Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHÂN CÁCH (Kỳ 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.7 KB, 6 trang )

NHÂN CÁCH
(Kỳ 4)
2. Khí chất (tt):
c) Tính linh hoạt của quá trình thần kinh. Tính linh hoạt là mức độ nhanh
chóng khi chuyển từ một quá trình này sang một quá trình khác để bảo đảm thích
ứng với những biến đổi mạnh và đột ngột của hoàn cảnh.
Sự kết hợp của những thuộc tính này hình thành nên những kiểu riêng biệt
của hệ thần kinh:
Loại Cường độ Thăng bằng Linh hoạt
Ưu tư Yếu
Nóng nảy Mạnh Không thăng bằng
Bình thản Mạnh Thăng bằng Không linh hoạt
Hăng hái Mạnh Thăng bằng Linh hoạt
4 loại hình thần kinh trên có cả ở động vật cao cấp. ở người còn có tín hiệu
thứ 2.
Dựa vào đó Paplov chia 3 loại:
. Hệ tín hiệu I > II: nghệ sĩ.
. Hệ tín hiệu I = II: trung gian.
. Hệ tín hiệu I < II: lý trí.
Theo Paplov những đặc trưng của các kiểu, loại thần kinh trên đây là cơ sở
sinh lý của khí chất, quy định khí chất của con người. Nhưng ông không quan
niệm những kiểu này hoàn toàn bẩm sinh là bất biến. Ông cho rằng trong việc hình
thành các kiểu thần kinh, những yếu tố bẩm sinh có rất ít mà yếu tố quan trọng là
quá trình sinh hoạt của cá nhân trong gia đình, ở trường học, trong quan hệ xã hội
và sự hoạt động, rèn luyện của cá nhân.
d) Phân tích các loại khí chất:
- Cường độ: Paplov có 2 qúa trình hưng phấn, ức chế.
+ Cường độ mạnh: cả 2 qúa trình hưng phấn và ức chế đều mạnh.
+ Hưng phấn mạnh: người tích cực, ổn định, tập trung các quá trình tâm
lý.
+ Ức chế mạnh: tính kiên trì, tự kiềm chế (cảm xúc hứng thú).


- Thăng bằng: làm việc có kế hoạch, có năng suất, cảm xúc ổn định, tác
phong bình tĩnh, khoan thai.
- Mất thăng bằng: làm việc năng suất thất thường, tác phong dễ mất bình
tĩnh, tự ái.
- Tính linh hoạt: dễ thích ứng với môi trường.
- Không linh hoạt: khó chuyển từ trạng thái tâm lý này sang trạng thái tâm
lý khác.
* Loại hình thần kinh:
- Loại hăng hái: mạnh, thăng bằng, linh hoạt.
+ Cảm xúc biểu lộ rõ rệt, nhạy cảm, lạc quan, dễ vui, dễ buồn, dễ quên.
+ Tính cách tác phong: dễ tiếp xúc, dễ hời hợt, dễ cắt đứt mối liên hệ cũ.
+ Hành vi: các nhiệm vụ trung bình có thể hoàn thành tốt.
Nếu loại này kết hợp với hứng thú đầy đủ đúng hướng sẽ hoàn thành tốt các
nhiệm vụ trong sinh hoạt. Nếu không thì dễ trở nên phóng túng hao phí năng
lượng.
- Loại bình thản: mạnh, thăng bằng, không linh hoạt.
+ Khí sắc, cảm xúc: nét mặt đơn điệu (mặc dù bên trong có suy nghĩ sâu
sắc).
+ Tính cách, tác phong: chậm chạp, thiếu cương quyết.
+ Hành vi: suy nghĩ chín chắn trước khi làm, khó chuyển sang việc khác.
Nếu kết hợp hưng phấn đầy đủ: suy nghĩ chín chắn, chậm, chắc. Nếu kết
hợp trí tuệ kém phát triển, thiếu hứng thú sẽ trở nên lạnh lùng, bàng quan, cố chấp.
- Loại nóng nảy: mạnh, không thăng bằng.
+ Cảm xúc rõ, mãnh liệt, nhiều khi bùng nổ nhưng chóng qua.
+ Tính cách, tác phong: tích cực, nhiều nghị lực, cương quyết.
+ Hành vi: say mê, có nhiều quyết định táo bạo, đột ngột.
Nếu kết hợp hứng thú trí tuệ đúng hướng thì quyết định nhanh chóng làm
được việc lớn. Nếu kết hợp với hứng thú không đầy đủ, không có nghĩa thì bộp
chộp, cáu kỉnh, liều lĩnh.
- Loại ưu tư:

+ Cảm xúc: buồn, trầm, đơn điệu, dai dẳng, ít cởi mở, hay dao động.
+ Chậm chạp, thiếu cương quyết, kém năng suất.
Nhìn chung đây là loại yếu, tiêu cực. Nhưng nếu biết hợp với tính kiên trì
lao động thì sẽ có năng suất tốt do suy nghĩ sâu sắc, lường trước được khó khăn
hậu quả.
- Loại nghệ sĩ:
+ Thiên về hoạt động bản năng, cảm xúc, nhạy cảm, dễ bị cảm xúc ám
thị.
+ Tư duy hời hợt, yếu về tư duy trừu tượng, thiên về tư duy cụ thể hình
tượng.
- Loại lý trí: Hệ II chiếm ưu thế: nặng nề hoạt động lý trí, hay suy nghĩ
miên man xa vời thực tế, trừu tượng.
Cảm xúc ít biểu lộ thường đi vào chiều sâu.
Đặc điểm chung của khí chất:
- Có thể biến đổi theo các điều kiện của môi trường, xã hội, giáo dục.
- Mỗi loại khí chất đều có ưu khuyết riêng.
- Trong thực tế thường có loại khí chất phức hợp.
- Trong những điều kiện sinh hoạt khác nhau có thể có biểu hiện những nét
khí chất khác nhau.
* Vị trí của khí chất trong tâm thần học:
- Là một trong 4 thành phần nhân cách nhưng không phải chiếm vị trí quyết
định trọng yếu.
- Ngày nay người ta không tách riêng khí chất mà thường kết hợp, thường
nhấn mạnh hơn trong các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×