Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.21 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ 4 (2 tiết)
PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
NHẰM THỰC HIỆN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC

Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học viên cần đạt được các yêu cầu :
Về kiến thức
- Nêu và giải thích được tầm quan trọng, nhiệm vụ của việc phối hợp các lực lượng
trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu
học.
- Xác định được biện pháp phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham
gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
Về kĩ năng
Vận dụng được các biện pháp thu hút các lực lượng trong và ngoài nhà truờng để
giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt.
Về thái độ
Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ, biện pháp
phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Nội dung
Nghiên cứu chủ đề này sẽ giúp các bạn nhận thức rõ hơn các mối quan hệ trong
thực hiện xã hội hoá giáo dục hiện nay. Đồng thời, giúp các bạn hiểu rõ hơn giáo
dục trẻ em là chức năng xã hội đặc biệt của nhà trường ; song không phải duy nhất
nhà trường là lực lượng giáo dục, dạy dỗ trẻ em. Nhà trường chỉ thực hiện tốt chức
năng này khi có sự ủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện, cùng tham gia sự nghiệp giáo dục
của toàn xã hội.
1. Phối hợp các lực lượng trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm - người nhận trách nhiệm trước nhà trường trực tiếp quản lí
học sinh của một lớp, đồng thời là người trực tiếp dạy học và giáo dục học sinh.
Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, bạn hãy tiến hành hoạt động sau :


Hoạt động 1. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ PHỐI KẾT HỢP GIỮA GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CÁC LỰC LưỢNG GIÁO DỤC TRONG
TRưỜNG ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Thời gian : 45 phút
Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản dưới đây.
* Kể tên các tổ chức trong trường tiểu học và mối quan hệ giữa các tổ chức đó theo
cơ cấu tổ chức của trường tiểu học.
* Thảo luận nhóm : Chỉ ra nội dung của sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
và các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Điền thông tin cần thiết vào bảng sau :
TT
Lực lượng cần phối hợp
Vai trò của các lực lượng
trong nhà trường với
nhiệm vụ giáo dục đạo đức
cho học sinh
1
2
3
4

Thông tin cơ bản
* Luật Giáo dục, 1998 : Điều 81 : Trách nhiệm của nhà trường.
* Điều lệ trường tiểu học : Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học.
* Chức năng của giáo viên chủ nhiệm :
- Là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí giáo dục toàn diện học sinh một lớp học :
Quản lí, dự báo xu hướng phát triển nhân cách học sinh để có phương hướng tổ
chức hoạt động giáo dục phù hợp.
- Tổ chức cho tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy mọi tiềm năng tích

cực của học sinh.
+ Cố vấn hoạt động cho học sinh.
+ Trọng tài cho các hoạt động.
+ Dự báo chính xác khả năng của học sinh.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động khả thi.
+ Khêu gợi, phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh.
- Là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, là
người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện giáo dục đạo đức
cho học sinh.
- Đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp các lực lượng trong, ngoài nhà
trường nhằm giáo dục học sinh.
- Tuyên truyền các biện pháp giáo dục, huy động có hiệ
u quả tiềm năng của xã hội
(Gia đình - Nhà trường - Các tổ chức xã hội) tham gia hoạt động giáo dục.
Đánh giá hoạt động 1
Câu 1 : Bạn có trách nhiệm như thế nào trong thực hiện việc kết hợp với các lực
lượng giáo dục trong trường mình để giáo dục đạo đức cho học sinh ?
c a) Chủ động xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch giáo dục.
c b) Chỉ thực hiện khi có điều kiện.
c c) Không cần thiết thực hiện.
Câu 2 : Theo bạn để làm tốt công tác phối kết hợp các lực lượng trong nhà trường
khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải có những kĩ năng
gì ?
2. Phối kết hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường
Bằng kinh nghiệm thực tế của cuộc vận động xã hội hoá giáo dục, bạn hãy thực
hiện hoạt động sau :
Hoạt động 2. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ PHỐI KẾT HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH
Thời gian : 45 phút
Nhiệm vụ
* Đọc thông tin cơ bản và các tài liệu sau :
- Luật Giáo dục, 1998 :
+ Điều 82 : Trách nhiệm của gia đình
+ Điều 84 : Trách nhiệm của xã hội
- Điều lệ trường tiểu học : Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học.
Sau đó, điền thông tin cần thiết vào bảng sau :
TT Các lực lượng XH cần phối kết hợp để giáo
dục đạo đức cho họ
c sinh
Vai trò của các tổ chức,
cá nhân đó
1
2
3
4
5


