Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

AN TOÀN THÔNG TIN DOANH NGHIỆP ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.69 KB, 4 trang )



THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Ngày 19-11-2008

DN quá chủ quan về an toàn thông tin
Công tác bảo đảm an ninh thông tin cốt lõi bên trong doanh nghiệp (DN)
chưa được quan tâm đúng mức. 85% DN phía Nam hiện không có chính
sách an toàn thông tin
Tình trạng an toàn thông tin tại các DN VN hiện đang ở mức dưới trung bình do
thực trạng đầu tư vào hệ thống phòng thủ an ninh mạng của các DN còn rất yếu.
Đó là nhận định của ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam
(VNISA), tại hội thảo An toàn thông tin là bảo vệ tài sản DN, diễn ra ở TPHCM ngày
18-11.
Đã có nhiều vụ tấn công nguy hiểm
Mặc dù không nằm trong nhóm những nước phát triển nhất về công nghệ thông tin
nhưng VN đã bị xếp hạng vào top 5 nước phát tán thư rác (spam) nhiều nhất thế
giới. Theo các chuyên gia tại hội thảo, có thể nói năm 2008 là năm có nhiều website
có tên tuổi ở VN bị tấn công nhất.
Điển hình là vụ tấn công chiếm quyền kiểm soát máy chủ của PA VN gây hậu quả
đến gần 10.000 tên miền do PA VN quản lý. Đây được xem là sự cố an ninh mạng
gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Internet VN. Tiếp đến là sự cố tấn
công từ chối dịch vụ vào các trang web 5 giây Nhất Nghệ hay vụ website của
Techcombank bị tấn công làm thay đổi giao diện, mất tài khoản của khách hàng
Theo HPT Corp, năm 2008 xảy ra nhiều sự kiện liên quan đến bảo mật thông tin
của thế giới nói chung và VN nói riêng. Người ta có thể thống kê được 90% e-mail
gửi đến là spam, trong đó có hơn 80% chứa link đến website nguy hiểm. Từ đầu
năm đến nay, cứ mỗi ngày có khoảng 6.000 website bị nhiễm malware, cứ 14 giây
lại có một trang trở thành nạn nhân.
Trong khi đó, 80% chủ nhân website này hoàn toàn không hay biết việc website
của mình đã bị hack. Nguy hại là thế nhưng không phải DN nào cũng sẵn sàng xây


dựng chính sách an toàn thông tin do không đầu tư các thiết bị có khả năng phát
hiện, ghi nhận sự cố. Đến khi sự cố xảy ra DN lại loay hoay, không biết các quy
trình xử lý nên thiệt hại là không nhỏ.
DN thụ động
Theo nghiên cứu của Công ty VietPace, các DN VN hiện nay hầu hết chỉ quan tâm
đến an ninh ngoại mạng, tập trung đầu tư vào thiết bị tường lửa, giám sát mạng.
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
Trong khi đó, công tác bảo đảm an ninh thông tin cốt lõi bên trong DN thì chưa
được quan tâm đúng mức.
Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng: Muốn có an toàn thông tin thì DN phải kết
hợp được 3 yếu tố: Công nghệ, con người và quy trình, nhưng nhiều DN VN còn mơ
hồ, thụ động trước cả 3 yếu tố. Tình hình ứng dụng an toàn thông tin tại VN chưa
thực sự đủ mạnh để có thể ngăn ngừa và chống lại các cuộc tấn công đơn giản.
Theo VNISA, các DN hiện chỉ chú trọng vào thiết bị và phần mềm bảo mật, rất ít
DN hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình an toàn thông tin, hệ
thống quản lý an toàn thông tin tổng thể theo tiêu chuẩn ISO-17799. Mặt khác, tỉ
lệ DN có hệ thống anti-virus có bản quyền còn thấp (đa số sử dụng hệ thống anti-
virus không có bản quyền hợp pháp).
Tại hội thảo, một số DN cũng nêu ra những khó khăn trong vấn đề phát hiện và xử
lý sự cố an toàn thông tin. Nguyên nhân chính, theo các DN là việc thiếu đầu tư các
thiết bị có khả năng phát hiện, ghi nhận sự cố đi đôi với sự thiếu vắng của các quy
trình thủ tục xử lý sự cố và tâm lý e ngại liên hệ với cơ quan luật pháp.
Trong chuyên đề “Đào tạo và chuẩn hóa an toàn thông tin”, các chuyên gia cũng
nêu ra một thực tế các DN VN đang thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên an ninh
thông tin. DN ít có nhân viên chuyên về bảo mật, đa số là kiêm nhiệm, phần lớn do
tự đào tạo hoặc do tích lũy kinh nghiệm và không được đào tạo chính quy về bảo
mật thông tin. Mỗi năm, Khoa Công nghệ thông tin - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
TPHCM cũng chỉ mới đào tạo được trung bình 30 sinh viên, số lượng này không đủ
nguồn nhân lực cung cấp cho các DN, nên vấn đề đầu tư cho đào tạo nguồn nhân
lực an toàn thông tin phải được DN quan tâm đúng mức.

