Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sổ tay phụ huynh - Phần 10 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 6 trang )

7 tính xấu của những cha mẹ
7 tính xấu của những cha mẹ chưa tròn trách nhiệm
Chúng ta có thể có những tính xấu, nếu mà để cho con trẻ tiếp xúc những tính xấu
ấy “quá liều” thì có thể làm tổn hại đến những tính cách và tương lai của con trẻ.
Sau đây là liệt kê của 7 tính xấu đặc trưng mà các bậc cha mẹ nên tránh vì những
tính xấu này tác động trực tiếp tới cuộc sống của con trẻ. Tuy nhiên, nó cũng
không phải là điều không thể sửa được.
1. Tính ích kỷ: Họ đòi hỏi con cái trước hết phải thỏa mãn những đòi hỏi của họ,
chẳng hạn đòi hỏi con cái phải yêu thương họ, phải làm vui lòng họ, không được
xa lánh họ, và phải biết nghe lời, vâng theo mệnh lệnh của họ. Họ hay ra lệnh,
buộc con cái phải học giỏi, tham gia một số hoạt động để rồi họ được hưởng
những tiếng khen do con cái họ đem lại. Nhiều lúc, họ không chịu hy sinh bản
thân vì lợi ích trưởng thành của con cái họ.
2. Sự thù hằn: Họ sử dụng quyền về thể xác và tinh thần làm tổn thương đứa trẻ,
có lẽ vì họ ganh tị với năng lực, sự thành đạt của con cái. Có khi họ ganh tị cả đến
tuổi trẻ của con cái họ nữa. Họ xem con cái như “bia đỡ đạn” để trút những cơn
giận dữ, sự thù ghét lên chúng vì họ chẳng ưa gì bản thân, thù địch với mọi người
và thế giới nói chung. Họ từ chối góp ý, không muốn đối xử tốt và không thích
con cái sống thoải mái vì chính ho đã từng, và có thể cả bây giờ nữa, sống thiếu
những điều đó. Trong mọi cuộc tranh luận họ bao giờ cũng bắt mọi người nghe
theo lời phán bảo cuối cùng của họ, trong những trò chơi và những môn thể thao
họ thích bao giờ họ cũng đánh bại con cái. Khi con cái họ thành công một việc gì
đó, họ sẽ làm đứa trẻ cụt hứng ngay bằng cách kể lể những thành tích vượt trội mà
họ đã từng làm được.
3. Đạo đức giả: Họ luôn tỏ ra là mình hiểu biết giá trị của của cải vật chất nhưng
lại xem thường sự hy sinh của người khác. Họ tỏ thái độ tự mãn cho rằng mình am
tường ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, họ khước từ tạo điều kiện cho con cái có
thời gian để thổ lộ quan điểm sống và những nguyên tắc đạo đức. Họ bướng bỉnh
không chịu nhận lỗi cho dù có thể trong thâm tâm họ biết mình đạo đức giả và có
tội với mọi người, họ lên lớp với mọi người về đạo đức ở đời nhưng chẳng mấy
khi làm việc thiện.


4. Tính hoài nghi: Bao giờ họ cũng gây khó khăn trở ngại cho người khác vì họ
luôn chỉ bảo cái này đúng, cái kia sai, đáng lẽ phải làm cái này và làm thế này mới
phải… Nói chung họ luôn nhìn mọi người với đôi mắt ngờ vực, miễn cưỡng lắm
họ mới tin cậy người khác, thậm chí đến bản thân họ, họ cũng hoài nghi luôn.
Nguy hiểm hơn nữa, họ lại đi dạy con cái nhìn cuộc sống và tương lai thật ảm đạm
và vô vọng.
5. U sầu: Tâm hồn họ lúc nào cũng nặng nề đau khổ mà chẳng thể nào xua tan
được. Họ chẳng còn thời giờ để dạy dỗ chăm sóc con cái hay cùng vui sướng chia
sẻ niềm vui cuộc sống của con cái họ, suốt ngày họ hối tiếc nhìn lại “thời hoàng
kim xa xưa” của họ, họ luôn chép mệng thở dài than ngắn “giá như ngày trước…”.
Họ lại còn đòi hỏi con cái phải an ủi họ, thông cảm cho những nỗi đau đó rồi mới
thỏa mãn những nhu cầu của con cái họ. Họ sống bấu víu vào nỗi u sầu đau đớn
đến độ chẳng còn hiểu giá trị, chẳng còn biết vui chung với niềm hạnh phúc và
thành đạt của đứa trẻ cho thật trọn vẹn. Họ lại còn dạy bảo con cái hãy biết bù đắp
cho sự thiếu sót của họ về cá tính và sự thiếu sót về vật chất bằng cách như phải tỏ
ra thật tự tin vững vàng, phải biết làm giầu và trở nên nổi tiếng.
6. Khúm núm lệ thuộc vào người khác: Họ luôn khúm núm đợi lệnh của người
khác sai bảo và thế là họ rất dễ nóng nảy tức giận. Họ có rất ít, hoặc hầu như
không có năng lực để truyền sang con cái. Họ quá chiều chuộng hoặc có thể nói là
phục dịch con cái và rồi lại thắc mắc không hiểu vì sao dẫn đến tình cảnh đứa trẻ
luôn ỷ nại hoặc tệ hơn nữa là đôi khi chúng coi thường không tôn trọng cha mẹ
chúng nữa.
7. Sống thụ động: Họ luôn dị ứng, chống đối lại những thay đổi, những tư tưởng
tương đối mới lạ. Họ dạy con cái nên sống thật cầu toàn và cứ tiếp tục sống nếp
sống cũ, quen thuộc. Họ tạo cho con cái một lối sống quá sáo mòn đến độ nhàm
chán, một lối sống mà hết ngày này lại ngày khác lặp đi lặp lại y chang như những
sự việc, những hoạt động quen thuộc. Một lối sống mà con cái họ hầu như chẳng
có thời gian hay giây phút rảnh rỗi nào để dám tự thử ý mình trong những thử
thách mới lạ. Họ chẳng dám thử kết bạn mới, chẳng dám đi nghỉ mát chỗ mới lạ
và thậm chí không dám xem những chương trình tivi có thay đổi mới lạ chút ít,