* Thảo luận nhóm, chỉ ra nội dung cụ thể của từng mối quan hệ với các lực lượng
xã hội nhà trường tiểu học cần phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo
đức cho học sinh.
* Trao đổi thông tin với các nhóm khác và thống nhất ý kiến.
Thông tin cơ bản
Mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục học sinh
a) Nhà trường - Xã hội
- Nhà trường : Là nơi giáo dục, đào tạo con người, nguồn nhân lực cho xã hội. Con
người - sản phẩm của giáo dục - đào tạo trong nhà trường, ra xã hội là chủ thể của

hoạt động kinh tế - xã hội.
- Xã hội :
+ Môi trường thực tiễn của hoạt động giáo dục.
+ Nơi trực tiếp sử dụng sản phẩm giáo dục - đào tạo của nhà trường : con người -
lực lượng lao động.
+ Nơi cung cấp điều kiện vật chất cho sự nghiệp giáo dục.
b) Nhà trường - Gia đình
- Nhà trường : Nơi cùng với gia đình thực hiện chức năng giáo dục con người, bồi
dưỡng, rèn luyện, hình thành cách học tập, cách sống cho con người. Chất lượng
giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của con người. “Hiền tài là nguyên khí
quốc gia” (Khổng Tử) và là tương lai của giống nòi, dòng họ, gia đình.
- Gia đình : Trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ngoài việc cùng với
nhà trường chăm lo giáo dục con em mình, mỗi thành viên còn cần phải thường
xuyên tự giáo dục, đào tạo để làm tốt chức năng giáo dục con em.
- Hội cha mẹ học sinh : Cầu nối giữa giáo dục nhà trường và gia đình, vừa đảm bảo
quyền và nghĩa vụ học tập cho con em, vừa có trách nhiệm tham gia tuyên truyền
vận động xã hội hoá giáo dục.
- Trong các mối quan hệ trên, giáo viên chủ nhiệm là đầu mối quan trọng và là
linh hồn của sự phối kết hợp giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh, vì tương lai
của trẻ em, vì sự sống còn của nhà trường, vì sự phát triển của địa phương.
Đánh giá hoạt động 2
Câu 1 : Ghép các thông tin về vai trò của các tổ chức, lực luợng xã hội ở cột B phù
hợp với tên các tổ chức đó cột A cho phù hợp:
TT
Các lực lượng xã hội
A
Vai trò của các lực lượng xã hội trong
việc tham gia cùng nhà trường tiểu học
giáo dục đạo đức cho HS
B

1 Đoàn thanh niên địa phương
a) Cầu nối gia đình - nhà trường - xã hội,
cùng tham gia tuyên truyền mục tiêu, nhiệm
vụ giáo dục, góp phần đảm bảo quyền lợi
học tập của học sinh.
2
Cộng đồng dân cư nơi học
sinh sống
b) Động viên, theo dõi, giám sát học tập, rèn
luyện của học sinh ở nhà, ngoài xã hội.
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của
học sinh.
d) Quản lí, giáo dục, duy trì, rèn luyện hành
vi đạo đức và tham gia hướng dẫn học tập ở
nhà.
3 Gia đình học sinh
e) Môi trường xã hội để thực hiện các hoạt
động chính trị - xã hội của học sinh.
4
Chính quyền địa phương và
các tổ chức xã hội khác
g) Tổ chức các phong trào Đội, Sao Nhi
đồng.
h) Trực tiếp tham gia giáo dục trẻ em qua
các phong trào đó.
5 Hội phụ huynh học sinh
i) Hỗ trợ điều kiện vật chất cho các hoạt
động giáo dục của nhà trường và địa
phương.