(Theo Nguoilaodong)



Sức mua sụt giảm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát “sốt”
Khó khăn bản chất nhất đối với các
doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
là sự giảm sút về “đầu ra” do nền kinh
tế bước vào giai đoạn trì trệ.
Trong hai vấn đề làm “đau đầu” DNNVV hiện
nay là vốn và đầu ra cho sản phẩm thì ông
Nguyễn Danh Truyền - Giám đốc Công ty CP
Đóng Tàu Hà Nội (HaShip) cho rằng, khó
khăn bản chất nhất vẫn là sự giảm sút về
“đầu ra” do nền kinh tế bước vào giai đoạn
trì trệ.
Là đơn vị có năng lực đóng tàu trọng tải lên
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
đến 12.500 tấn, sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường nhưng hiện HaShip cũng
không tránh khỏi sự giảm sút các đơn hàng. Cùng với việc khó tiếp cận vốn vay,
nhiều dự án, hợp đồng của HaShip lâm vào cảnh dở dang.
Ông Truyền phân tích, nếu sức tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm vẫn tăng trưởng thì
việc vay vốn ngân hàng có khó khăn, lãi suất lên một chút, DN đóng tàu như ông
chỉ phải chịu lợi nhuận thấp đi, còn sản xuất vẫn được duy trì. Đáng ngại nhất là
đầu ra cứ tiếp tục giảm dần thì mọi hoạt động “coi như nghỉ luôn”.
Tương tự, DN sản xuất hàng tiêu dùng cũng như các sản phẩm phục vụ ngành xây
dựng nội địa cũng không mấy lạc quan khi nói sức tiêu thụ hiện tại.
Nếu ông Nguyễn Ngọc Thực – Trưởng Văn phòng tại Hà Nội của Công ty CP Nhựa
Bạch Đằng, Hải Phòng – đơn vị chuyên sản xuất ống nhựa cấp thoát nước phục vụ
các công trình xây dựng cho rằng, sức tiêu thụ đã giảm từ 10 – 20% so với cùng kỳ

năm ngoái, thì ở lĩnh vực thép, Phó Giám đốc Công ty FSC thừa nhận, DN đang gặp
rất nhiều khó khăn bởi lượng hàng tồn kho do sức mua giảm, đã ở mức rất lớn.
Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ rệt nhất phải kể đến DN làm hàng xuất khẩu. Giám đốc
Công ty CP Nội thất Shinec tại Hải Phòng - đơn vị xuất khẩu đồ gỗ chủ yếu sang thị
trường châu Âu, ông Nguyễn Đắc Hạnh cho biết, các khách hàng đều cắt giảm hoặc
cho đến nay vẫn chưa xác định được đơn hàng.
“Thường cuối năm, họ đã ký hợp đồng cho cả năm sau nhưng lúc này, các khách
hàng vẫn chưa quyết định gì cả. Họ nói phải chờ tín hiệu thị trường, đến tháng
4/2009 mới có thể xác định được” – ông Hạnh phản ảnh.
Thậm chí, đơn hàng xuất khẩu ván sàn lớn sang Hàn Quốc của công ty ông Hạnh
vừa qua, dù đã ký kết hợp đồng, tiến hành sản xuất rồi, phía Hàn Quốc mới thông
báo hủy bỏ do tỷ giá đồng Won/USD lên cao, Chính phủ nước này không mở LC cho
các ngân hàng để nhập khẩu nữa. “Thiệt hại đó rất lớn nhưng không thể kiện hoặc
khiếu nại họ được” – vị lãnh đạo DN chia sẻ.
Cần phân loại, làm rõ khó khăn của DN
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), đội ngũ DNNVV
chiếm tới 96,5% trong tổng số gần 350.000 DN cả nước; hàng năm đóng góp
khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân (GDP), thu hút 50% tổng số lao động trong
DN.
Là một lực lượng đông đảo, góp phần lớn cho phát triển an sinh xã hội, nhiều năm
qua Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển khối DN này. Tuy nhiên,
DNNVV nói chung vẫn thường được nhắc đến với nhiều khó khăn, yếu kém về chủ
quan như trình độ quản trị DN, nguồn nhân lực chất, ứng dụng công nghệ, tiếp cận
vốn…
Tại diễn đàn DNNVV diễn ra ngày 18/11 trong khuôn khổ Tuần lễ Quốc gia DNNVV
2008 do VCCI tổ chức, ông Phạm Viết Muôn – Phó Chủ nhiệm Ban đổi mới và Phát
triển DN, thuộc Văn phòng Chính phủ thừa nhận hạn chế rất lớn trong chủ trương,
chính sách của Chính phủ về hỗ trợ DNNVV đó là sự chậm đổi mới, chưa bắt kịp với
yêu cầu thực tế.
Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.

Sự chậm trễ thể hiện ở kết quả các hoạt động xúc tiến về khoa học công nghệ, quỹ
bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Cụ thể, từ 2001, Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được
thành lập. Song đến nay, mới chỉ có 11 địa phương thành lập được. Trong đó, chỉ có
3 quỹ ở Trà Vinh, Yên Bái, Đồng Tháp là hoạt động tương đối hiệu quả.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, ông Trương Văn Đoan còn cho rằng, một số nội
dung trong Nghị định 90 của Chính phủ cũng như chính sách Trợ giúp Phát triển
DNNVV còn bất cập, thiếu cụ thể.
Theo ông Đoan, để trợ giúp DNNVV một cách hiệu quả thì việc cần làm lúc này là
phải cụ thể hóa định nghĩa về DNNVV (trên cơ sở số lao động trung bình hàng năm
và quy mô vốn hoạt động của DN); phân loại theo nhóm ngành chính của hệ thống
ngành kinh tế, là căn cứ thống kê, phân loại DNNVV; cần quy định cụ thể về quy
mô DN, làm căn cứ khi xây dựng chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực cần khuyến
khích, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
(Theo Vietnamnet)


Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.

×