Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CNXH khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 5 trang )

Nền dân chủ và hệ thồng chính trị XHCN
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ XHCN:
1.1 Khái niệm dân chủ, nền dân chủ XHCN.
- Khái niệm dân chủ
+ Theo tiếng Hy lạp cổ đại, dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền
làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
+ Dân chủ là một hình thài nhà nước, một chế độ xã hội trong đó thừa nhận về mặt pháp luật các
quyền tự do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân Dân chủ được cụ thể hoá thành cơ chế để thực thi
trong cuộc sống, được quy định thành nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước với
công dân
+Dân chủ còn được hiểu là nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chinh trị - xã hội , cộng đồng dân
cư theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số.
+ Dân chủ là một phạm trù chính trị bởi vì nó gắn liền với bản chất giai cấp thống trị xã hội , bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị. Theo nghĩa này dân chủ sẽ mất đi khi không còn giai cấp
+Dân chủ là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ nhà nước. Dân chủ là thành quả đấu tranh của
nhân dân lao động chống áp bức bóc lột. theo nghĩa này dân chủ sẽ tồn tại lâu dài khi xã hội còn giai cấp và nhà
nước.
- K/n nền dân chủ XHCN: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất g/c CN đồng thời là
nền dân chủ của đa số nhân dân lao động và phục vụ lợi ích đa số, do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về chính trị,
được thực hiên bằng cả hệ thống tổ chức và cơ chế phức tạp của nhiều yếu tố hợp thành nhưng với tính chất là
một chế độ chính trị trước hết nó được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước.
1.2. Bản chất của nền dân chủ XHCN
- Dân chủ XHCN là một chế độ xã hội mà ở đó dân chủ với nghĩa là toàn bộ quyền lực thuộc về
nhân dân. Điều đó trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội và được thực hiện trong các lĩnh vực ĐSXH.
- Được thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền về tay mình và nhân dân lao động
thông qua cuộc CM dân tộc dân chủ hoặc cách mạng XHCN.
- Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân sâu sắc. Xu
hướng phát triển của nó là tiến tới chế độ xã hội không còn khác biệt về giai cấp. Dân chủ XHCN mang tính lịch
sử.
- Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ đo ĐCS lãnh đạo bỏi vì ĐCS đại biểu cho lợi ích của nhân dân,
với nghĩa này nền dân chủ XHCN mang tính nhất nguyên về chính trị.


- Nền dân chủ XHCN được thể hiện trên mọi lĩnh vực của ĐSXH:
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Nhân dân được làm chủ TLSX chủ yếu của xã hội, được tham gia vào quản
lý sản xuất, phân phối sản phẩm
+ Trên lĩnh vực chính trị: Nhân dân được quyền làm chủ nhà nước như: Giới thiệu các đại biểu tham
gia bộ máy nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật,
+ Trên lĩnh vực văn hoá: Đước làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần, được nâng cao trình độ văn
hoá và có điều kiện phát triển cá nhân.
Nền dân chủ XHCN ra đời, phát triển và từng bước hoàn thiện là cả một quá trình lâu dài, khó khăn
vì nó là kết quả của quá trình hoạt động tự giác của đông dảo quần chúng nhân dân lao động. Càng khó khăn,
lâu dài hơn ở các nước quá độ lên CNXH như nước ta.
1
1.3. Phân biệt nệ dân chủ XHCN và nền dân chủ tư sản.
- Dân chủ XHCN là nề dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số ; còn
dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số
- Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân nhưng nó phục vụ cho lợi ích đa
số, bởi vì lơị ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và cả dân tộc. còn dân chủ
tư sản là nề dân chủ mang bản chât giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích giai cấp công
nhân và nhân dân lao động
- Dân chủ XHCN là nền dân chủ do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về chính trị còn dân chủ tư sản do
các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
- Nền dân chủ XHCN được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền, còn nền dân chủ tư sản được
thực hiện thông qua nhà nước tư sản.
- Nền dan chủ XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX còn nền dân
chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về TLSX chủ yếu.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hệ thống chính trị XHCN.
- Khái niệm: Hệ thống chính trị XHCN là một chỉnh thể bao gồm: Đảng cộng sản, nhà nước XHCN
và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, các tầng lớp nhân dân cùng môi quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó
hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân nhằm mục tiêu xây dựng CNXH:
+ Đảng cộng sản là thành viên nhưng giữ vai trò là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị. ĐCS lãnh
đạo HTCT bằng việc đề ra chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược. Lãnh đạo bằng việc tuyên

