Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi ôn tập môn TLH đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.79 KB, 5 trang )

CÂU HỎI ÔN THI
HỌC PHẦN: TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG
Anh (chị) học và nghiên cứu môn Tâm lý học đại cương để làm gì? Những nội
dung chính của môn học này bao gồm những gì? Nêu tóm tắt từng nội dung và cho ví dụ
để minh họa?
Câu 1: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày các quy luật của cảm giác. Từ đó đưa ra những vận
dụng cần thiết trong cuộc sống và công tác.
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào là nhân cách? Muốn hiểu, đánh giá đúng một con
người cần dựa vào những thông tin nào? Đưa dẫn chứng minh họa.
Câu 4. Phân tích các quy luật cơ bản của đời sống tình cảm ? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 5.Bản chất của nhân cách là gì? Tại sao trong cùng 1 sự tác động của giáo dục như
nhau lại có những nhân cách khác nhau?
Câu 6. Tư duy là gì ? Đặc điểm, các thao tác của tư duy, cho ví dụ ?
Câu 7. Năng lực là gì? Để đánh giá năng lực của một người cần dựa vào những yếu
tố nào?
Câu 8.Tại sao nói: "Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan"Rút ra kết luận?
Câu 9. Phân tích bản chất lịch sử - xã hội của tâm lý người. Rút ra kết luận?
Câu 10. Tư duy là gì? Tại sao nói: Tư duy là nhận thức lý tính điển hình ở người?
Lấy ví dụ chứng mình.
Câu 11. Tình cảm là gì? Vai trò của tình cảm. Các quy luật của tình cảm?
Câu 12. Phân tích các yếu tố cơ bản của việc hình thành và phát triển nhân cách.
Lấy ví dụ.
Câu 13. Vì sao nói ý chí là mặt năng động trong cấu trúc của ý thức của nhân cách?
Lấy ví dụ chứng minh.
Câu 14. Trình bày vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức. Lấy ví dụ chứng minh?
Câu 15. Trình bày các loại cảm giác và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt
động lao động?
Câu 16. Cảm giác và tri giác giống nhau và khác nhau như thế nào? Chúng có vai


trò gì trong đời sống, lấy ví dụ chứng minh?
Câu 17. Trình bày các loại tri giác và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt
động lao động?
Câu 18. Vì sao nói chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức, lấy ví dụ chứng minh?
Câu 19. Ý thức là gì? Ý thức được hình thành và phát triển như thế nào? Phân biệt
ý thức và vô thức?
Câu 20. Cơ sở xã hội của tâm lý người là gì? Phân tích từng yếu tố trong cơ sở đó?
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ của con người.
Đúng Sai
Câu 2:Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lí tính là phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan con người.
Đúng Sai
Câu 3: Hễ khi có kích thích trực tiếp tác động vào giác quan là gây được cảm giác tương ứng ở con
người.
Đúng Sai
Câu 4:Người được coi là "thính tai" là người có ngưỡng cảm giác phía dưới của cơ quan thính giác
cao.
Đúng Sai
Câu 5:Nam phân biệt được 5 màu xanh còn Hà phân biệt đến 10 màu xanh khác nhau. Điều này
chứng tỏ ngưỡng sai biệt của Nam tốt hơn của Hà.
Đúng Sai
Câu 6: Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của thị giác giảm xuống.
Đúng Sai
Câu 7:Mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng cốc chè để nguội ăn sẽ cảm thấy ngọt hơn cốc chè đó
lúc nóng.
Đúng Sai
Câu 8:Cùng một em bé, nếu được nhìn gần (tri giác gần) thì hình tượng em bé lớn hơn nếu tri giác
em đó ở khoảng cách xa.
Đúng Sai

Câu 9: Chỉ cần nghe giọng nói (mà chưa nhìn thấy mặt) An đã nhận ra Minh. Đó là do tính ổn định
của tri giác.
Đúng Sai
Câu 10: Quan sát là một trạng thái tâm lí.
Đúng Sai
Câu 11: Người có khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng của đối tượng dù
chúng rất khó nhận thấy. Khả năng này gọi là năng lực quan sát.
Đúng Sai
Câu 12:Không chỉ ở người mà ở một số động vật cũng có tư duy.
Đúng Sai
Câu 13: Thao tác trừu tượng hoá, khái quát hoá, thao tác phân tích và tổng hợp là những thao tác
cơ bản của tư duy.
Đúng Sai
Câu 14: Tư duy trực quan hành động là loại tư duy được hình thành sớm nhất trong lịch sử phát
triển chủng loại và cá thể. Vì vậy, ở người trưởng thành không còn loại tư duy này.
Đúng Sai
Câu 15:Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ. Vì vậy, tư duy vừa có tính
trực quan vừa mang tính khái quát.
Đúng Sai
Câu 16: Những hình ảnh mới mà quá trình tưởng tượng tạo ra có thể không có trong hiện thực (Ví
dụ: hình ảnh con rồng). Vì vậy, tưởng tượng không phải là quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
Đúng Sai
Câu 17: Quá trình tưởng tượng được thực hiện bằng hình ảnh không có sự tham gia của ngôn ngữ.
Đúng Sai
Câu 18:Khi đọc truyện cổ tích, ta hình dung ra hình ảnh nàng tiên cá có khuôn mặt của cô gái với
thân hình là đuôi cá. Đó là kết quả của tưởng tượng sáng tạo.
Đúng Sai
Câu 19: Nhờ phương pháp "điển hình hoá", nghệ thuật dân gian Việt Nam đã sáng tạo nên hình
ảnh "con rồng".
Đúng Sai