Câu 2 : Bạn có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện các nội dung trên ?
(trả lời bằng cách điền dấu x vào ô )
 a) Lập, đề xuất kế hoạch và thực hiện.
 b) Thực hiện kế hoạch.
 c) Đứng ngoài cuộc.
Câu 3 : Giả sử, sau khi được thông báo kết quả học tập của con mình (học lực yếu), một phụ
huynh đến gặp bạn và nói : “Trăm sự nhờ cô giáo giúp đỡ cho cháu tiến bộ, gia đình tôi bận
quá, không có thời gian kèm cặp cháu”. Bạn sẽ xử lí như thế nào trước tình huống này ?
Đánh giá tiểu môđun 1
Câu 1 : Bạn hãy điền tên hình thức giáo dục vào cột B, sao cho phù hợp với nội
dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở cột A.
Nội dung giáo dục đạo đức
A
Hình thức giáo dục đạo đức
B
a) Phát động toàn trường thi đua lập
thành tích chào mừng ngày sinh nhật
Bác 19-5.
b) Sinh hoạt Sao Nhi đồng, chủ đề
“Chăm ngoan”.

c) Lớp, Chi đội triển khai kế hoạch thi
đua chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5.

d) Nghe nói chuyện về bảo vệ môi
trường.

đ) Tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Vì hoà
bình” trong toàn trường.




Câu 2 : Dựa vào quy trình tổ chức tiết hoạt động tập thể, bạn hãy xây dựng mô hình tiết sinh
hoạt lớp, lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo chủ điểm 8-3 cho học sinh lớp mình chủ
nhiệm.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động
* Hoạt động 1
* Các lực lượng trong nhà trường mà người giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp
để giáo dục đạo đức cho học sinh và vai trò của các tổ chức đó trong việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dục đạo đức :
TT
Lực lượng cần phối
kết hợp
A
Vai trò của các lực luợng trong nhà trường
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
B
1 Ban giám hiệu
- Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo
dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức. Duyệt
kế hoạch chủ nhiệm.
2 Hội đồng sư phạm
- Thông qua kế hoạch giáo dục toàn diện, trong đó
có giáo dục đạo đức.
3
Tổ chuyên môn (khối
lớp)
- Bàn bạc cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ
nhau cùng tổ chức hoạt động giáo dục, cung cấp
thông tin, cùng đánh giá kết quả giáo dục.

4
Đội TNTP Hồ Chí
Minh - Sao Nhi đồng
- Phối kết hợp thực hiện nội dung giáo dục đạo đức
thông qua các sinh hoạt tập thể, chủ điểm và phong
trào Đội, sinh hoạt Sao.
- Cùng tham gia đánh giá kết quả giáo dục.
5 Công đoàn
- Giúp đỡ nhau khi triển khai hoạt động giáo dục.
Giáo viên là công đoàn viên nên đồng thời là người
thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
6
Bảo vệ, nuôi dưỡng, y
tế
- Giúp đỡ, cung cấp thông tin để tham khảo khi
đánh giá.

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1 : Đáp án a.
Câu 2 : Một số kĩ năng cần thiết khi thực hiện phối kết hợp các tổ chức, lực lượng
trong trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Lập kế hoạch :
+ Xác định mục tiêu giáo dục.
+ Xây dựng nội dung giáo dục phù hợp.
+ Dự tính thời gian.
+ Điều kiện vật chất và các điều kiện khác để thực hiện.
+ Dự kiến người thực hiện.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.
- Giao tiếp :
+ Bày tỏ ý kiến.

