Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ và con cái - Phần 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.48 KB, 5 trang )

Ngôn ngữ của yêu thương
Thói quen ôm hôn con đang dần biến mất ở nhiều bà mẹ trẻ, sau giai đoạn bé
không còn phải bế bồng. Bạn đang để vuột một kho tàng quý giá đấy!
Thử nhớ lại xem, đã bao lâu rồi bạn không kéo bé vào lòng, để bé tựa vào trái tim
và lắng nghe nhịp đập yêu thương của mình?
Bạn ngại gì thế?
Cử chỉ ôm hôn, kho tàng bị lãng quên
Đừng quan niệm sai lầm rằng một đứa trẻ được cha mẹ ôm hôn nhiều sẽ trở nên
yếu đuối, thiếu tự tin.
Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ được cha mẹ ôm hôn nhiều khi
trưởng thành sẽ biết suy nghĩ bằng con tim, chứ không chỉ là cái đầu.
Ngoài ra, tuổi thọ của người ấy cũng dài hơn so với người thiếu thốn vòng tay yêu
thương của cha mẹ.
Ôm hôn có lợi cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm hồn
Những điều ngôn ngữ không thể diễn tả được, chỉ một vòng tay là có thể chạm đến
nơi sâu nhất của tâm hồn. Nó giúp xoa dịu nỗi buồn, những thương tổn mà bạn và
trẻ phải gánh chịu trong cuộc sống.
Như một bản năng tự nhiên, chẳng riêng gì trẻ em, ngay cả người lớn cũng thích
cảm giác được ôm hôn. Chỉ một vòng tay ôm xiết đã có thể hàn gắn ngay những
rạn nứt trong mối tương quan giữa bạn và trẻ. Nên nhớ, một đứa trẻ khép kín, ít
được ôm hôn nhất lại là đứa trẻ cần đến vòng tay của bạn nhất.
Vạn sự khởi đầu nan
Nếu không phải là người dễ biểu lộ cảm xúc, có thể lúc đầu bạn cảm thấy ngượng
nghịu, không quen với việc ôm hôn con. Dĩ nhiên, điều gì cũng phải tập.
Bạn hãy bắt đầu từng bước một, bằng cách:
- Từ bỏ ý nghĩ rằng bé sẽ thắc mắc: “Hôm nay, mẹ (bố) bị làm sao thế nhỉ?” Bạn
đừng ngại, hạnh phúc mà con bạn có được lấn át mọi chuyện.
- Tập thói quen chào buổi sáng bằng một vòng tay.
- Ôm hôn thay lời cảm ơn suông mỗi khi bé giúp bạn làm một việc gì.
- Tuy thế, bạn cũng đừng quá lạm dụng việc ôm hôn con, chỉ nên làm theo mách
bảo của con tim.


