Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài dự thi tìm hiểu 80 năm ngành tổ chức xây dựng Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 4 trang )

Mời các bạn đọc tham khảo một phần bái dự thi. Nếu thấy dùng được xin
liên hệ với tác giả để nhận phần trả lời đủ cả 5 câu hỏi để tham khảo. Địa chỉ
Mail:
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU 80 NĂM TRUYỀN THỐNG NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG
ĐẢNG
(14/10/1930 – 14/10/2010)
Câu hỏi 1. Hãy nêu những mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và
phát triển của ngành tổ chức xây dựng Đảng từ ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam đến nay ?
Ngày 03/2/1930, tại ngôi nhà của một công nhân ở xóm thợ đường Cửu Long
gần Hương Cảng - Trung Quốc, đại biểu các tổ chức đảng cộng sản tại Việt Nam đã
họp Hội nghị dưới sự trủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhất trí thành lập một
đảng cộng sản thống nhất ở Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu "bước ngoặt vô cùng quan trọng
trong lịch sử của cách mạng Việt Nam", là dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất đối với sự
hình thành và phát triển ngành tổ chức xây dựng Đảng.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất họp từ ngày
14/10/1930 đến cuối tháng 10/1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc do đồng chí Trần
Phú chủ trì đã thông qua luận cương chính trị, các áng nghị quyết cấp thiết trước
mắt, Điều lệ mới của Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội nghị nhất trí đổi
tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông dương và xúc tiến việc triệu tập đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng, bầu Ban chấp hành trung ương chính thức. Ban thường vụ
trung ương lúc đó có 3 đồng chí. Đồng chí Trần phú làm tổng bí thư trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức của Đảng. Tại Hội nghị này, ở trung ương 3 bộ được hình
thành gồm: Bộ tuyên truyền, Bộ tổ chức kiêm giao thông tiền thân của Ban tổ chức
trung ương Đảng, Bộ tài chính. Việc hình thành Bộ tổ chức kiêm giao thông đánh
đấu bước phát triển mới trong công tác tổ chức của Đảng.
Công tác tổ chức xây dựng Đảng các năm 1930, 1931 tập trung vào việc giác
ngộ vận động quần chúng tham gia các phong trào đấu tranh nhằm thực hiện mục
tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc, qua đó lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào


Đảng; xây dựng củng cố các tổ chức của Đảng, các tổ chức quần chúng cách mạng:
Công hội, Nông hội, Phụ nữ liên hiệp hội, Hội cứu tế đỏ do đảng lãnh đạo lần lượt ra
đời; Đoàn TNCS Đông Dương được thành lập ngày 26/3/1931 … Các phong trào
đấu tranh của quần chúng phát triển ngày càng mạnh mẽ ở nhiều vùng trong nước
mà đỉnh cao là Xô viết - Nghệ tĩnh.
Sau cao trào Xô viết - Nghệ tĩnh công tác tổ chức của Đảng tập trung vào bảo
tồn lực lượng cách mạng, bảo vệ Đảng, khôi phục hệ thống tổ chức, tiếp tục phát
triển đảng viên và các đoàn thể quần chúng.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao – Trung Quốc từ ngày
27 đến 31/3/1935 đã đề ra nhiệm vụ khôi phục lại hệ thống tổ chức của đảng từ
trung ương đến cơ sở, thống nhất lãnh đạo chuẩn bị cho cách mạng Đông Dương
chuyển sang giai đoạn mới.
Ngày 26/3/1937, Ban chấp hành Trung ương công bố cuốn sách về chủ trương
tổ chức mới của Đảng, đưa một số hoạt động của Đảng ra công khai, nửa công khai
hợp pháp. Tổng bí thư của Đảng lúc này là đồng chí Hà Huy Tập.
Cuối năm 1939 Đảng chuyển hướng các hình thức tổ chức và đấu tranh kết
hợp tổ chức bí mật với tổ chức công khai, đấu tranh không hợp pháp với nửa hợp
pháp và hợp pháp ….
Câu hỏi 2. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu về công tác tổ chức xây dựng
Đảng trong 80 năm qua của Đảng cộng sản Việt Nam ?
Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên định
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn hoạt động của Đảng.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới công tác giáo dục lý luận chính
trị, công tác tư tưởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý
chủ chốt các cấp.
Hai là, kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên, làm cho mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm tổ chức và
quy tụ được sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, mỗi
đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý

thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Phải kiện toàn hệ thống tổ
chức cơ sở đảng, thể chế hoá về mặt nhà nước vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các
loại hình tổ chức cơ sở đảng; gắn việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên với
việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng.
Đảng ta chủ trương: đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành pháp
luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định
cụ thể của Ban Chấp hành Trung ương. Những quy định ấy cần sớm được ban hành
và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm vừa phát huy khả năng làm kinh tế của đảng viên,
vừa giữ được tư cách, phẩm chất đảng viên và bản chất của Đảng, kịp thời đưa ra khỏi
Đảng những người thoái hoá, biến chất.
Ba là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; tăng cường
quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác kiểm tra. Mọi cán bộ, đảng viên có quyền bàn bạc, tham gia quyết định công
việc của Đảng, đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết
của Đảng. Lãnh đạo các cấp phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của đảng viên và
nhân dân. Xây dựng quy chế ra quyết định của Đảng, bảo đảm phát huy trí tuệ tập
thể; hoàn thiện quy chế kiểm tra, giám sát trong Đảng; kết hợp giám sát trong Đảng
với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân.
Bốn là, đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ. Sắp xếp, đổi mới tổ chức, bộ
máy của Đảng, đặc biệt là các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ khối
ở Trung ương và cấp uỷ các địa phương gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ
quan nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, bảo đảm tinh gọn, hoạt động thiết thực, hiệu quả; khắc phục tình trạng
chồng chéo, trùng lắp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ
quan và người đứng đầu không rõ. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu
hợp lý, chất lượng tốt, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Có cơ
chế, chính sách bảo đảm phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng
dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài, dù là đảng viên hay người ngoài
Đảng. Cụ thể hoá, thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và

người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.
Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó tập trung đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng
đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá thành Hiến
pháp, pháp luật; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực
hiện. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy
mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể xác định đúng mục tiêu,
phương hướng hoạt động; đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt
trận và các đoàn thể trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình.
Câu hỏi 3. Theo đồng chí, để xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, công tác tổ chức cán bộ cần được
đổi mới như thế nào ? (không quá 1500 từ)
Câu hỏi 4. Hãy viết về một tấm gương tiêu biểu nhất trong đội ngũ cán bộ, đã và
đang làm công tác tổ chức xây dựng Đảng mà đồng chí biết ?
Câu hỏi 5. Hiện nay, người cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng cần có
những phẩm chất tiêu chuẩn gì ?
Trả lời:
Cán bộ làm công tác tổ chức trước hết cần có đủ tiêu chuẩn của người cán bộ
đã được nêu trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Đại
hội X của Đảng đã chỉ rõ: Cán bộ phải là nười phải là người có phẩm chất chính trị
tốt, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của
nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những
khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và
lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn
bó với nhân dân. Có thể tóm tắt những tiêu chuẩn ấy trong hai tiêu chí đức và tài.
Đức của người làm công tác tổ chức cán bộ là đạo đức cách mạng đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát là cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Ở bất kỳ

cương vị nào, người cán bộ tổ chức xây dựng Đảng luôn phải trung thực, thẳng thắn,
công tâm, khách quan, không cục bộ, nể nang, tuỳ tiện, tham nhũng, lãng phí; phải
có tâm trong sáng, không vẩn chút cá nhân trong nhìn nhận, đánh giá con người,
công việc; không để kẻ xấu, cơ hội lợi dụng chạy chức, chạy quyền.
Tài của người làm công tác tổ chức cán bộ là phải biết vận dụng nhuần
nhuyễn quan điểm của Đảng về xây dựng tổ chức của hệ thống chính trị, về đánh
giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, chọn đúng người, bố trí đúng việc; có tầm nhìn
xa, tiên đoán được sự phát triển của cán bộ trong tương lai. Tài của người làm công
tác cán bộ kết tinh từ sự am hiểu kiến thức của nhiều lĩnh vực, trong đó cần có sự am
hiểu nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, có hiểu biết về khoa học tổ chức, quản lý,
đời sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.
Trên cơ sở hai chức năng nhiệm vụ, cần có tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ
làm công tác tổ chức, bảo đảm cho cán bộ tổ chức vừa có phẩm chất chính trị vững
vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, vừa có kiến thức tổng hợp về nhiều mặt và
nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất những chủ trương,
giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ, cơ sở, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về người làm công tác tổ chức, cán bộ:
… Những đức tính mà đã là cán bộ cần phải có:
1, Không tự kiêu, không có cái bệnh làm “quan cách mạng”.
2, Phải siêng năng: siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm.
3, Cầu tiến bộ luôn luôn, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự luyện, sửa chữa những
khuyết điểm.
4, Trung thành với mục đích cách mạng: giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống
được tự do.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG H.202,tập 4, tr.34
- Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô
tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi.
- Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gụi những người mình không ưa.
- Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp
cho họ tiến bộ.

- Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt.
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gụi mình.
Sách đã dẫn, tập 5, tr.279

×