Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hướng dẫn du lịch điểm tham quan di tích nhà tù Hoả Lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.42 MB, 14 trang )

HƯỚNG DẪN DU LỊCH ĐIỂM THAM QUAN
DI TÍCH NHÀ TÙ HOẢ LÒ
Lời nói đầu
Khi đi thăm quan tại các điểm du lịch, hoạt động thuyết trình của
hướng dẫn viên có thể coi là một hoạt động quan trọng góp phần tạo nên sự
thành công cho buổi tham quan.
Mục tiêu của hoạt động thuyết trình là giúp cho du khách cảm nhận
được giá trị của đối tượng tham quan. Để đạt được mục tiêu đó, người hướng
dẫn viên cần có một kỹ năng thuyết trình tốt. Và để có một kỹ năng thuyết
trình tốt, phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó kỹ năng xây dựng nội dung bài
thuyết trình đóng vai trò trọng tâm. Người hướng dẫn viên phải chuẩn bị các
nội dung thông tin được dùng cho thuyết trình trong toàn bộ chuyến hành
trình một cách hệ thống và phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của bài thuyết
trình.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng xây dựng nội dung của bài
thuyết trình. Chúng tôi - những sinh viên khoa Du lịch trường Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân - bước đầu tiếp cận với môn học thực hành hướng dẫn du lịch
đã chuẩn bị một bài thuyết trình tại một địa điểm tham quan tại địa bàn Hà
Nội – Nhà tù Hỏa Lò.
Để đạt được mục tiêu đặt ra mong thầy giáo và các bạn góp ý cho bài
thuyết trình được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
1
I. Giới thiệu tổng quan về bài thuyết trình
- Địa điểm: Nhà tù Hoả Lò
- Đặc điểm: Nhà tù nổi tiếng dưới thời thực dân Pháp – Nơi giam cầm các
chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
- Đối tượng tham quan: Thầy Trương Tử Nhân và sinh viên lớp Du lịch –
Khách sạn K47 - Trường ĐH KTQD
- Mục tiêu của bài thuyết trình:
Kết thúc buổi tham quan nhà tù Hoả Lò du khách có thể cảm nhận


được các giá trị sau đây:
+ Kiến trúc của nhà tù Hoả Lò - một nhà tù kiên cố bậc nhất Đông
Dương.
+ Chế độ hà khắc của thực dân Pháp đối với các chiến sĩ cách mạng bị
giam cầm.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của ba thế hệ chiến sĩ cách
mạng bị giam cầm ở đây.
- Các thông tin cung cấp cho khách tham quan:
1. Cổng nhà tù với dòng chữ “Maison Centrale” và bức tường bao
quanh.
2. Căn phòng trưng bày hiện vật của làng nghề Phụ Khánh.
3. Sơ đồ mặt cắt còn lại của nhà tù và mô hình toàn cảnh của nhà tù
Hoả Lò từ năm 1896 – 1954.
4. Hai căn phòng trưng bày hiện vật thể hiện chế độ hà khắc của thực
dân Pháp
5. Trại E – Trại giam nam
6. Khu Cachot - hầm tối
7. Hai chiếc cống ngầm – giúp giải thoát cho các chiến sĩ cách mạng
8. Trại giam nữ
9. Khu trưng bày các công cụ tra tấn, tử hình của bọn thực dân
10.Khu giam giữ tù nhân tử hình – “Xà lim tử hình”
2
11. Khu tưởng niệm
12. Hai phòng trưng bày một số hình ảnh của phi công Mỹ
13. Tầng 2 – Khu trưng bày hiện vật thể hiện ý chí đấu tranh của các thế
hệ chiến sĩ bị giam cầm nơi đây.
- Những thông tin có thể đưa thêm:
1. Những câu chuyện đặc biệt của các chiến sĩ bị giam cầm ở đây.
2. Cây bang được trồng lại tại khu trại giam nữ.
3. Một số hình ảnh về cuộc đánh bom B52 tại Hà Nội.

