Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sổ tay phụ huynh - Phần 23 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.61 KB, 7 trang )

Bắt đầu chải răng ở tuổi nào
Điều hết sức quan trọng là việc chải răng hàng ngày phải được hình thành thật
sớm, khi các cháu còn rất bé khi những chiếc răng sữa, răng vĩnh viễn mới bắt đầu
xuất hiện trên cung hàm thì người mẹ hoặc người trông coi các cháu phải quan
tâm và thường xuyên làm sạch răng miệng các cháu, nhắc các cháu chải răng sạch
- kỹ lưỡng - đều đặn.
Giúp các cháu có thói quen chải răng sớm ngay sau các bữa ăn chính và trước khi
đi ngủ, nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn tồn đọng trên răng làm sạch lợi. Nếu
chúng ta không chăm sóc răng nướu sạch sẽ thì đây chính là nguyên nhân gây nên
bệnh sâu răng, nha chu.
Việc tập cho bé có thói quen chải răng vào thời điểm nào là tốt nhất vẫn còn nhiều
tranh cãi, tuy nhiên đa số cho rằng: "Lứa tuổi tập cho các em chải răng tốt nhất là
từ 3-4 tuổi". Tuy nhiên, trước dó khi các răng sữa đầu tiên xuất hiện trên cung hàm
thì cha mẹ hay người trông coi các cháu phải biết cách làm sạch các mảng bám tồn
đọng trên răng, lợi nhằm đề phòng các bệnh răng miệng xảy ra.



Bất hòa giữa những đứa trẻ
Cha mẹ thường la át hoặc can thiệp vào cuộc chiến của các con nhưng cách này
chưa phải là cách giải quyết hiệu quả cho mối bất hòa của bọn trẻ. Nếu chúng cãi
nhau mà mức độ chưa căng thẳng và có thể giải quyết thì bố mẹ nên lờ đi, vì khi
bố mẹ cứ cố truy tìm ra người khơi mào cuộc chiến thì lại làm cho một trong hai
chiến sĩ cảm thấy tức giận hoặc ghen tị.
Anh em bọn trẻ thường cãi nhau vì đứa nào cũng muốn được cưng chiều hơn nên
nếu bố hoặc mẹ vội can thiệp và truy trách nhiệm ai là người có lỗi hoặc ai đúng ai
sai thì chỉ làm chúng hậm hực và chẳng bao lâu lại lao vào đánh nhau. Thoạt đầu
là đấu võ mồm, lúc sau là động tay động chân chỉ để tranh giành ai là người được
bố mẹ thương hơn, dù chỉ là lần này thôi.
Can thiệp lúc nào và như thế nào?
Một khi bạn cảm thấy cần phải can thiệp để chấm dứt cuộc đấu khẩu hoặc đánh


nhau để bảo toàn tính mạng, tránh gãy tay gãy chân hoặc ngăn chặn sự bất công
hoặc đơn giản chỉ để thiết lập lại hòa bình; bạn nên lớn tiếng yêu cầu chấm dứt
thái độ thù địch, không muốn nghe tranh cãi nữa, không quan tâm đến ai đúng ai
sai (trừ phi một đứa đứng ra nhận lỗi), tập trung vào những gì cần làm tiếp theo để
chấm dứt cuộc chiến và hãy để “dĩ vãng chìm vào dĩ vãng”.
Đôi khi bạn cũng phải đưa ra biện pháp thương lượng, lần khác thì đánh lạc sự chú
ý để chúng bớt nóng, lần khác thì cần phải tách chúng ra, dù chúng có chán thì cứ
nên cho mỗi đứa vào một phòng riêng biệt.
Nhưng nếu tần số của những lần cãi nhau, đánh nhau diễn ra ngày càng thường
xuyên thì không thể nào làm ngơ được nữa. Những lúc gia đình ở bên nhau thì hãy
tâm sự cùng con cái: “Các con hãy nghĩ xem, mỗi khi các con cãi nhau như vậy thì
có ai trong các con cảm thấy vui vẻ không? Ai cũng buồn. Ai cũng bực và dĩ nhiên
là bố mẹ cũng rất buồn vì thấy anh em không hòa thuận với nhau. Vậy thì sao khi
có chuyện gì chúng ta lại không nhẹ nhàng nói chuyện với nhau, đâu cần phải
nặng lời, đâu cần phải đánh nhau?”
Trẻ con làm cho cuộc sống của mỗi gia đình thêm đầm ấm và hạnh phúc, chúng
không phải lo toan gì về cuộc sống, vì vậy cớ gì mà chúng lại làm cho bản thân và
cả nhà rối beng cả lên. Nếu thấy chúng cứ cắn đánh nhau mãi thì cho mỗi đứa vào
hai phòng riêng biệt khoảng 20 phút, chúng sẽ có thời gian suy nghĩ lại chuyện của
chúng và bạn cũng có thời gian để điềm tĩnh lại và nghĩ cách giải quyết.
Bạo lực
Cuộc chiến chẳng mấy chốc có thể trở nên bạo lực, tổn thương cả về tình cảm lẫn
về thể chất. Lưu ý một điều là dù các bé bất hòa như thế nào thì không ai được vi
phạm những quy định trong gia đình. Bọn nhỏ có thể tranh cãi, phê phán và la to
để át tiếng người kia; đôi lúc chúng cũng có thể đe dọa, động chân động tay;
nhưng tuyệt đối không ai được nhục mạ người anh em của mình.
Đến một mức độ nào đó thì cuộc chiến sẽ bùng nổ. Nên lưu ý là một khi mối bất
hòa dẫn đến việc anh em đánh nhau ngày một xảy ra thường xuyên hơn thì vấn đề
đã hình thành rõ ràng. Trong trường hợp này thì việc họp mặt gia đình là rất cần
thiết, cùng ngồi xuống và nói chuyện như vậy rất có ích cho những trường hợp

