Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Từ rượu vang đến phân vi sinh làm từ vỏ cà phê pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.67 KB, 12 trang )



Từ rượu vang đến
phân vi sinh làm t

vỏ cà phê


Vỏ cà phê lâu nay vẫn phải bỏ
đi vì gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng có năm sinh viên không
những đã giải quyết bài toán ô
nhiễm của vỏ cà phê mà còn
làm ra được những sản phẩm
có giá trị.

Đó là các bạn: Phan Th
ị Thanh
Hoài, Đặng Ngọc Huê, Nguyễn
Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ
Quỳnh Như và Nguyễn Bá
Dũng (ĐH Tây Nguyên) vừa
đoạt giải nhất cuộc thi “Phát
minh xanh Sony 2004” với đề
tài “Nghiên c
ứu ứng dụng công
nghệ sinh học trong xử lý phế
thải chế biến ướt cà phê”.

Từ rượu vang


Công nghệ chế biến ướt cà phê
tạo ra sản phẩm chất lượng cao,
có thể bán với giá cao hơn nên đ
ã
được nhiều công ty cà phê đầu
tư. Tuy nhiên công nghệ này
thường kèm theo lượng nước
thải, vỏ thải rất lớn đã gây ô
nhiễm môi trường không khí và
nguồn nước ở các khu dân cư.
Trung bình, mỗi tấn sản phẩm cà
phê thu hoạch thải ra khoảng 0,5
tấn vỏ.


Thanh Hoài, trưởng nhóm nghi
ên
cứu, cho biết: “Ở Đắc Lắc, mỗi
năm có khoảng 200.000-250.000
tấn rác là vỏ cà phê, thường đư
ợc
đốt hoặc để phân hủy tự nhiên
gây lãng phí hữu cơ và ô nhiễm
môi trường, trong khi hàng trăm
nghìn hecta đất trồng cà phê
thiếu nguồn hữu cơ”.

Là dân Tây Nguyên, cuộc sống
gia đình gắn với cây cà phê,
nhóm bạn trẻ lớp trồng trọt

K.2001, khoa Nông lâm cứ trăn
trở mãi điều này. Cuối cùng,
nhóm đã cùng ngh
ĩ đến giải pháp
đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê
và quyết định chọn hướng nghi
ên
cứu ứng dụng công nghệ sinh
học để xử lý vỏ cà phê của công
nghệ chế biến ướt.

Bắt đầu từ tìm hiểu thành phần
hóa học của vỏ cà phê, nhóm đã
phát hiện vỏ cà phê của công
nghệ chế biến ướt có hàm lượng
đường rất cao (14,4%), trong đó
đường khử chiếm tới 12,4%,
cùng với hàm lượng protein
(10,1%) và 18 loại axit amin là
nguyên liệu tốt để có thể lên
men, sản xuất rượu vang hoặc
cồn.

Hàm lượng hữu cơ trong đó c
ũng
rất cao. Hàm lượng cellulose
trong vỏ cà phê là 63,2% và
lignin là 17,7% - hai thành phần
nếu được phân hủy sẽ tạo mùn.
Ngoài ra, còn có hàm lượng

protein (11,2%) cùng các loại
khoáng vi lượng cao

Quả là nguồn nguyên liệu lý
tưởng để làm ra phân hữu cơ vi
sinh có hàm lượng hữu cơ cao,
dinh dưỡng khoáng đầy đủ và
cân đối có thể bón lại cho cây cà
phê.

Từ đó, nhóm đưa ra một qui tr
ình
sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê
chế biến ướt. Sau khi thu hoạch
rửa qua nước sạch, để ráo, phối
trộn nguyên liệu theo tỉ lệ: vỏ cà
phê tươi 15kg, 1kg nho chín (tận
dụng nguồn nấm men tự nhiên ở
vỏ trái nho) và 1kg đường.

Trải từng lớp vỏ cà phê 5cm, m
ột
ít nho, đường khoảng 1cm vào
bình ủ cho đến hết, sau đó cho
vào bình và đậy kín nắp lại, để ở
nhiệt độ 25ºC khoảng 6-10 tuần
là có thể chiết lấy rượu. Sau
khoảng 45 ngày lên men, loại
rượu thành phẩm này mùi thơm
cay, vị ngọt nhẹ, nếu để lâu hơn

sẽ có chất lượng tốt hơn.

Hơn tám tháng nghiên cứu chế
biến ròng rã, những chai rượu
vang được kiểm nghiệm cho kết
quả ngoài sự mong đợi với các
chỉ tiêu chất lượng: màu vàng
sẫm, hơi đục, thơm dịu không
còn mùi nồng của vỏ cà phê, cụ
thể độ chua 4,1, độ rượu 11,3%,
đường khử 2,0g/lít, chất khô
28g/lít, khoáng 3,4g/lít.


… đến phân hữu cơ vi sinh

Đặng Ngọc Huê cho biết: “Để
kết quả nghiên cứu chính xác
nhất, tụi mình phải thí nghiệm cả
tấn vỏ cà phê. Cả nhóm phải
chạy đến các công ty cà phê xin
vỏ”. “Sợ nhất là những lúc đi lấy
vỏ cà phê, ai gặp cũng né, vì
mùi hôi từ vỏ cà phê bám trên
người, dù đã tắm rửa mấy
nước ” - Dũng thú thật.

Nhưng rồi nhóm cũng đã xây
dựng được qui trình sản xuất
phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

với công thức phối trộn: 1,5 tấn
vỏ cà phê, 30kg vôi, 35kg phân
lân, 7kg phân urê, 100kg phân
chuồng, 1kg xạ khuẩn, nấm
trichoderma. Ủ nguyên liệu, che
đậy kỹ bằng rơm rạ, lá cây, túi
nilông, giữ độ ẩm khoảng 50%
trong suốt quá trình ủ. Định kỳ
đảo phân một lần/tuần và theo
dõi nhiệt độ của đống ủ hằng
ngày trong bốn tuần.

Khi vỏ cà phê đã được phân hủy
hết tạo thành phân hữu cơ rồi
hong khô bằng cách rải đều,
mỏng trong bóng râm mát cho
đến khi độ ẩm đạt khoảng 25%
thì có thể bón thẳng, không cần
nghiền vì phân đã rất mịn.

Để chắc ăn, mẫu phân đã được
nhóm bạn trẻ này phân tích tại
Viện Khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp Tây nguyên. Kết quả
cho thấy phân từ vỏ cà phê đạt
chỉ tiêu chất lượng cao hơn một
số loại phân trên thị trường. Rồi
họ mang ra rẫy vườn thử nghiệm
với cây đậu phộng, rau cải ngọt.
So với nhiều loại phân khác,

năng suất tăng thêm 30%, tránh
được sâu bệnh

Hoài cho biết: “Hiện nay trên thị
trường các loại phân hữu cơ vi
sinh có giá trung bình khoảng 1
tri
ệu đồng/tấn, trong khi sản xuất
phân vỏ cà phê chỉ có
422.500đ/tấn, qui trình sản xuất
lại khá đơn giản”.

Không dừng lại ở đây, nhóm bạn
trẻ này cho biết sẽ tiếp tục mở
rộng nghiên cứu của mình: với
hàm lượng đường, protein,
khoáng, axit amin rất phong phú,
hơn cả ngô và đậu tương, vỏ cà
phê còn có thể lên men làm thức
ăn gia súc giàu dinh dưỡng, lên
men yếm khí sản xuất biogas
cung cấp năng lượng sạch cho
các dây chuyền sấy cà phê

×