những chương trình sẽ mở rộng tầm hiểu biết, kích thích trí tò mò tự nhiên của con
trẻ.
8 cách bảo vệ con
Khi trẻ la cà chơi nhà hàng xóm, ra sân hoặc đi công viên với bạn bè, cha mẹ
thường không an tâm. Nhưng bạn không thể lúc nào cũng giữ chặt con bên mình.
Chuyên gia tâm lý Gavin Becker đưa ra 8 giải pháp bảo vệ con trong đó có nhiều
quan điểm mới.
1. Thiết lập môi trường an toàn: Môi trường an toàn cho trẻ là bạn bè và hàng
xóm. Khi đi chơi, phải đảm bảo có hai bạn của con cùng đi. Thường xuyên mang
con sang chơi nhà hàng xóm, chính họ sẽ giúp con bạn nếu trẻ gặp phải rắc rối.
Dạy trẻ luôn nhớ số điện thoại nhà và số điện thoại cấp cứu.
2 Dạy trẻ không được la cà: Hoạch định cho trẻ thói quen về giờ giấc. Mỗi khi
trẻ ra khỏi nhà, chúng cần biết rõ mình sẽ đi bao lâu, muốn vậy cần giúp trẻ hạn
định thời gian. Thói quen đúng giờ của trẻ sẽ giúp bạn bớt lo lắng khi con ra khỏi
nhà.
3. Dạy trẻ cách diễn tập: Trước khi cho phép trẻ đi chơi một mình, hãy tập cho
trẻ cách đối phó với những nguy hiểm dọc đường có thể xảy ra, cả những tình
huống xấu nhất. Giải thích cho trẻ vì sao những nguy hiểm sẽ xảy ra và khi đó
chúng phải làm gì.
4. Khuyến khích trẻ nói chuyện với người lạ: Nhiều bậc phụ huynh thường dạy
cho con mình dè dặt với người lạ. Điều này sai vì có hàng triệu người lạ sẽ là
người tốt giúp con bạn khỏi đi lạc hoặc trẻ gặp rắc rối. Dạy trẻ biết tự tin khi đến
gần người lạ để tìm sự giúp đỡ, khi bị lạc đường, bởi người lạ khác người xấu.
Trẻ có tâm lý không nói chuyện với người lạ sẽ không có cơ hội phát triển sự đánh
giá, kinh nghiệm hoặc khả năng phân biệt hay bảo vệ mình khỏi sự dụ dỗ của kẻ
xấu. Thay vì dặn con "đừng nói chuyện với người lạ", hãy dặn có thể nói chuyện
với ngưòi lạ nhưng không được đi cùng khi họ rủ rê.
5. Những chọn lựa an toàn để tạo sự tự tin: Cha mẹ cần cho trẻ nhiều lựa chọn.
Trẻ có thể quyết định tự sắp xếp thế nào trong từng trường hợp. Bằng việc làm
như thế, trẻ dần dần trở nên tự tin và có những khả năng giải quyết vấn đề, biết

ứng phó với những trường hợp không có cha mẹ bên cạnh.
6. Lắng nghe trực giác của bạn: Nếu bạn bất chợt có cảm giác không an toàn,
đừng cố gạt điều đó đi. Khi cảm nhận được điều bất ổn, đừng cuống lên, hãy gọi
về nhà, liên hệ nơi con bạn đang có mặt. Nếu đã nói chuyện với trẻ, không cho
chúng biết bạn đang bất an.
7. Đề nghị giúp đỡ: Nếu bạn thấy một người nào đó đang gặp rắc rối, hãy đưa ra
lời đề nghị: Tôi có thể giúp gì không? Từ những hành động tốt bụng, đơn giản này
của bạn trẻ sẽ biết rằng mọi người luôn sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh.
8. Khi trẻ trưởng thành: Khi phân biệt được sự an toàn và không an toàn, trẻ có
khả năng nhận biết khi nào cần sự giúp đỡ. Chúng đủ tự tin để đi khỏi nơi không
an toàn và nói không với những người chúng cảm nhận sự nguy hiểm. Khi ấy bạn
đã thành công. Nhưng đừng quên, trẻ trưởng thành sẽ gặp những cám dỗ lớn hơn,
và bạn vẫn phải dạy con nhiều hơn về cách tự bảo vệ mình khỏi điều xấu.


×