Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mô hình “Quản lý không kiểm soát” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.51 KB, 5 trang )

Mô hình “Quản lý không kiểm soát”
Trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết lãnh đạo xiết chặt kiểm
soát để tăng hiệu xuất. Nhưng trên thực tế, doanh nhân cần
ngưng phô trương quyền lực mà phải trao quyền tự trị ở mức độ
hợp lý để kích thích sáng tạo, đem về thành công cho doanh
nghiệp.
Từ rất lâu, các chuyên gia kinh tế đã thừa nhận tầm quan trọng
và ý nghĩa của việc trao quyền cho nhân viên. Sau đây là những
ví dụ cụ thể:
Gặp phải khó khăn tài chính năm 2007, chi nhánh tổng công ty
dịch vụ và tư vấn công nghệ thông tin 17 tỷ USD CSC Đức đã áp
đặt lệnh kiểm soát gắt gao. Kết quả là hoạt động ngày càng giảm
sút. Chỉ đến khi người lãnh đạo nâng cao quyền tự do cho nhân
viên thì thành công mới đến.

CSC Đức đã thử nghiệm mô hình “quản lý không kiểm soát” ban
đầu với một nhóm 60 nhân viên đơn vị ECM: xây dựng nhóm tư
vấn và hỗ trợ giữa các nhân viên thâm niên và lính mới; khuyến
khích mọi người thực hiện điều họ tự đánh giá là đem lại hiệu quả
kinh tế cho doanh nghiệp… Rồi công ty dần mở rộng quyền cho
nhóm 34 nhân viên IT. Đến tháng 4/2009, doanh thu của ECM,
sau khi rơi xuống vực sâu vào tháng 12/2008, đã tăng mạnh và
tiếp tục phát triển. Nhóm nhân viên IT cũng đem lại kết quả làm
việc khả quan chỉ vài tháng sau khi được tăng quyền tự do. Theo
đó, CSC đang phát triển mô hình “lãnh đạo mở rộng” ra nhiều
phòng ban khắp các chi nhánh.
Một ví dụ khác, hãng cung ứng thiết bị ngành truyền thông
ANADIGICS đã áp dụng “quản lý không kiểm soát” từ 10 năm
trước. Công ty có tổng giá trị 250 triệu USD này đã tự nhận thực:
kiểu quản lý tập trung quyền lực và hệ thống kiểm soát gắt gao
khiến ANADIGICS không thể phản ứng nhanh nhạy trước những


thách thức và cơ hội của ngành công nghiệp đang phát triển với
tốc độ vũ bão. Năm 1998, Bami Bastani, người không lâu sau đó
đã trở thành CEO, bắt đầu trao quyền cho các nhân viên để họ
đưa ra nhiều quyết định tức thời trước biến động thị trường. Kết
quả là trong vòng 2 năm, doanh thu tăng gấp đôi và tổng lợi
nhuận bán hàng hằng quý tăng 50%.
Đến giai đoạn 2000 – 2005, công ty gặp nhiều khó khăn và rất
khát phát minh sản phẩm, phong cách bán hàng, cấu trúc tổ
chức… Khi công ty mạnh tay triển khai hình thức quản lý không
kiểm soát rộng khắp, các nhân viên ANADIGICS có cơ hội tập
trung năng lượng phát triển kỹ thuật 3G không dây, rồi từ từ vực
dậy doanh nghiệp. Và kết quả là: tăng trưởng 13 quý liên tiếp đến
giữa năm 2008.
Hai công ty trên là ví dụ điển hình cho những doanh nghiệp có đội
ngũ trí thức trẻ, hùng hậu, cần nhiều phát minh để cạnh tranh. Họ
chứng minh rằng tập trung quyền lực và kiểm soát gắt gao không
thể kích thích sức mạnh doanh nghiệp đến những bậc cao mong
đợi.
Hơn thế nữa, các chuyên gia còn cho rằng: “Ngược với điều CEO
thường nghĩ, vai trò của người lãnh đạo không phải là phân công
việc rồi theo dõi kết quả. Nhà quản lý giỏi sẽ biết các tạo môi
trường làm việc thoải mái, kích thích tinh thần trách nhiệm của
tập thể nhân viên. Hình thức “quản lý không kiểm soát” được
thực hiện tốt tại doanh nghiệp có đội ngũ trí thức trẻ, lẫn nhà máy
sản xuất có nhiều công nhân phổ thông.
Tuy nhiên, cần lưu ý: “quản lý không kiểm soát” không đồng
nghĩa với việc bỏ mặc nhân viên tự tung tự tác hoặc phá vỡ toàn
bộ cấu trúc doanh nghiệp… CSC không kiểm soát nhưng vẫn
quản lý bằng cách cho phép nhân viên chọn tham gia 1 trong 5
chủ đề, sao cho phù hợp nhất với năng lực và đam mê của từng

người. Họ sẽ tự tạo thành nhóm cùng mục tiêu để gây dựng
chiến lược hoặc thiết kế mới. Những vướng mắc sẽ được đưa ra
thảo luận cho đến khi mọi thành viên đều tán đồng nhất trí. Vai trò
lãnh đạo nhóm được truyền từ người này sang người khác, để
mỗi người lần lượt có cơ hội phát huy năng lực ở chủ đề họ thích
nhất.
Bằng hoạt động “hỗ trợ để sinh tồn” đó, lãnh đạo có thể đánh giá
từng nhân viên không phải qua doanh số hay thành tích, mà còn
qua nhiều giá trị khác như sự đáng tin, tinh thần trách nhiệm,
năng lực sáng tạo. Người quản lý không còn cầm tay chỉ việc hay
vạch ra chiến lược, mà trở thành người hỗ trợ để tất cả nhân viên
cùng hợp lực tìm ra con đường tương lai cho tất cả.
“Quản lý không kiểm soát” thích hợp với hầu như toàn bộ công ty
có đội ngũ chất xám cao. Và đặc biệt thích hợp nếu doanh nghiệp
đang gặp khủng hoảng vì không nắm bắt được nhu cầu thị
trường; nhân viên thấy áp lực và không thỏa mãn với công việc;
khủng hoảng kinh doanh… “Hỗ trợ để sinh tồn” là cách tuyệt vời
để nâng cao sức sáng tạo của nhân viên.

×