Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.58 KB, 8 trang )



Đột phá mới
trong nghiên cứ
u
tế bào gốc




Các khoa học gia Hàn Quốc nói
họ đã tạo ra những tế bào gốc
phôi người đầu tiên mà họ nói đã
được điều chỉnh để cho phù hợp
với gen của những người bị bệnh.


Họ tuyên bố đây sẽ là bước đầu
tiên tiến tới việc cấy ghép mà hệ
thống miễn dịch của các bệnh nhân
sẽ không chối bỏ.

Tế bào gốc có khả năng được
chuyển thành rất nhiều loại tế bào
khác nhau.


Nghiên cứu

Nghiên cứu về nhân bản lâu nay
thường được coi là bước đột phá


trong nghiên cứu về tế bào gốc.

Công việc nghiên cứu này được m

rộng từ nghiên cứu của nhóm khoa
học gia Hàn Quốc vào năm ngoái,
khi họ chuyển mẫu gen từ mô của
một phụ nữ vào trong trứng của bà
ta.

Thế nhưng tỉ lệ thành công trong
các thí nghiệm đó rất thấp, khó có
thể đưa vào áp dụng thực tiễn:
trong hơn 200 lần thử nghiệm thì
chỉ có một lần thành công trong
việc cấy tế bào gốc.

Với những kỹ thuật được cải thiện,
tỉ lệ thành công giờ đây là ở mức
1/10 hoặc 1/15.

Thêm vào đó, mẫu gen của họ là từ
những người tình nguyện không có
liên hệ với người cho trứng, từ phụ
nữ tới nam giới, từ người trẻ đến
người già.

Một mục đích của
nghiên cứu là tìm ra
cách thức tạo ra các

mẫu cấy ghép mà về
mặt gen di truyền là
phù hợp với bệnh
nhân, để cho hệ thống
miễn dịch của họ
không chối bỏ những
cấy ghép này.

Các nhà nghiên cứu nói các tế bào
gốc của họ phù hợp một cách hoàn
hảo.
Tế bào gốc
phôi người
là bước đột
phá trong
việc chữa
bệnh?


Tại một cuộc họp báo ở Luân Đôn,
người đứng đầu nhóm khoa họ
c gia
này là giáo sư Woo Suk Hwang tỏ
ra hết sức vui mừng trước kết quả
thu được.

Ông nói: "Báo cáo này tạo ra bước
đại nhảy vọt cho khoa học, tiến tới
ngày mà một số bệnh tật và thương
tích kinh khủng nhất của con ngườ

i
có thể được chữa trị một cách hữu
hiệu thông qua việc sử dụng tế bào
gốc".


Khả năng chữa bệnh

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh
rằng sẽ mất nhiều thời gian trước
khi việc cấy ghép an toàn có thể
được thực hiện để chữa những bệ
nh
như Parkinsons, tiểu đường, rối
loạn miễn dịch di truyền.

Họ cũng cho biết thêm rằng kỹ
thuật này sẽ cho phép các khoa học
gia có phương thức mới để hiể
u chi
tiết thực sự những chứng bệnh này
gây tác hại ra sao.

Bằng việc lấy mẫu gen của các
bệnh nhân trong giai đoạn mới bị
bệnh, và nhân bản ra để tạo ra
những mẫu cấy ghép tế bào gốc
mới, các nhà nghiên cứu có thể
theo dõi chi tiết ở phạm vi phân tử
để xem một căn bệnh phát triển thế

nào và nó gây tác hại ra sao.

Theo giới quan sát, đây có thể là
một đóng góp lớn nhất của việc
nghiên cứu này cho lĩnh vực y tế.


Chia rẽ

Tuy nhiên, việc nghiên cứu tế bào
gốc cũng là chủ đề gây chia rẽ sâu
sắc: Hoa Kỳ và các cộng đồng
Công giáo phản đối chuyện này,
trong khi các nước Tây Âu và
nhiều khu vực khác trên thế giới lạ
i
ủng hộ.

Những người phản đối nói nghiên
cứu này không đạo đức, vì tế bào
gốc là từ các phôi người mà sẽ
không bao giờ được phát triển
thành người thực sự.

Họ còn nói nghiên cứu này sẽ dẫn
tới việc nhân bản người.

Tuy nhiên, các khoa học gia Hàn
Quốc khẳng định nghiên cứu của
họ không phải về nhân bản người,

mà chỉ là nhân bản để chữa bệnh.

×