truyền, vận động và nêu gương. Lãnh đạo bằng công tác tổ chức cán bộ và lãnh đạo thông qua cơ chế kiểm tra,
giám sát.
+ Nhà nước XHCN là cơ quan thực hiện quyền lực của nhân dân. Thay mặt nhân dân dân, được
nhân dân uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhà nước quản lý mọi mặt của ĐSXH bằng hệ thống pháp
luật và những thiết chế nhà nước. Nhà nước XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS và sự giám sát của nhân dân.
+ Các tổ chưc chính trị - Xã hội là nơi làm chủ tập thể của nhân dân, là khâu trung gian nối liền
ĐCS, NNXHCN, với quần chúng nhân dân. Thông qua các tổ chức này nhân dân giới thiệu các đại biểu của
mình tham gia vào các cơ quan nhà nước, đóng góp ý kiến cho đảng, nhà nước và thể hiện tâm tư, nguyện vọng
của mình.
Mối quan hệ giứu ba bộ phận này trong HTCT là cơ chế vận hành của HTCT, trong đó mối quan hệ
giữa ĐCS và nhà nước XHCN là quan trọng nhất. Ba bộ phận nêu trên cùng cơ chế vận hành của chúng hợp
thành HTCT XHCN, gắn bó chặt chẽ với nhau vì mục tiêu xây dựng CNXH.
Đối với HTCT ở nước ta: Là một chỉnh thể thống nhât, gắn bó hữu cơ, bao gồm ĐCSVN.
NNCHXHCNVN, và các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,
Hội cựu chiến binh, Hội nông dân ) và mối quan hệ giữa ba bộ phận này. Trong đó Đảng lãnh đạo nhà nước
và xã hội, là hạt nhân của HTCT, nhà nước là trụ cột của HTCT, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các chính
quyền địa phương và các cơ quan tư pháp. Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là đại diện cho các tầng
lớp nhân dân, là công cụ thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. HTCT ở nước ta vừa mang
tính phổ biến nói chung của HTCT của nhiều nước, bên cạnh đó có những nét đặc thù đó là:
- Thứ nhât, HTCT do duy nhất một ĐCS lãnh đạo: Đây là đặc điểm quan trọng nhất chi phối các
nội dung khác trong HTCT. Nó được quy định bởi vai trò và uy tín lãnh đạo của Đảng kể từ khi thành lập đến
nay.
- Thứ hai,do phải trải qua thời gian chiến tranh kéo dài nên các khuyết điểm như quan liêu, mệnh
lệnh hành chính còn ảnh hưởng nặng nề cho đến ngày nay
2
- Thứ ba, nền hành chính là một bộ phận trong HTCT còn non trẻ, hầu như không kế thừa được gì
từ nền cai trị của chế độ thực dân phong kiến trước đay, lại bị ảnh hưởng của mô hình tập trung quan liêu bao
cấp do đó đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho quá trình đổi mới HTCT ở nước ta.
3. Mối quan hệ giưa dân chủ XHCN với HTCT thẻ hiện trên các nội dung sau:
- Giữa HTCT và nền dân chủ XHCN có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó HTCT là sản

phẩm của sự phát triển dân chủ và ngược lại.
- Để phát huy dân chủ cần phải đổi mói HTCT vì toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCT là nhằm
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
- HTCT có chức năng thực hiện dân chủ, do vậy hình thức và hoạt động của HTCT sẽ quy định mức
độ thực hiện dân chủ trong XH.
Biểu hiện của mối quan hệ này ở Việt Nam trong thoqì kỳ đổi mới là:
- Thành tựu:
+ ĐCS Việt Nam không ngừng được củng cố về tổ chức, chính trị, tư tưởng. Vai trò lãnh đạo của
Đảng được nâng cao.
+ Hoạt động của Quốc hội được đổi mới đã làm tăng tính thực quyền của Quốc hội, làm cho Quốc
hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
+ Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính phủ từng bước được nâng cao.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới về phương thức và nội dung hoạt động như tăng
cường vai trò giám sát và phản biện xã hội
Từ những đổi mới về HTCT đã mang lại những tiến bộ trong việc thiết lập, củng cố và hoàn thiện nề
dân chủ XHCN:
+ Quyền làm chủ của nhân dân được nâng cao
+ Người dân ngày càng được tham gia vào công việc trong quản lý nhà nước, xã hội.
- Hạn chế:
+ Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu qủa.
+ Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận không nhỏ CBCC chưa được khắc
phục. Nạn tham nhũng diễn ra trầm trọng.
+ Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi còn bị vi phạm
- Giải pháp: Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải không ngừng đổi mới HTCT và đẩy mạnh
dân chủ hoá trên mọi lĩnh vực của ĐSXH. Để làm tốt yêu cầu trên cần phải thực hiện một số vấn đề có tính
nguyên tắc sau
Một là, Đổi mới HTCT nhưng phải giư vững sự ổn định chính trị - xã hội
Hai là, Đổi mới HTCT nhằm tăng cường vai trò và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,
hiệu quả quản lý của nhà nước.Nâng cao tính năng động sáng tạo của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đảm
bảo toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.