Câu 20: Dù được thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, tưởng tượng vẫn mang tính khái quát và gián tiếp.
Đúng Sai
Câu 21: Tưởng tượng giúp con người giải quyết vấn đề ngay cả khi dữ kiện của tình huống có vấn
đề còn chưa đầy đủ.
Đúng Sai
Câu 22: Tưởng tượng cần thiết cho bất kì một hoạt động nào của con người.
Đúng Sai
Câu 23: Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của cá nhân thuộc mọi lĩnh vực của đời sống tâm lí: nhận
thức - tình cảm - hành động.
Đúng Sai
Câu 24: Sự quên không phải là một quá trình cơ bản của trí nhớ.
Đúng Sai
Câu 25: Nếu không có trí nhớ, sự phát triển tâm lí con người không hơn gì đứa trẻ sơ sinh, chỉ có
cảm giác và tri giác, không có chức năng tâm lí bậc cao.
Đúng Sai
Câu 26: "Cô ấy tái mặt đi khi có người nhắc lại chuyện cũ” Hiện tượng trên xảy ra do tác
dụng của trí nhớ hình ảnh.
Đúng Sai
Câu 27:Trí nhớ hình ảnh đặc biệt quan trọng trong hình thành kĩ xảo lao động.
Đúng Sai
Câu 28: Người nghệ sĩ múa hay các cầu thủ bóng đá là những người có trí nhớ vận động phát triển.
Đúng Sai
Câu 29: Chỉ qua tiếng kêu, động vật cũng nhận được thông báo: gọi bầy tìm bạn hay có nguy
hiểm Như vậy, tiếng kêu của động vật cũng là một loại ngôn ngữ.
Đúng Sai
Câu 30: Khi mới được sinh ra, đứa trẻ đã có các quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng
Đúng Sai
Câu 31: Não người là cơ sở vật chất, là nơi diễn ra các hoạt động tâm lí.
Đúng Sai

Câu 32: Mọi hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh lí là những phản xạ.
Đúng Sai
Câu 33: Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi
trường luôn thay đổi.
Đúng Sai
Câu 34: Phản xạ có điều kiện là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích
ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi.
Đúng Sai
Câu 35: Phản xạ có điều kiện báo hiệu trực tiếp kích thích không điều kiện tác động
vào cơ thể.
Đúng Sai
Câu 36: Hoạt động và giao tiếp là phương thức con người phản ánh thế giới khách
quan tạo nên tâm lí, ý thức và nhân cách.
Đúng Sai
Câu 37:Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển trong hoạt
động.
Đúng Sai
Câu 38:Tâm lí, nhân cách của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hoá trong sản
phẩm của quá trình hoạt động.
Đúng Sai
Câu 39: Lao động sản xuất của người thợ thủ công được vận hành theo nguyên tắc
trực tiếp.
Đúng Sai
Câu 40: Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các
quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Đúng Sai
Câu 41: Quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não bộ, chúng
không phụ thuộc vào nhau, tâm lí được coi là hiện tượng phụ.
Đúng Sai
Câu 42: Khi nảy sinh trên não, hiện tượng tâm lí thực hiện chức năng định hướng,

điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Đúng Sai
Câu 43: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của các chức năng tâm lí cấp cao của
con người.
Đúng Sai
Câu 44: Trong hoạt động diễn ra hai quá trình: đối tượng hoá chủ thể và chủ thể
hoá đối tượng.
Đúng Sai
Câu 45:Theo Tâm lí học mác–xít, cấu trúc chung của hoạt động được khái quát bởi
công thức: kích thích – phản ứng (S – R).
Đúng Sai
Câu 46: Giao tiếp có chức năng trao đổi thông tin; tạo cảm xúc; nhận thức và đánh
giá lẫn nhau; điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động giữa các cá nhân.
Đúng Sai
Câu 47: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách thể để
tạo ra sản phẩm cả về phía khách thể và cả về phía chủ thể.
Đúng Sai
Câu 48: Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí về phương diện loài là tính chịu
kích thích.
Đúng Sai
Câu 49: Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại tác động của ngoại giới ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại phát triển của cơ thể.
Đúng Sai
Câu 50: Sự phát triển tâm lí về phương diện cá thể là quá trình biến đổi liên tục về
số lượng các hiện tượng tâm lí trong đời sống cá thể đó.
Đúng Sai
Câu 51: Một học sinh bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn cố tình đi học muộn, đó là
một hành vi vô ý thức.
Đúng Sai
Câu 52:Chú ý là hiện tượng tâm lí không tồn tại độc lập mà luôn đi kèm theo một

hoạt động tâm lí khác (và lấy đối tượng của hoạt động tâm lí này làm đối tượng của nó).
Đúng Sai
Câu 53:Sức tập trung chú ý là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số
đối tượng của hoạt động.
Đúng Sai
Câu 54: Tự ý thức là con người tự hình thành ý thức về thế giới khách quan cho
bản thân.
Đúng Sai
Câu 55: Chú ý không chủ định, có chủ định, sau chủ định có thể chuyển hoá lẫn
nhau.
Đúng Sai
Câu 56:Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được
trong quá trình tác động qua lại với thế giới khách quan.
Đúng Sai
Câu 57: Ý thức bao gồm cả khả năng tự ý thức.
Đúng Sai
Câu 58: Ý thức là cấp độ phát triển tâm lí cao nhất mà chỉ
con người mới có.
Đúng Sai
Câu 59: Chú ý không chủ định phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu, động cơ chủ thể.
Đúng Sai
Câu 60: Chú ý sau chủ định là sự kết hợp chú ý có chủ định và chú ý không chủ
định để tạo nên chất lượng chú ý mới có hiệu quả hơn.
Đúng Sai

×