II. Nội dung bài thuyết trình
A1. Giới thiệu tổng quan
- Nội dung thuyết trình:
Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến hành trình của chúng ta đó
chính là nhà tù Hoả Lò. Nhà tù Hoả Lò được xây dựng vào năm 1896, nghĩa
là 48 năm sau thì thực dân Pháp nổ sung đánh chiếm miền Nam ( năm 1858).
Đây được coi là nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương được thực dân Pháp xây
dựng để giam giữ các phạm nhân là những chiến sĩ đấu tranh chống chế độ
thực dân dưới nhiều hình thức khác nhau. Khác với các nhà tù lớn khác như
nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Buôn Ma Thuật - nằm biệt lập với khu dân cư, nhà
tù Hoả Lò được xây dựng ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội - thủ phủ của
chính quyền thực dân. Bên cạnh là toà đại hình, sở mật thám, tạo thành bộ 3
chân kiềng đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nhà tù Hoả
Lò, một di tích cách mạng đặc biệt của thủ đô Hà Nội còn lưu giữ lại những
dấu ấn của chiến tranh.
A2. Cánh cổng với dòng chữ “Maison Centrale” và bức tường bao quanh
-Nội dung thuyết trình:
Chúng ta đang đứng trước cánh cổng của nhà tù Hoả Lò. Tại đây các
bạn có thể nhìn thấy một phần của bức tường bao quanh nhà tù Hoả Lò năm
xưa. Bức tường được xây dựng kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0.5m. Khi nhà tù
3
còn giam giữ những chiến sĩ cách mạng, trên bức tường còn được cắm rất
nhiền mảnh chai và thép gai kèm theo điện cao thế chạy qua. Bốn góc là
những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động của toàn bộ trại
giam. Còn cánh cổng này dường như nó là sự thách đố đối với thời gian. Với
dòng chữ Maison Centrale - Đề lao trung ương – cùng với bức tường nó trở
thành minh chứng rõ rệt nhất cho sự nghiệt ngã của chiến tranh.

A3. Căn phòng trưng bày hiện vật của Làng nghề Phụ Khánh


-Nội dung thuyết trình:
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà tù, mời các bạn đi tiếp vào bên trong. Đây
chính là căn phòng lưu trữ một số hiện vật còn lại của làng nghề Phụ Khánh.
4
Nhìn những hiện vật này chắc các bạn cũng có thể đoán ra đây là một làng
nghề làm đồ gốm. Năm 1896, Hoả Lò được xây dựng trên chính mảnh đất của
làng nghề này. Để có mặt bằng 12908m2, chính quyền thực dân đã cho đuổi
48 hộ dân của làng và chỉ trong 4 năm ở đó không còn một chút dấu tích của
làng nghề xưa nhất Hà Nội mà thay vào đó là một nhà tù kiên cố.
Nhà tù Hoả Lò vốn có tên là Để lao trung ương ( Maison Centrale) mà
các bạn đã thấy trên cánh cổng, nhưng xưa kia người dân nơi đây ngày đêm
đốt lò nung gốm vì thế làng còn được gọi là Hoả Lò.Chính vì vậy nhà tù được
gọi là Hỏa Lò. Cái tên này quen thuộc hơn rất nhiều so với cái tên Đề lao
trung ương.
A4. Sơ đồ mặt cắt còn lại của nhà tù và mô hình toàn cảnh của nhà tù từ năm
1896 – 1954.

-Nội dung thuyết trình:
Bên tay phải của các bạn là sơ đồ mặt cắt còn lại của nhà tù Hoả Lò.
Hiện tại chỗ chúng ta đang đứng chỉ là một phần nhỏ còn lại của di tích. Vào
năm 1993, 2/3 diện tích của nhà tù đã được phá vỡ để xây dựng Tháp Hà Nội.
Chỉ có góc phía đông được giữ lại và trở thành di tích lịch sử và đài tưởng
niệm các chiến sĩ cách mạng.
Để có thể nhìn rõ hơn toàn cảnh của nhà tù xin mời các bạn theo bước
tôi tới phòng kế tiếp.
5

×