Ba là, Đổi mới toàn diện, đồng bộ nhưng phải có bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm nhiệm
vụ trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị phù hợp với đổi mới kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng
XHCN.
4. Nội dung đổi mối HTCT và dân chủ hoá trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay:
- Thứ nhất: Thực hiện dân chủ hoá ngay trong HTCT để tạo ra mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ
hoá với việc xây dựng và kiện toàn HTCT. cụ thể:
3
+ Đối với Đảng: Tiếp tục cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực, sức
chiến đấu của Đảng. Đảng phai phải được xây dựng vững mạnh trên cả ba măt: Chính trị, tư tương và tổ chức.
Đòng thời đổi mới hình thức sinh hoạt nhằm phát huy tốt dân chủ trong Đảng.
+ Đối với nhà nước: Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gon, nâng cao chất lượng
quản lý và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
+ Đối với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Xắp xepa bộ máy theo hưởng tinh gọn,
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Càn hướng mạnh về cơ sở.
- Thứ hai: Dân chủ hoa ĐSXH là quá trình đưa các giá trị dân chủ vào cuộc sống làm cho nó trở
thành hiện thực trên mội lĩnh vực của ĐSXH
+ Về kinh tế: Thực hiện quyền tự do, bình đẳng trong hoạt động SXKD. Phát triển nề kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần
+ Về chính trị: Thực hiện quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị, đảm bảo cho nhân dân được
làm chủ xã hội về mặt chính trị.
+ Về tinh thần: Thực hiện tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần nhằm sáng tạo nên những giá trị
văn hoá cao đẹp trong ĐSXH
5. Đánh giá quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Những kiền nghị, đề xuất.
- Những mặt đạt được:
+ Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo việc thực hiện phát huy dân chủ trên địa bàn tinht có nhiều chuyển
biến tích cực đi vào chiều sâu, tỉnh Ninh Bình đã xác định những vấn đề cần tập trung thực hiện như: Công khai
tài chính, tạo cơ chế để nhân dân tham gia giám sát việc giải quyết khiếu nại ttố cáo, cải các thủ tục hành chính,
xây dựng quy ước ở ãa, phường thị trấn nhìn chung việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đi vào nề nếp
có tác dụng tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây

dựng chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã xác định vai trò gương mẫu trong việc thực hiện quy chế dân chủ.
đến nay đã có 100% các cơ quan trên địa bàn cả tỉnh có quy ước và đi vào thực hiện.
- Hạn chế.
+Một số cấp uỷ cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo thiếu kiểm tra, đôn đốc. Còn một bộ phận nhân dân lợi
dụng dân chủ để khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Giải quyết khiếu kiện còn chậm, một số quyết định có
hiệu lực của các cơ quan trong việc giải quyết KNTC chậm được thi hành.
+ Một bộ phân quần chúng nhân dân, cán bộ đảng viên chưa tích cực tham gia thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sỏ.
Một số kiến nghị: Để giải quyết những ván đề yếu kém trên cần tập trung chú ý các biện pháp sau:
- Một là: Các cấp uỷ từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là biện pháp cho sự ổn định vững
chắc và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Hai là: Triển khai quán triệt ở cơ sở phải nghiêm túc, sâu rộng, làm cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng thông suốt về tư tưởng, chuyển biến về nhận thức trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Ba là: Phải có kế hoạch cụ thể, thiết thực trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ. Kế hoạch
phải được xây dựng trên từng lĩnh vực phù hợp với tình hình ở địa phương, đáp ứng nguyện vọng chính đáng
của nhân dân.
4
- Bốn là: Trong quá trình thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn phải gắn liền với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng, xây dựng chính quyền,
MTTQ và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. Phải gắn với cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ chính trị
ở cơ sở.
- Năm là: Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của
cấp uỷ ở từng cơ sở. Kết hợp tốt với phê bình và tự phê bình . Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×