Mẹ vắng nhà
Bé đã quen với sự có mặt của mẹ suốt cả ngày, không thể một sớm một chiều
thuyết phục được con. Hãy bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hai ước muốn hoàn toàn trái ngược của bé
Từ hai tuổi, trẻ bắt đầu thích tự lập. Vì thế, con bạn sẽ rất vui nếu mẹ đi làm, để bé
có thể tự do tung hoành.
Nhưng đồng thời, trẻ con cũng muốn ở gần bên mẹ vì yêu mẹ nhất nhà. Sự có mặt
của bạn khiến bé vui vì cảm thấy an toàn. Do đó, bé sẽ hụt hẫng nếu bỗng nhiên
không gặp bạn suốt cả ngày.
Làm thế nào để lưỡng toàn giữa bé và công việc?
Tính cách mỗi bé khác nhau. Tuy nhiên, có những cách chung mà các bà mẹ có
thể áp dụng để vừa xoa dịu con, vừa chu toàn công việc.
. Đừng nghĩ đến chuyện thôi việc. Trẻ không thể phát triển tính tự lập nếu suốt
ngày quanh quẩn bên chân mẹ. Bé cần biết việc bố mẹ đi làm là một phần tất yếu
của cuộc sống.
. Giải thích cho con hiểu vì sao mẹ đi làm. Bạn có thể nói: "Mẹ cần làm việc để có
thể mua đồ chơi mới cho con", hoặc "Con có được những bộ quần áo đẹp này là
nhờ mẹ đi làm đấy!".
. Mở ra trước mắt bé một viễn cảnh tươi sáng khi mẹ vắng nhà. Hãy đánh vào tâm
lý muốn được tự do của trẻ. Dần dần, bé nhận ra những ngày trong tuần cũng
không quá ảm đạm vì vắng mẹ.
. Hãy luôn tỏ ra bình tĩnh. Các bà mẹ trẻ thường căng thẳng khi phải gửi con cho
ông bà hoặc cô giữ trẻ vì cảm thấy có lỗi. Đừng để lộ điều này cho bé biết nhé!
. Rời nhà một cách dứt khoát. Đừng quyến luyến quá lâu trước giờ đi làm, dù bé
có buồn đến mấy.
. Âu yếm con khi về nhà. Hãy khen bé đã có một ngày thật ngoan, kể cho con nghe
một ngày làm việc của bạn. Bé sẽ kể về một ngày "tưng bừng" của mình.
Mệt mỏi khi trẻ lên 3
Một số cha mẹ thuờng gặp khó khăn trước tính nết khó bảo của con, nhất là khi
con còn nhỏ, chưa thể phân tích cho con hiểu và điều chỉnh những sai trái của
chúng. Sự bướng bỉnh này không phải là thái độ lập dị riêng có ở một đứa trẻ nào
mà là một đặc điểm khá phổ biến ở trẻ em.
Thuờng khi trẻ khoảng 3 tuổi, các cháu đã tích lũy được một số kinh nghiệm sinh
họat nên muốn hành động một cách độc lập theo ý của mình, chứ không thích phụ
thuộc vào người lớn hoặc bị người lớn điều khiển, chỉ huy. Từ đó xuất hiện mâu
thuẫn giữa người lớn và trẻ em, vì người lớn vẫn cho rằng trẻ phải hoàn toàn phụ
thuộc vào người lớn. Trẻ bắt đầu có những phản ứng chống đối (không làm theo
hoặc làm trái lại) trước một số yêu cầu của người lớn. Đây là một mâu thuẫn tích
cực thể hiện sự tiến bộ của trẻ, chứ không phải là sự yếu kém đạo đức của trẻ mà
cha mẹ phải lo lắng. Nếu cha mẹ không giữ thái độ độc đoán (không buộc trẻ phải
luôn vâng lời, phải làm theo ý muốn của cha mẹ) mà tạo điều kiện cho trẻ được thể
hiện tính độc lập một cách hợp lý, thì trẻ sẽ không luôn luôn có thái độ bướng bỉnh,
chống đối lại cha mẹ.
Như vậy, nếu con trẻ có những ý muốn chính đáng, vô hại hoặc không phiền hà
đến người khác thì các bậc cha mẹ cũng nên cho phép cháu được thỏa ý (chẳng
hạn như cho cháu được mặc quần áo cháu thích nếu loại trang phục đó không vi
phạm thuần phong mỹ tục, cho con được ăn những món ăn hợp khẩu vị hơn là ép
trẻ ăn uống bổ dưỡng theo ý của cha mẹ…) Chỉ khi cháu có những đòi hỏi vô lý,
tai hại thì các bạn mới có thái do kiên quyết, không chiều theo ý muốn của con
(cương quyết không cho con ăn quà vặt thay cơm).
Nếu các bạn đã nhẹ nhàng khuyên bảo mà cháu không chịu từ bỏ ý muốn vô lý, cứ
khóc lóc, nằng nặc đòi cho bằng được thì các bạn có thể nghiêm chỉnh nói với con
ý kiến dứt khoát của cha mẹ. Sau đó, cứ để mặc cháu khóc, không dỗ dành hoặc la
mắng cháu nữa, để cháu tự kết thúc thái độ ngang bướng của mình. Trong một số
chuyện lặt vặt, cha mẹ có thể dàn xếp để trẻ không "mè nheo", xung đột với người
lớn bằng cách khéo léo chuyển sự chú ý của con sang một huớng khác, để trẻ
không tập trung nhiều vào ý muốn không phù hợp của mình. Vi dụ như khi con cứ
đòi mặc chiếc áo đó, thay vì cứng rắn yêu cầu trẻ phải thay áo ra thì mẹ hoặc cha
có thể lôi cuốn trẻ vào một câu chuyện kể, đồng thời nhẹ nhàng thay áo cho trẻ.
