Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÓ LẺ - NGUYỄN NGỌC TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.19 KB, 4 trang )

"Gió lẻ" của Nguyễn Ngọc Tư và những điều
ngoài ngôn ngữ.
Người bố nói một câu xúc phạm, người mẹ treo
cổ tự vẫn và cô con gái 10 tuổi như ném trả tiếng
nói lại cho loài người, cô câm hẳn và bỏ nhà đi
lang thang cho đến ngày thành thiếu nữ rồi chết
trong một tình yêu ngổn ngang. Gió lẻ là gió gì
cũng không ai biết, gió năm ấy, năm kia hay năm
nào cũng cũng không ai biết, cô gái như mang gió
đi theo và thổi vào tất cả nơi nào, những ai cô gặp
cái lạnh không thể lấp đầy của sự một mình trên
thế gian. Hàng trăm, hàng ngàn chuyện đã xảy ra
trên những ngày lang thang ấy được kể lại bằng
giọng kể không đầu không cuối, tuỳ vào những liên tưởng bất
chợt, như ký ức vậy, ký ức trở về đâu cần có đầu có đuôi ! Câu
chuyện được kể không đơn tuyến, chính thủ pháp này đã khiến
người đọc khó nắm bắt mạch chuyện từ đầu, thế nhưng một khi đã
hiểu câu chuyện thì những ký ức, những mảng chuyện bất chợt
này, như đứng độc lập và bản thân nó như một bài thơ ngắn đầy
cảm xúc.
Với thủ pháp này truyện không còn những đoạn dẫn dắt, những
câu chào mời, giới thiệu, tất cả như được cô đọng lại, tinh tế như
những bài thơ đứng cạnh nhau. Và thực sự những chi tiết truyện là
những cảm xúc thơ đúng nghĩa, tuy được trình bày dưới hình thức
văn xuôi nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra nhịp điệu của thơ
trong mỗi câu chữ. Trong những ngày Nguyễn Ngọc Tư viết Gió
Lẻ, đồng thời chúng ta thấy trên blog của chị những chùm thơ văn
xuôi thật đặc sắc.
"Những toa tàu trượt qua tôi trong sớm mai, dằng dặc gương mặt
người ẩn hiện trong ô cửa tối, trong những hành khách kia, có thể
có người tôi thương nhớ đã lâu rồi. Cái khao khát gặp nhau đã


không còn hình dáng của khao khát nữa, nỗi nhớ không còn nhận
biết đó là nỗi nhớ, tình yêu xưa cũng không chắc tình yêu. Chỉ
cháy lên ý nghĩ, được nhìn lại gương mặt, nụ cười, ánh mắt và tay
tôi đan vào những ngón tay khô " (Nghĩ trong lúc tàu đi qua)
"Những ngày lang thang trên đất lạ, với tấm bản đồ rách rã, đôi
khi tôi phải dừng lại hỏi đường
Ông ơi, lối đi này dẫn tới đâu, cháu muốn tới những thung sâu
Những bãi cỏ buổi sáng từng là chợ, họ bán mấy rau và tặng mấy
hẹn hò
Ông già im lặng và ngón tay gầy quắt, vẽ cho tôi một con đường"
(Hỏi đường)
Đọc Gió lẻ, tôi cứ hình dung Nguyễn Ngọc Tư như một mụ phụ
thuỷ lần đầu nắm được sức mạnh của âm binh, chị tung bên này,
hứng bên kia, hô phong, hoán vũ cái sức mạnh của ngôn từ mà chị
đã bắt đầu nắm được. Chị không kể chuyện, nếu phải tóm tắt thì có
thể kể câu chuyện trong ba dòng là xong (như tôi đã tóm tắt ở đầu
bài), câu chuyện chỉ là cái cớ, để trong đó ngôn từ có thể biểu hiện
được quyền lực rõ nhất của nó
Và bất ngờ, chính ở chỗ này, chị đã chạm đến điều sâu xa nhất, cổ
xưa nhất và cũng là căn bản, nền tảng nhất của văn minh loài
người, đó là: Ngôn ngữ !
Không có ngôn ngữ, con người sẽ vẫn mãi là động vật hoang dã
không hơn con heo, con chó ta thấy hằng ngày. Kể từ khi có ngôn
ngữ, con người bắt đầu có tư duy, và nhờ có tư duy con người đã
có thể hiểu được những bước đi của Tạo hoá, thậm chí, đang âm
mưu dần thay sự sáng tạo của tạo hoá ! Không có ngôn ngữ, con
người không thể tư duy. Chúng chỉ có thể tư duy trong chiếc áo,
lớp vỏ của ngôn ngữ. Và khi Descartes nói: "COGITO ERGO
SUM - I think therefore I am - Tôi tư duy tức là tôi tồn tại" thì ta
hiểu, ông không chỉ nói đến sức mạnh của tư duy mà còn là ý