+ Cảm thông, chia sẻ, nhường nhịn.
+ Đặt vấn đề đúng lúc, đúng người.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục.
- Hợp tác.
- Thống kê, tổng kết, đánh giá.
* Hoạt động 2
* Nội dung kết hợp nhà trường - các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học :
- Hội phụ huynh học sinh :
+ Bàn bạc biện pháp giáo dục đạo đức.
+ Tuyên truyền chủ trương, nội dung, các biện pháp giáo dục đến gia đình học sinh

cộng đồng.
+ Thông tin về nhu cầu, nguyện vọng của gia đình học sinh, tình trạng học sinh với
giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
- Gia đình học sinh :
+ Thông tin hai chiều về tình hình học sinh.
+ Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho con em thực hiện yêu cầu giáo dục.
+ Tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nếu có khả năng, điều
kiện.
+ Tham gia đánh giá kết quả của giáo dục đạo đức của con em mình.
- Cộng đồng dân cư :
+ Cung cấp thông tin về tình trạng học sinh.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục khi nhà trường yêu cầu.
+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để tạo niềm tin của học sinh vào cộng
đồng.
- Đoàn thanh niên địa phương :
+ Tham gia giáo dục học sinh qua các chương trình hành động của mình.
+ Hỗ trợ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm về nghiệp vụ công tác đội, các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.

Tóm lại, có nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường được coi là một trong các
biện pháp giáo dục khép kín 3 môi trường giáo dục : Gia đình - Nhà trường - Xã
hội.
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1 : Đáp án : 1.g, h ; 2.e ; 3.b, c, d ; 4.i ; 5.a.
Câu 2 : Đáp án a.
Câu 3 : Vị phụ huynh trong tình huống đã nêu chưa làm tròn trách nhiệm phối kết
hợp với nhà trường để giáo dục con mình. Trong trường hợp này bạn nên :
- Nói với phụ huynh sẽ nghiêm khắc kèm cặp, quan tâm giúp đỡ h
ọc sinh đó hơn
nữa trong thời gian học theo thời khoá biểu của nhà trường.
- Cùng gia đình bàn biện pháp kèm cặp học sinh trong thời gian học tập ở nhà.
- Tế nhị giải thích cho gia đình học sinh hiểu trách nhiệm của gia đình cùng
phối kết hợp với nhà trường để giáo dục con em, không nên khoán trắng
cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
* Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá tiểu môđun 1
Câu 1 : a : Lễ chào cờ
.
b : Tiết hoạt động tập thể.
c : Sinh hoạt chủ điểm.
d : Ngoại khoá theo chủ đề.
đ. Hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 2 : Sinh hoạt lớp lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo chủ điểm 8/3 cho học
sinh gồm các bước :
* Chuẩn bị : Giáo viên hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị (nếu là học sinh lớp 3 trở
lên).
- Mục đích của việc tổ chức hoạt động theo chủ điểm 8/3 : Giáo dục tình cảm đối
với cô giáo, bà, mẹ, chị trong gia đình
- Nội dung : Lập kế hoạch tổ chức chủ điểm 8/3 và một số nội dung khác nếu có.