Bạn có biết cách ôm con?
Một cái hôn phớt nhẹ trên má đôi khi không đủ để diễn tả tình cảm của bạn dành
cho bé. Bạn hãy học cách ôm con của loài gấu nhé: Để bé tựa vào lưng bạn, cho bé
nghe được nhịp đập của con tim bạn. Cứ để yên như thế trong vài phút, cảm giác
nguồn suối yêu thương của bạn đang tràn sang bé. Bạn chẳng cần phải nói gì vì
mọi từ ngữ đều trở nên nghèo nàn trước tình yêu thương.
Hoặc bạn cũng có thể ôm bé từ phía trước, để bé ngả đầu lên vai bạn, má áp má,
còn một tay bạn vỗ nhẹ hay xoa lưng bé.
Ngôn ngữ cử chỉ này sẽ để lại dấu ấn rất đẹp trong cuộc đời của bé, cũng là
phương pháp rất tốt để dạy bé biết yêu thương.
Ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non
Theo thông tin khoa học giáo dục mầm non, sơ bộ khảo sát trên 200 cháu ở tuổi
mầm non của các câu lạc bộ tư vấn nuôi dạy trẻ TPHCM (thuộc Hiệp hội
UNESCO) trong 90% các cháu có khả năng nhận biết, tìm hiểu môi trường xung
quanh và khả năng tính toán nhanh các phép tính trong phạm vi 10, có đến 60% trẻ
không biết cách diễn đạt, nói năng nhát gừng câu cụt, ý nghèo
Khi vào lớp 1, môn khó nhất đối với cháu là môn tiếng Việt, 30%-40% trẻ diễn đạt
không thoát ý.
Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ từ gia đình
Ở Bệnh Viện Nhi Đồng TPHCM, đa số trẻ vào khám ở khoa tâm lý tuy đã 6, 7
tuổi mà khả năng nói rất kém hoặc nói ngọng đến nỗi chẳng ai hiểu cháu muốn nói
gì. Có trường hợp khi khám bệnh cho một bé 5 tuổi bị chậm nói, bác sĩ mới phát
hiện không phải vì bệnh lý mà do từ khi mới sinh đến lớn, suốt ngày cháu ở nhà
với người bà câm điếc Có không ít bậc cha mẹ chỉ biết lo làm ăn kiếm ra nhiều
tiền còn con cái, cứ mặc kệ, không hề quan tâm đến việc dạy trẻ tập nói đã làm
thiệt thòi khả năng học hành, giao tiếp về sau này của trẻ. Nếu người lớn có ý thức
rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ ngay từ lúc sơ sinh, trẻ sẽ trở nên lanh lợi và mau biết
nói. Một trẻ mới 4 tuần tuổi đã biết hóng chuyện với mẹ bởi vì hằng ngày trẻ luôn
được người lớn quan tâm chuyện trò với bé. Ngày nay khoa học đã chứng minh:
Trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ đã phân biệt được mọi âm thanh xung quanh như

mỗi khi nghe tiếng còi tàu, trán thai nhi “nhíu” lại hoặc như thai nhi sẽ yên lặng
khi người mẹ mở nhạc cổ điển và sẽ đạp mạnh vào bụng mẹ nếu bị nghe nhạc kích
động như pop, rock
Ở trẻ sơ sinh tuy não bộ chưa hoàn chỉnh nhưng nó có khả năng xử lý ngôn ngữ
trên cả hai bán cầu não. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ thường
xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ. Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng giúp trẻ
có cơ hội phát huy tốt về mặt ngôn ngữ. Chúng ta đã từng gặp những trẻ mới 14,
15 tháng tuổi, chưa biết đi nhưng đã nói sỏi những câu đến 3 từ như: “Chào mẹ ạ!”
hoặc nhìn thấy mèo, cháu liền nói: “Con mèo đấy!”. Khi hỏi vì sao cháu thông
minh thế thì được gia đình cho biết là do người mẹ luôn bắt cháu lặp đi lặp lại
những câu đó.
Nhà trường cần có chuyên đề ngôn ngữ ngay ở tuổi nhà trẻ
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Nga (giáo dục mầm non TPHCM): Sở dĩ hiện
nay trẻ bị nhiều hạn chế về khả năng ngôn ngữ, có một nguyên nhân là vì số lượng
trẻ trong một lớp quá đông, cô giáo không thể nào có điều kiện quan tâm, trò
chuyện với từng trẻ. Mặt khác, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệm
vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có chuyên đề
ngôn ngữ. Ở mẫu giáo chưa có giờ học phát triển ngôn ngữ riêng biệt. Khi các
giáo viên soạn bài để dạy trẻ, không chú ý đến yêu cầu ngôn ngữ của trẻ phải như
thế nào mà thường chỉ chú trọng đến nhiệm vụ phát triển nhận thức ở trẻ nhiều
hơn là ngôn ngữ. Một số giáo viên bằng lòng với câu trả lời không đầy đủ của trẻ.
Ví dụ: “Cánh hoa hồng to hơn” hay “Bút chì màu đỏ dài hơn”. Trong khi, lẽ ra
phải trả lời: “Cánh hoa hồng to hơn cánh hoa cúc” hay “Bút chì màu đỏ dài hơn
bút chì màu xanh ”.
Rõ ràng, việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ (nói đúng, nói chính xác, diễn đạt mạch
lạc ) là trách nhiệm của người lớn. Bởi ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong
phát triển trí tuệ cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non.



×