện tượng như người
lùn, người khổng lồ, …
− Nâng cao ý thức và hiểu biết về các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV
− Giáo án
− Tranh phóng to hình 38.1, 38.2 SGK sinh học 11 nâng cao.
2. Chuẩn bị của HS
− Học bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
− Nghiên cứu trước bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


− Hỏi đáp - tìm tòi có sử dụng phương tiện trực quan
− Thuyết trình
− Giảng giải
IV. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
− Sự sinh trưởng ở động vật chịu tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như giới
tính và hoocmon, trong đó hoocmon là quan trọng nhất.
− Sự sinh trưởng của động vật được điều hòa bởi hoocmoon sinh trưởng và hoocmoon
tiroxin.
− Sự phát triển qua biến thái được điều hòa bởi hoocmon ecđixơn (sâu bọ) và
hoocmon tiroxin (ếch).
− Chu kì động dục ở động vật, chu kì kinh nguyệt ở người được điều hòa bởi
hoocmon ơstrôgen, progesterone, HCG.
- 1 -
− Mối hệ giữa sinh trưởng và phát triển
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp( 1phút)
− Quan sát tổng quan trên lớp.
− Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1. Nêu điểm khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ? Cho ví dụ ? Nêu các kiểu phát
triển của động vật ? Cho ví dụ.
Câu 2. Phân biệt các hình thức phát triển ở động vật ?
3. Dạy bài mới (35 phút)
 Vào bài
Ở bài trước chúng ta đã biết thế nào là sinh trưởng, phát triển ở động vật ? Có những
dạng phát triển gì ? Vậy, sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào ?
Cơ chế tác động của các nhân tố đó ra sao ? Để biết được điều đó hôm nay chung ta cùng
tìm hiểu sang “bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV: Trước hết chúng ta tìm
hiểu về ảnh hưởng của các nhân
tố bên trong đối với sự sinh
trưởng và phát triển của động
vật.
GV: Các nhân tố bên trong ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật bao gồm những
nhân tố nào?
GV: Ngoài các nhân tố như giới
tính, hoocmon sinh trưởng và
phát triển thì nhân tố di truyền
cũng ảnh hưởng đến tốc độ lớn
và giới hạn lớn của mỗi loài
sinh vật.
VD: Con voi và con bò đều ăn
cỏ nhưng con voi to hơn con bò
rất nhiều đó là do nhân tố di
truyền bên trong con voi và con
bò quy định.
GV: Đó là ở các loài sinh vật
khác nhau. Tuy nhiên hôm nay
chúng ta chỉ nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển trong cùng
1 loài. Chúng ta qua phần 1.
GV: VD: Mối chúa lớn rất
nhanh, cơ thể dài gấp đôi và
nặng gấp 10 lần mối đực.
HS: Giới tính và các

hoocmon sinh trưởng và
phát triển.
HS: Trong cùng một loài,
sự sinh trưởng và phát
triển của con đực và con
I. Ảnh hưởng của các nhân
tố bên trong
1. Giới tính
− Trong cùng một loài, sự
sinh trưởng và phát triển của
con đực và con cái có thể khác
- 2 -
Qua ví dụ trên, em nào có thể
cho cô biết giới tính có ảnh
hưởng như thế nào đối với sự
sinh trưởng và phát triển ở động
vật?
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời
đúng và ghi nội dung lên bảng.
GV: Em nào có thể lấy cho cô
ví dụ khác chứng tỏ giới tính có
ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ?
GV: Đó là ở các loài động vật,
còn ở người thì sao ? Các em
hãy nhìn vào đồ thị hình 38.1 và
cho cô biết: Em có nhận xét gì
về tốc độ tăng khối lượng của
con trai so với con gái ở những
thời điểm khác nhau?