- Biện pháp thực hiện : Dự kiến các nội dung sẽ được tổ chức theo trình tự nào,
hình thức tổ chức ra sao, cách thực hiện từng nội dung như thế nào.
- Người thực hiện : Phân công từng học sinh cụ thể thực hiện các nội dung và điều
kiện vật chất cho tổ chức chủ điểm. Chẳng hạn như :
+ Người xây dựng kế hoạch.
+ Người chuẩn bị nội dung.
+ Người chuẩn bị các điều kiện vật chất.
+ Người điều khiển chương trình,
- Dự kiến các điều kiện vật chất : Dụng cụ, đồ vật, tranh ảnh cần thiết, khăn trải
bàn, lọ hoa, hoa để tặng cô giáo, cây hoa dân chủ, phần thưởng,
- Phân bố thời gian cho từng nội dung, thời gian tổ chức chủ điểm.
- Địa điểm tổ chức : Trong lớp học, ngoài sân trường, dã ngoại,
* Tiến hành sinh hoạt
- Hát tập thể, ổn định tổ chức, giới thiệu người điều khiển chương trình.
- Người điều khiển chương trình giới thiệu giáo viên chủ nhiệm trình bày mục đích
yêu cầu của tiết sinh hoạt tập thể nhằm kỉ niệm ngày 8/3.
- Ban cán sự lớp lên trình bày dự thảo kế hoạch tổ chức kỉ niệm 8/3.
- Động viên các học sinh phát biểu góp ý vào bản kế hoạch.
- Chủ toạ của buổi sinh hoạt tập thể (giáo viên hoặc học sinh) tổng kết các ý kiến
đóng góp.
- Lấy biểu quyết về bản kế hoạch vừa xây dựng, tập trung vào các mục : Nội dung
hoạt động, hình thức hoạt động, phân công người thực hiện các nội dung.
- Xen kẽ các hình thức văn nghệ, vui chơi.
* Nhận xét tiết hoạt động tập thể :
- Nhận xét ý thức chuẩn bị của các thành viên tham gia xây dựng dự thảo kế hoạch
hoạt động ngày 8/3.
- Đánh giá ý thức tham gia xây dựng kế hoạch của các thành viên trong lớp.
- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3, ví dụ như “Hoa điểm mười
tặng mẹ”, “Hoa việc tốt tặng cô”
Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh cụ thể, bạn có thể xây dựng mô hình tiết sinh hoạt tập thể

theo chủ điểm phù hợp với lớp, trường, địa phương mình.
Để bài làm phù hợp với thực tế địa phương, các bạn trong cùng địa phương có thể
trao đổi bài làm và góp ý cho nhau.
TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết)
MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
MỤC TIÊU
Học xong phần này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau :
Về kiến thức
- Nêu đựợc vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Đạo đức ở tiểu học
- So sánh được những phương pháp và hình thức dạy học cơ bản theo quan điểm
đổi mới dạy học môn Đạo đức hiện nay với chương trình cũ.
- Trình bày đựơc yêu cầu, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn
Đạo đức.
- Phân tích được đặc điểm của dạy học môn Đạo đức ở lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5.
Về kĩ năng
Vận dụng được các phương pháp, hình thức dạy học môn Đạo đức theo tinh thần
đổi mới.
- Thiết kế được kế hoạch bài học theo cấu trúc mới (thiết kế hoạt động).
- Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học để phát huy chủ động,
tích cực học tập của học sinh.
- Kết hợp được các hình thức đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh,
tạo cơ hội cho học sinh tự khẳng định.
Về thái độ
- Chủ động, tích cực thực hiện các mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học.
- Tự giác, nghiêm túc thực hiện đổi mới đồng bộ các khâu : thiết kế bài soạn, tổ
chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh và tự đánh giá kết quả dạy học
của bản thân.
Giới thiệu tiểu môđun
TT Tên chủ đề Số tiết Trang
số

1 Vị trí, nhiệm vụ môn Đạo đức ở tiểu học 2
2 Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học 8
3 Sử dụng phương tiện dạy học môn Đạo đức 1
4 Thực hành 4
Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun
1. Tài liệu học tập và tham khảo
- Môđun Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học, xuất bản năm
2005.
- Giáo trình Đạo đức học - Sách CĐSP. NXB Giáo dục, 1998.
- Phương pháp dạy học Đạo đức - Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP.
NXB Giáo dục, 1998.
- Lưu Thu Thuỷ - Nguyễn Hữu Hợp. Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu
học.
NXB Giáo dục, 2001.
- Sách học sinh, sách giáo viên môn Đạo đức ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
2. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu (nếu có), bảng phụ.
- Đầu video, băng hình.
- Giấy khổ to, A4, giấy trong (nếu dùng máy chiếu).
- Bút dạ, băng dính, kéo, giấy màu,















×