Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hướng dẫn gõ 10 ngón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.14 KB, 2 trang )

Tài liệu hướng dẫn gõ 10 ngón
1. Bạn nên chuyển kiểu gõ VNI sang TELEX.
2. Nhớ cách gõ telex (lúc đầu thì hơi khó 1 chút).
3. Bạn phải thuộc các phím bằng cách nhớ các chữ trên từng ngón tay
trái và phải, cụ thể:
Bên tay trái:
- Ngón út: Q, A, Z
- Ngón cam (hoặc danh): W, S, X
- Ngón giữa: E, D, C
- Ngón trỏ: R, T, F, G, V, B
- Ngón cái: Space bar (phím cách)
Bên tay phải:
- Ngón trỏ: Y, U, H, J, N, M
- Ngón giữa: I, K
- Ngón cam: O, L
- Ngón út: P
- Ngón cái: Space bar (phím cách).
4. Bạn tập gõ từng ngón theo các chữ trên rồi tập đến nhiều ngón trên 1
bàn tay rồi 2 bàn tay và cuối cùng tập gõ các đoạn văn ngắn rồi đến dài
mà không nhìn bàn phím.
Đánh máy nhanh bằng cả 10 ngón tay không khó lắm đâu, quan trọng
là đánh đúng cách và phải kiên nhẫn tập luyện một thời gian là được
ngay thôi. Sau đây là một trong số các cách đánh máy bằng 10 ngón mà
khi quen rồi thì bạn không cần phải nhìn bàn phím và thậm chí là cả màn
hình nữa.
5. Cách đặt hai bàn tay (rất quan trọng):
Với bàn tay trái: ngón út (chữ A), ngón áp út (S), ngón giữa (D), ngón
trỏ(F). Với bàn tay phải:ngón trỏ(J), ngón giữa(K), ngón áp út (L), ngón út
(;). Hai ngón cái thì đặt ở phím dài (space) và hai ngón này thay nhau
đánh phím này mà thôi. Lưu ý, các phím F và J có một gờ nổi lên để dễ
đặt các ngón đúng vị thế ban đầu.


6. Phân công nhệm vụ các ngón: (tùy biến)
a. Tay trái:
* Ngón áp út: sẽ đánh các phím S, W, X, 2.
* Ngón giữa: D, E, C, 3
Trần Hoàn Trường THPT Bến Quan
Tài liệu hướng dẫn gõ 10 ngón
* Ngón trỏ: F, R, G, T, V, B, 5, 6.
* Ngón út: sẽ đánh các phím bên trái còn lại nh: Q, Z, Cap Lock, Shift ,
nói chung là từ phần ngón áp út đến hết khu phím bên trái.
b. Tay phải:
* Ngón trỏ: J, U, Y, H, N, M, 7, 8.
* Ngón giữa: K, I, , 0.
* Ngón út: các phím còn lại bên phải như P, /, ', Enter nói chung là toàn
bộ các phím bên phải kể từ ngón áp út. Chỉ cần nhớ các ngón trỏ và
ngón giữa của hai tay thì phần kia sẽ là các ngón còn lại, và bạn có thể
dễ dàng suy ra chúng trong quá trình luyện tập. Khi đánh phải có sự độc
lập giữa các ngón, tức là sự di chuyển của ngón này sẽ không làm ngón
kia di chuyển theo (hơi khó). Sau khi đánh một phím nào đó thì phải lập
tức di chuyển ngay ngón đó trở về vị trí đặt ngón ban đầu (rất khó).
Ngoài ra, bạn nên chọn kiểu gõ Telex, vì nó vừa nhanh và chính xác hơn
kiểu VNI. Có một số phần mềm giúp bạn tập đánh máy nhanh 10 ngón
và không cần nhìn vào bàn phím, nhưng đơn giản, dễ sử dụng và không
làm mệt mắt là những phần mềm cổ điển chay trên DOS như Touch,
CPT Personal Touch-Typing, hoặc phần mềm tập đánh máy tiếng Việt
Vntyping.
Trần Hoàn Trường THPT Bến Quan

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×