Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.76 KB, 10 trang )



Ảnh hưởng của
ánh sáng đến
quang hợp



Trong các yếu tố bên ngoài thì
ánh sáng là nhân tố quan trọng
nhất tham gia trực tiếp vào quá
tình quang hợp và có vai trò
quyết định đến quá trình
quang hợp. Ảnh hưởng của
ánh sáng đến quang hợp vừa
phụ thuộc cường độ ánh sáng
vừa phụ thuộc chất lượng ánh
sáng.
1. Ảnh hưởng của cường độ
ánh sáng
Biên độ ánh sáng tác động đến
quang hợp khá rộng. Quang hợp
có thể tiến hành ngay ở điều
kiện ánh sáng có cường độ thấp
như áng sáng trắng, ánh sáng
đèn dầu Tuy nhiên ở điều
kiện ánh sáng yếu thì quang hợp
xảy ra rất yếu, sản phẩm tạo ra
không đủ bù cho lượng chất hữu
cơ bị hô hấp phân huỷ. Ở điều
kiện ánh sáng này quang hợp


biểu kiến có trị số âm.
Khi cường độ ánh sáng tăng,
cường độ quang hợp tăng lên
đến mức bằng cường độ hô hấp
thì quang hợp biểu kiến đạt trị
số không. Trị số ánh sáng mà
quang hợp biểu kiến bằng
không là điểm bù ánh sáng. Tuỳ
nhóm thực vật mà điểm bù ánh
sáng thay đổi từ 25-85
Kcalo/dm
2
/h, cường độ hô hấp
bằng cường độ quang hợp và
đạt 1-3 mg/CO
2
/dm
2
/h.
Cường độ quang hợp tiếp tục
tăng tỷ lệ thuận với cường độ
ánh sáng cho đến khi ánh sáng
đạt đến điểm no ánh sáng. Điểm
no ánh sáng là cường độ ánh
sáng mà khi vượt qua điểm đó
cường độ quang hợp không thay
đổi hoặc có chiều hướng giảm
xuống mặc dù cường độ ánh
sáng tiếp tục tăng.
Tuỳ nhóm cây mà điểm no ánh

sáng dao động khoảng 2000-
6000 Kcalo/dm
2
/h. Đối với thực
vật C4 hầu như không có
điểm no ánh sáng vì ở
nhóm thực vật này cường độ
ánh sáng tăng, cường độ
quang hợp tăng liên tục mà
không có điểm dừng.
Đối với thực vật C3 khi ánh
sáng có cường độ quá mạnh làm
giảm quá trình quang hợp.
Quang hợp giảm do ánh sáng có
cường độ mạnh làm phá huỷ cấu
trúc bộ máy quang hợp, có ảnh
hưởng xấu đến quá trình oxi hoá
của sắc tố, làm giảm hoạt tính
enzim quang hợp
Ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng đến quang hợp còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Trước hết thành phần loài khác
nhau có nhu cầu ánh sáng khác
nhau. Các loài ưa sáng có nhu
cầu ánh sáng mạnh hơn các loài
ưa bóng. Sự thích nghi với chế
độ chiếu sáng của các nhóm cây
một phần liên quan đến hàm
lượng sắc tố và tỷ lệ các loại sắc

tố trong lá. Cây ưa sáng có hàm
lượng sắc tố thấp, tỷ lệ
chl
a
/chl
b
cao hơn cây ưa bóng.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến
quang hợp còn liên quan đến tỷ
lệ các tia sáng, tỷ lệ tia sáng lại
phụ thuộc kiểu chiếu sáng. Ánh
sáng trực xạ có tỷ lệ tia sinh lý
thấp hơn ánh sáng tán xạ nên
Ánh sáng tán xạ có ảnh hưởng
đến quang hợp tốt hơn ánh sáng
trực xạ.
Ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng đến quang hợp còn liên
quan đến các yếu tố khác như
hàm lượng CO
2
trong môi
trường, nhiệt độ, độ ẩm, chất
dinh dưỡng
2. Ảnh hưởng của chất lượng
ánh sáng
Các loại tia sáng khác nhau
có tác dụng lên quang hợp
không giống nhau. Bằng
công trình nghiên cứu của

mình Timiriazep là người đầu
tiên xác định được tia đỏ có
hiệu suất quang hợp cao hơn các
tia khác, sau tia đỏ là tia xanh.
Tuy nhiên hiệu quả quang
hợp sẽ tăng lên, nếu sử
dụng phối hợp hợp lý giữa
các tia. Theo nghiên cứu của
Emerson nếu chiếu xen kẽ giữa
tia sáng có λ > 680 nm (tia đỏ)
với tia sáng có λ < 650 nm sẽ
làm nâng cao hiệu suất quang
hợp rõ rệt, dó là "hiệu ứng
Emerson"
Hiệu ứng khác nhau của các tia
sáng khác nhau đến quang hợp
chỉ xảy ra trường hợp cường độ
ánh sáng dưới điểm no. Khi
cường độ đạt đến điểm no thì
giá trị tia sáng với quang hợp
như nhau.
Thành phần ánh sáng không chỉ
ảnh hưởng đến cường độ quang
hợp mà còn thay đổi sản phẩm
quang hợp. Với ánh sáng có
bước sóng ngắn, sản phẩm tạo
ra trong quang hợp chứa nhiều
axit amin, protein hơn so với
ánh sáng bước sóng dài. Ngược
lại ánh sáng bước sóng dài lại

tạo ra nhiều gluxit hơn ánh sáng
bước sóng ngắn.
Ánh sáng có hưởng hưởng sâu
sắc đến quang hợp như vậy nên
trong thực tiễn sản xuất việc áp
dụng các biện pháp thích hợp để
bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho
cây trồng có ý nghĩa quyết định
đến năng suất và phẩn chất cây
trồng.

×