Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thi tot nghiep 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.68 KB, 2 trang )

Thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Nên học có
trọng tâm
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đã khuyên học sinh
chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên chiều 5-1.
* Phóng viên: Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng sắp tới, theo ông, học
sinh cần học và ôn tập như thế nào để đạt kết quả cao?
- Ông Nguyễn Hoài Chương: Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, tùy theo
học lực của mình mà học sinh có kế hoạch học và ôn tập. Ví dụ, học sinh yếu kém chỉ
cần học bám sát chương trình chuẩn để nâng lên đến mức trung bình nhằm đỗ tốt nghiệp
là đủ. Nhưng với học sinh khá, mục tiêu của các em cao hơn, vì ngoài kỳ thi tốt nghiệp
THPT, các em còn chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, vì vậy các em cần chuẩn bị ở
mức cao hơn.
Các em cần tiếp cận các dạng bài khó hơn. Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay, Sở
GD-ĐT TP cũng đặt mục tiêu nâng cao kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
* Nhưng thưa ông, đối với học sinh yếu kém, việc học nâng lên mức trung bình để đỗ tốt
nghiệp không phải dễ dàng, liệu Sở GD-ĐT có kế hoạch gì nhằm giúp học sinh yếu kém?
- Trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng cho học sinh yếu kém là công việc lúc nào cũng phải
quan tâm. Điều này được thể hiện qua các kỳ kiểm tra trên lớp, khi phát hiện học sinh
chưa nắm kiến thức, giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng ngay chứ không phải đợi đến
cận kề kỳ thi mới tổ chức ôn tập…
Sắp tới, trong buổi sơ kết học kỳ 1, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục nhắc nhở các trường vấn đề
này.
* Học sinh thường có tâm lý học tủ, đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội. Dưới góc
độ chuyên môn, ông có lời khuyên gì với học sinh?
- Bây giờ mà học tủ là thua! Đề thi tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển sinh ĐH, CĐ
mấy năm gần đây đã thể hiện điều đó. Theo tôi, vấn đề học sinh cần quan tâm là học có
trọng tâm, học những yêu cầu chính của chương trình, của chuẩn kiến thức và học sâu
vào trọng tâm.
Trong quá trình dạy học, các giáo viên cũng trình bày phần nào là trọng tâm của chương
trình, của từng bài học để giúp học sinh ôn tập tốt. Do đó, các em không nên học ôm đồm
nhưng cũng phải tránh học tủ. Vì học ôm đồm thì mất sức, học tủ thì không đáp ứng được


đề thi, đặc biệt là các đề thi trắc nghiệm với phổ bao quát kiến thức rộng. Nếu học được
như vậy, học sinh sẽ đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
* Theo quan sát của chúng tôi, các trường cũng thường có xu hướng cắt xén những môn
không thi tốt nghiệp để tập trung cho những môn thi và học sinh cũng có xu hướng thi gì
học nấy, vậy Sở GD-ĐT TP chấn chỉnh tình trạng trên như thế nào?
- Về nguyên tắc, Sở GD-ĐT TP luôn luôn yêu cầu các trường phải hoàn thành chương
trình, dù môn đó không thi. Thực ra, hiện nay các trường cũng đã có sự chủ động bố trí
kế hoạch học tập để không phải cắt xén môn học không thi như trước kia.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, cách làm như hiện nay là cuối tháng 3 mới công bố
các môn thi tốt nghiệp THPT là cách làm dở. Điều này khiến cho học sinh khó tránh khỏi
tâm lý học đối phó với những môn không thi. Tôi cho rằng học sinh học môn gì thi môn
đó, chứ không nên gói gọn 6 môn thi như hiện nay.
Theo NLĐ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×