Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Để giỏi tiếng Anh - không khó chút nào docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.94 KB, 5 trang )



Để giỏi tiếng Anh - không khó chút nào


Chủ tịch CLB tiếng Anh của trường đại học chỉ
sử dụng toàn tiếng Anh RMIT Việt Nam là một
anh chàng khá lạ lùng: Chăm học, giỏi võ, đồng
thời lại là ch
ủ xị của hầu hết các hoạt động trong
trường
Chàng trai 20 tuổi Nguyễn Minh Long chia sẻ kinh nghiệm của mình
trong việc học tiếng Anh - vấn đề đang hết sức khẩn cấp trong quá
trình hội nhập hiện nay.

Bạn tiếp xúc tiếng Anh lần đầu tiên vào thời điểm nào? Đâu là
bước đệm để từ một người xài tiếng Anh "ba chớp ba nhoáng" trở
thành một kẻ nói tiếng Anh "như gió"?


Mình biết đến tiếng Anh khi còn học lớp 1 hay lớp 2 gì đó, người
đầu tiên dạy cho mình bặp bẹ những chữ đầu tiên là mẹ. Mình còn
nhớ chữ đầu tiên mà mình học được là "apple", bởi thời điểm đó m
ình
thích ăn táo nhất.

Từ thời điểm đó cho đến hết lớp 12, tiếng Anh mình rất xoàng ch
ỉ ở
mức trung bình, không đến đâu. Kể từ lúc xuống Sài Gòn, nhận ra
tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai nghề nghiệp thêm vào
đó không có IELTS 6.5 hay TOEFL 580 trở lên thì không thể nào


tham gia hình thức du học tại chỗ ở RMIT Việt Nam, do đó mình đã
quyết tâm theo đuổi TOEFL. Vốn tiếng Anh của mình được nâng lên
từ đó.

Nhiều người bảo, để giỏi tiếng Anh thì nên đ
ến các trung tâm ngoại
ngữ "xịn" để học. Người khác lại bảo phải chịu khó ra khu phố Tây đ

"luyện" với Tây ba lô. Người khác nữa thì bảo chịu khó xem phim
hoặc xem ti vi, nghe đài phát thanh… bằng tiếng Anh. Cuối cùng thì
bí quyết của bạn nằm ở đâu?

Tất cả những điều bạn nói đều đúng và tốt nhất là nên kết hợp tất
cả. Thật ra bí quyết của chính mình nằm ở hai chữ "siêng năng" và
"trải nghiệm". Xem phim bằng tiếng Anh, nghe nhạc bằng tiếng Anh,
thậm chí lúc làm việc nhà cũng bấm cho máy chạy không không để
giúp nâng cao kỹ năng nghe và nói. Bởi lúc đó, nghe đối với bạn có
thể trở thành quán tính nhờ đó bạn nói tiếng Anh có phần giống ngư
ời
bản xứ hơn. Luyện nói nhiều sẽ giúp bạn nói lưu loát và mạnh dạn
hơn.

Đọc báo tiếng Anh nhiều để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cũng như
gia tăng vốn từ vựng. Ngoài ra, học tiếng Anh không chỉ tại trường
lớp mà còn qua tất cả những giao tiếp thông thường hằng ngày với
thông điệp bạn không thể học tiếng Anh liên t
ục trong 5 tiếng đồng hồ
nhưng bạn hoàn toàn có thể "luyện phim" Mỹ trong 5 tiếng đồng hồ.

Bạn có học ngoại ngữ phụ nào không? Theo bạn, liệu rằng giỏi

tiếng Anh thôi thì đã đủ chưa, hay cần phải rèn luyện thêm nhiều
ngoại ngữ khác nữa?

Biết càng nhiều ngoại ngữ thì càng tốt. Nếu có điều kiện thì mình
sẽ tìm hiểu thêm tiếng Trung Quốc hoặc Nhật. Gia nhập WTO, tiềm
năng từ các đối tác đến từ các quốc gia trên là rất lớn. Hơn nữa một
khi đã có quá nhiều người thông thạo tiếng Anh, thì biết thêm ngôn
ngữ khác chính là một lợi thế cạnh tranh của các bạn để được tuyển
vào các vị trí "béo bở" tại các doanh nghiệp. Nếu không có điều kiện
thì chỉ đầu tư thật tốt cho tiếng Anh cũng đủ rồi, lúc đó l
à dù không có
chiều rộng (nhiều ngoại ngữ) ta cũng đã có chiều sâu (tiếng Anh thật
giỏi).

Nếu tôi đã từng giỏi tiếng Anh, mà lâu quá không dùng, quên gần
hết, làm thế nào để "hồi phục" lại?

Thật ra, theo mình nghĩ đã là kiến thức ngấm vào đầu thì không
mất đi được. Tình huống bạn đặt ra cũng như vốn tiếng Anh của bạn
đã bị "ngủ quên" và nhiệm vụ của bạn là làm sao để "đánh thức" nó
dậy.

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu như ngày nay, chúng ta
luôn có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với tiếng Anh: đọc báo tiếng
Anh để trau dồi kiến thức và cập nhập tin tức, xem phim và nghe nh
ạc
bằng tiếng Anh, bạn cũng có thể sử dụng voice chat để được giao tiếp
bằng tiếng Anh với người bản ngữ
Theo
hoctienganh.info



×