Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.28 KB, 5 trang )
Bài giảng Viêm khớp dạng thấp
(rheumatoid arthritis)
(Kỳ 2)
Th.S. Nguyễn Hữu Xoan (Bệnh học nội khoa HVQY)
2. Lâm sàng.
2.1. Giai đoạn khởi phát:
Bệnh thường khởi phát sau một yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn cấp
tính, bán cấp tính, chấn thương, mổ xẻ, cảm lạnh, căng thẳng thể lực hay thần
kinh bệnh có thể bắt đầu một cách từ từ tăng dần, có 70% bắt đầu bằng viêm
một khớp, 15% bắt đầu đột ngột, 30% bắt đầu viêm khớp nhỏ: cổ tay, bàn ngón,
khớp đốt gần.
Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, gầy sút, chán ăn, mệt mỏi. Các khớp bị viêm:
sưng, hơi nóng, đau; đau tăng về đêm về sáng, có cứng khớp buổi sáng, có
thể có tràn dịch ổ khớp. Thời kỳ này kéo dài vài tuần, có khi vài tháng. Tình
trạng viêm khớp tăng dần và chuyển sang khớp khác.
2.2. Giai đoạn toàn phát:
+ Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, teo cơ nhanh, sốt nhẹ, một số bị
sốt cao, gai rét, các khớp sưng đau hạn chế vận động. Hay gặp ở các khớp cổ
tay, khớp bàn ngón tay,
đốt gần, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu, các khớp vai, háng, cột sống
ít bị, nếu bị thì thường ở giai đoạn muộn.
- Khớp cổ tay: sưng, đau, hạn chế vận động gấp, duỗi, thường sưng nề
về phía mu tay, biến dạng nổi gồ lên trông như cái “thìa úp” hoặc như “lưng
con lạc đà” lâu dần dẫn đến cứng khớp cổ tay ở tư thế thẳng.
- Khớp ngón tay: viêm các khớp đốt gần, khớp bàn ngón, thường gặp ở
ngón 2, 3, 4, ít gặp ngón 1 và 5, sưng đau hạn chế vận động. Bệnh nhân không
nắm chặt được các ngón tay vào lòng bàn tay, teo cơ liên cốt, cơ gấp duỗi
ngón, dần dần dính và biến dạng tạo thành ngón tay hình thoi, các ngón lệch