trên.
Bảy kỹ năng khoa học
Bảy kỹ năng định hướng con đường khoa học cho trẻ
Với bảy kỹ năng, bạn có thể là người cầm lái giúp con đường khoa học của con
bạn được cập bến trong tương lai.
Quan sát
Hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh từ những sự vật đơn giản
như những bông hoa mọc sau vườn khi bạn đi dạo cùng chúng hay những đồ chơi
khi thả trong bồn tắm sẽ nổi hay chìm. Hãy khuyến khích trẻ sử dụng hết các giác
quan khi quan sát sự vật cũng như đứng từ nhiều góc độ khác nhau, khoảng cách
để quan sát chúng. Sau đó, bạn hãy đưa ra những câu hỏi: Con thấy nó màu gì, nó
có mùi gì, nó kêu như thế nào?
So sánh
Hãy gợi ý để trẻ nói lên sự giống hay khác nhau của hai sự vật hoặc hiện tượng mà
chúng quan sát thấy, bạn có thể đặt các câu hỏi để trẻ trả lời như con thấy con cá
chép và con cá diêu hồng giống nhau ở điểm nào? Khi mà sự quan sát các sự vật
đã trở thành một thói quen của trẻ thì tiến tới bạn hãy gợi ý để chúng so sánh sự
vật mới quan sát được với các sự vật đã quan sát trước đó.
Phân loại và sắp xếp
Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự vật mà chúng quan sát được có thể sắp
xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay các đặc điểm khác. Hãy cùng bé chơi
trò chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng
cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó. Tiến
xa hơn nữa, bạn hãy cùng trẻ thảo luận về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
Dự đoán
Từ những quan sát rất đơn giản kết hợp vừa học vừa chơi, ví dụ như bé có thể
quan sát thấy mặt trời chiếu xuyên qua được lá dương xỉ nhưng không thể chiếu
xuyên qua lá cây cao su, bạn hãy giúp bé tự rút ra nhận xét chung cho hiện tượng
này. Đó là mặt trời không thể chiếu xuyên qua lá cây dày.



Thực hành
Bạn hãy cho phép bé làm những cuộc thử nghiệm nhỏ và nhớ cung cấp những
dụng cụ thí nghiệm đơn giản để bé có thể tận mắt chứng kiến lại những hiện tượng
đã được quan sát. Ví dụ như bạn có thể giúp bé so sánh sự tăng trưởng của cây khi
có sự quang hợp mặt trời và khi không có. Bạn cùng bé gieo hai cây đậu xanh:
Một cây để trong nhà và một cây để ngoài sân có đủ ánh sáng. Sau 10 ngày, so
sánh sự tăng trưởng của 2 cây đậu này. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên mua cho
trẻ sách, truyện hay những đồ chơi liên quan đến kiến thức mà bé được học.
Sự ước lượng
Khi mà những bài thực hành đã kết thúc thì bạn hãy đố bé miêu tả lại những hiện
tượng đã xảy ra. Sau đó giúp bé ghi chép lại bằng việc lập nên các biểu đồ, hình vẽ
miêu tả toàn bộ cuộc thí nghiệm đó. Bạn nên lưu ý rằng bé còn nhỏ nên chưa thể
nhớ được những thuật ngữ chuyên môn, do vậy bạn có thể đơn giản hóa bằng
những từ cụ thể hơn và gần gũi hơn để đặt tên cho các hiện tượng đó.
Ứng dụng
Mở rộng hiểu biết về các hiện tượng khoa học cho trẻ bằng cách quan sát những
hiện tượng tương tự như thế trong cuộc sống và trong tự nhiên. Bạn hãy giúp trẻ
lặp lại những thí nghiệm nhưng thay đổi đi các yếu tố tác động, ví dụ như bạn hãy
cho bé quan sát cây sẽ phát triển ra sao dưới ánh sáng của bóng đèn điện? Trước
khi thay đổi các điều kiện tác động đó thì bạn hãy hướng dẫn trẻ tập phán đoán
trước điều gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.
Với bảy kỹ năng rất cơ bản này, bạn hãy theo dõi xem trẻ có thích những chủ đề
mà bạn hướng dẫn không? Nếu có thì bạn hãy thường xuyên giúp trẻ tiếp xúc với
những hiện tượng khoa học khác xung quanh ta. Thường xuyên đọc sách báo về
khoa học để cho trẻ được tìm hiểu thêm những lĩnh vực mà chúng quan tâm.

×