GV: Bổ sung để hoàn thiện câu
trả lời. Như vậy giới tính có ảnh
hưởng như thế nào đến sinh
trưởng và phát triển ở người?
GV: Như vậy là chúng ta đã
biết giới tính có ảnh hưởng như
thế nào đối với sinh trưởng và
phát triển, thế còn các hoocmon
có ảnh hưởng như thế nào ? Để
tìm hiểu điều đó, chúng ta qua
phần 2
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng như
sau:
Tên
hoocmon
Nơi
sản
xuất
Tác
dụng
a. Hoocmon
điều hòa sinh
trưởng
- GH
- Tiroxin
b. Hoocmon
điều hòa phát
triển
- Điều hòa sự
biến thái

+ Ecđixơn
+ Tiroxin
cái có thể khác nhau.
Thường thì con cái có tốc
độ lớn nhanh hơn và sống
lâu hơn con đực.
HS: Nghiên cứu trả lời.
HS:
− Con trai: trốc độ sinh
trưởng tăng lúc 6 tuổi và
lúc 17 tuổi.
− Con gái: tốc độ sinh
trưởng nhanh ở 13 tuổi.
HS: Ở người, tốc độ sinh
trưởng của con trai và con
gái không giống nhau.
-
nhau. Thường thì con cái có
tốc độ lớn nhanh hơn và sống
lâu hơn con đực.
− Ở người, tốc độ sinh trưởng
của con trai và con gái không
giống nhau.
2. Các hoocmon sinh trưởng
và phát triển: (nội dung bảng
bổ sung sau)
- 3 -
+ Juvenin
- Điều hoà sự
tạo thành các

tính trạng
sinh dục thứ
sinh
+ Ơstrogen
+Testosteron
- Điều hoà
chu kỳ kinh
nguyệt
+ FSH
+LH
+ Ơstrogen
+ Prôgestêron
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu
hỏi để hoàn thành bảng
GV: Nghiên cứu SGK, em hãy
cho cô biết: điều hoà sự sinh
trưởng có những hoocmon
chính nào?
GV:
Nhóm 1:
- Hoocmon GH được tiết ra từ
đâu ? có vai trò gì trong sự sinh
trưởng của động vật ?
- Vì sao ở giai đoạn trẻ em, nếu
thừa GH sẽ dẫn đến bệnh khổng
lồ (trong khi thiếu GH gây bệnh
lùn). Nếu muốn chữa bệnh lùn
thì tiêm GH ở giai đoạn nào?
Tại sao ?
- Tiroxin do tuyến nào tiết ra ?

có tác dụng như thế nào ? biểu
hiện thiếu tiroxin ?
Nhóm 2:
- Biến thái ở ếch nhái được điều
hòa bởi hoocmon nào ? được
tiết ra từ đâu ? vai trò ?
- Các hoocmon Juvenin,
Ecđixơn có nguồn gốc từ đâu ?
Có vai trò gì ?
Nhóm 3:
- Thế nào là tính trạng sinh dục
thứ sinh ?
- Các tính trạng sinh dục thứ
HS: Nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi hoàn thành
bảng.
HS: Hoocmon sinh trưởng
(GH) và tiroxin.
- 4 -
sinh được điều hòa bởi
hoocmon nào ? Do tuyến nào
tiết ra ? Có vai trò gì ?
Nhóm 4:
- Độ dài chu kì sinh sản của các
loài động vật khác nhau thì có
khác nhau không ? cho ví dụ.
- Tuổi dậy thì ở người diễn ra ở
độ tuổi nào ? Đến tuổi dậy thì
trong cơ thể có những biến đổi
gì ?

- Chu kì kinh nguyệt được điều
hòa bởi những hoocmon nào ?
nguồn gốc ? tác dụng ?
GV: Yêu cầu học sinh nhìn vào
sơ đồ hình 38.2 và trả lời lệnh
trong SGK.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời và
dùng tranh vẽ để giảng giải cho
HS hiểu.
HS: Thảo luận, nghiên cứu
SGK trả lời câu hỏi hoàn
thành bản.
HS: Nghiên cứu trả lời.
4. Củng cố (4 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào?
A. tirôxin
B. ơstrôgen
C. testostêrôn
D. ecđixơn và juvenin
Câu 2. Ở nữ, hoocmôn nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp?
A. tirôxin
B. ơstrôgen
C. testostêrôn
D. ecđixơn và juvenin
Câu 3. Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non ?
A. sự phát triển trí tuệ kém
B. chậm lớn hoặc ngừng lớn
C. chịu lạnh kém
D. cả a, b và c

5. Dặn dò (1 phút)
− Học bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
− Xem trước bài 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
+ Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở động vật.
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×