nghĩa nhân sinh của con người trong vũ trụ này.
Thế nhưng, kể từ khi có ngôn ngữ, con người cũng bắt đầu "tha
hoá" và xa rời dần "bản thể" của mình. Đầu tiên là Lão Tử, cái chữ
ĐẠO của ông đến bây giờ chúng ta vẫn không thể hiểu chính xác
nó là cái gì, vì : "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi
thường danh". Giáo sư Nguyễn Huệ Chi giải điều này như sau:
"Chân lý mà nhất là chân lý tối thượng, nó không phơi ra những
đường, nếp, hình, khối để cho giác quan chúng ta dễ dàng bám
lấy. Thế nên thay vì giác quan, con người phải dùng đến một thứ
siêu giác quan là lương năng để mặc khải chân lý. Mà lương năng
chỉ thật sự sáng lên khi giác quan cùn lụt đi. Cho nên, phải làm
ngược lại với quy trình thông tục của sự suy nghiệm, phải bắt cái
tâm của mình, giác quan của mình trở nên tối tăm, ngu độn mới
may ra có thể tiếp cận được chân lý"( Nguyễn Huệ Chi-Tư duy
phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein).
Và sau đó là Phật giáo. Kinh Lăng Nghiêm nói rõ TƯ LÀ
NGHIỆP, sự tư duy là nghiệp chướng ! "Từ một niệm ( chữ
"niệm" với nghĩa: ý nghĩ, tư duy, suy nghĩ) bất giác mà sinh ra sơn
hà đại địa" , từ một ý nghĩ bất giác (không phải của bậc giác ngộ)
mà sinh ra đất trời sông biển ! Vật lý học hiện đại, qua các bài viết
của giáo sư Trịnh Xuân Thuận, đã chứng mình rằng không có một
thực tại khách quan mà chỉ có một thực tại được quan sát, có nghĩa
là thế giới là thế giới trong mắt mỗi người chứ không có thể giới
tuyệt đối khách quan. Mà mắt mỗi người thì gắn liền với tư duy
người đó. Mà tư duy thì lại gắn liền với ngôn ngữ.
Để hiểu cái ĐẠO của vũ trụ, Lão Tử bảo phải lìa ngôn ngữ, nhà
Phật thì bảo phải lìa tri kiến (tức hiểu biết, kiến thức), dứt niệm,
bặt tư duy (tức cũng lìa bỏ ngôn ngữ)
Trong "Gió lẻ", nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư (đến hết chuyện ta
vẫn không biết cô tên gì ngoài cách gọi Cô gái câm !) không câm

bẩm sinh từ bé mà cô "ném trả" tiếng nói lại cho loài người, cô
sống và không cần đến tiếng nói, ngôn ngữ, và sự diễn đạt nữa,
thậm chí cô buồn nôn với tất cả những lời nói âu yếm, ngọt ngào.
Trong cái thế giới phi ngôn ngữ ấy, phi cái khái niệm trung gian là
ngôn ngữ ấy, cô gái câm như hoàn toàn hoà vào thiên nhiên và cô
có thể nghe và hiểu được tiếng gió, tiếng của cỏ cây, của mây trời
và của những con chim, con chó, con mèo cô gặp hằng ngày.
Cuộc trốn chạy vì nỗi sợ hãi cuộc sống loài người của cô gái ngày
càng bị đẩy đi xa hơn; những cưu mang, chở che, dịu dàng nhất lại
ẩn giấu những cướp đoạt phi nhân nhất. Cô gái co mình lại đến độ
cảm giác được máu chảy trong con người mình, một "khả năng kỳ
dị" , nhưng thật ra đó là tín hiệu đầu tiên tác giả muốn nhắn gởi:
"Tại sao người ta không nhìn thấy mình khi mình còn sống ?". Mà
"Nhìn thấy mình" há không phải là mục tiêu tối hậu của Phật giáo
đấy ư ? Hiểu được mình, nghe được mình, nhìn thấy mình, tâm ở
trong thân là điều các thiền sư vẫn luôn nhắm đến. "Gió lẻ"
không chỉ là câu chuyện thương tâm, một tầm tư tưởng về nhân
sinh thật lớn như đã được chạm đến.
Hẳn chúng ta còn nhờ tiểu thuyết "Barie" của nhà văn Bungary
Paven Vêginốp, trong đó Ðôrôtêa, nhân vật chính, là một cô gái có
khả năng tự bay lên và đêm đêm cô vẫn bay lượn trên bầu trời
Xophia tuyệt đẹp. So với truyện này, "Gió lẻ" của Nguyễn Ngọc
Tư, hay hơn nhiều. Nó hay không chỉ vì một cú pháp thấm đẫm
chất thơ mà còn là một vấn đề, có thể Nguyễn Ngọc Tư chỉ vô
tình, hoặc bằng trực cảm của một nhà văn, chị đã vô tình chạm đến
điểm khởi sinh và cũng là điểm cuối cùng mà văn minh loài người
bắt đầu và đến đích.
Dường như, tất cả đã thật chín, để đến một lúc nhân loại để lên mặt
bàn, công và tội của ngôn ngữ.
Hồ Trung Tú

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×