Câu chuyện hay sẽ làm cho trẻ chú ý nghe và quên việc chống đối yêu cầu của cha
mẹ.
Tóm lại, thái độ bướng bỉnh của trẻ em từ tuổi lên 3 là một đặc điểm tâm lý cần
thiết để trẻ hình thành khả năng độc lập và trưởng thành hơn. Một mặt cha mẹ cần
tạo điều kiện cho con được phát triển khả năng tự quyết qua việc tôn trọng những
ý muốn chính đáng của trẻ, mặt khác cha mẹ cũng cần phải giúp trẻ nhận ra giới
hạn của những ý muốn cá nhân bằng thái độ dứt khoát, nghiêm khắc yêu cầu trẻ từ
bỏ những ý muốn vô lý của mình. Hy vọng các bậc cha mẹ không còn cảm thấy
khó chịu trước thái độ bướng bỉnh của con và sẽ giúp cháu thể hiện cá tính phù
hợp hơn.
Nguồn: Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng
Mồm miệng đỡ chân tay? (-M)
1. Các cụ hay bảo những đứa trẻ biết nói trước khi biết đi thì sướng hơn là những
đứa biết đi trước biết nói sau. Không biết tại sao, nhưng có lẽ vì các cụ thấy những
đứa chưa biết đi mà đã bi bô nói chuyện, chứng tỏ nó có khả năng "chỉ đạo" hơn,
còn những đứa dù đã đi đứng vững vàng mà còn chưa nói được thì có vẻ chúng chỉ
quen làm việc tay chân?
Cu Tài là một đứa thuộc nhóm thứ nhất. Tới hơn hai tuổi nó mới chịu lồm cồm tập
đi, nhưng cái miệng thì đã bi bô từ hồi mới thôi nôi. Ai gặp cũng khen thằng bé
lanh lợi, liến thoắng. Mới đi nhà trẻ ngày đầu, về nó đã hát trọn bài "Con cò be bé"
cho cả nhà nghe, nhờ thế mà lĩnh được bao nhiêu quà của các cô, các chú. Lớn hơn
chút xíu, hễ ra ngoài đường thấy ai làm chuyện gì về đến nhà nó đã kể vanh vách
(dù tiếng được tiếng mất) cho mọi người nghe. Trong nhà cũng vậy "nhờ có nó"
mà chuyện vừa xảy ra ở nhà trên là dưới bếp đã biết. Thấy thằng bé lanh lợi, ông
bà ngoại nó cưng lắm.
Không những vậy nó còn có "biệt tài" đổ lỗi cho người khác. Một lần, nó làm vỡ
lọ hoa, mẹ nó đang mắng thì thằng bé tíu tít: "Chị Liên đó, chị Liên làm mà".
Nghe nó nói, dù biết là xạo nhưng ai cũng cười vì thấy… dễ thương!
Chính vì không được uốn nắn, dạy dỗ ngay từ bé nên cu Tài rất biết phát huy "ưu
điểm". Nó vừa phá hư một món đồ hỏi là nó chối ngay. Đã vậy cái tật hay lanh
chanh xen vào chuyện người lớn, rồi lại quen thói coi phim hóng hớt khiến nhiều
người rất khó chịu khi đến chơi. Càng lớn nó càng dẻo miệng nhưng gia đình ai
cũng bảo không sao, mồm miệng đỡ tay chân, lanh thế thì mai mốt đi làm cái
miệng đỡ cho cái thân.
2. Bé Yến lại mắc tật nói leo từ hồi nào không rõ, hễ có khách đến nhà là cháu
ngồi ngóng nghe xem ba mẹ nói chuyện rồi chen vào. Hôm nghe ba má kể chuyện
đi thăm một cô đồng nghiệp mới sinh, cháu tặc lưỡi y như người lớn: "Đi thăm bà
đẻ xui thấy mồ, sao má còn đi". Mỗi lần coi phim trên truyền hình, cháu cùng coi
chung với người lớn. Nghe người lớn bình luận thì cháu cũng tham gia, nào là ca
sĩ X. vừa già vừa điệu, nghệ sĩ Y. vừa mới bỏ chồng đã cặp với người mới. Rồi
nào là nhân vật A. vô duyên, tình tiết phim bất hợp lý… Nhiều khi nghe cháu nói,
người lớn còn bảo: "Cái Yến mà nó còn biết như vậy là sai mà ông đạo diễn không
hiểu sao lại dựng phim hổng giống ai hết". Cũng có khi bị mất xem một, hai tập
phim, người lớn lại bảo cháu kể xem chuyện phim tới đâu rồi. Thế là cháu tả tỉ mỉ
chuyện nhân vật yêu nhau ra làm sao, kết hôn rồi bỏ nhau như thế nào… Càng
ngày, cháu càng chăm chuyện hóng hớt.
Tài và Yến chỉ là những đứa trẻ nhưng vì người lớn thấy tật xấu thay vì la rầy, uốn
nắn lại khen ngợi, khuyến khích khiến trẻ ngày càng hư thêm.