Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cha mẹ và con cái - Phần 6 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.46 KB, 6 trang )

Người sành điệu nhí
Tuần rồi anh chị tôi bận đi công tác tỉnh hai ngày lại gặp bữa chị người làm xin
nghỉ về quê trông cha đang bị ốm nên anh chị nhờ tôi trông chừng giùm cậu con
quý tử, 10 tuổi.
Sáng sớm hôm đó, anh chị chở cháu đến giao cho tôi. Trong lúc chị còn đang căn
dặn cậu con đủ điều thì anh tranh thủ dúi vào tay tôi hai trăm ngàn đồng và bảo:
- Chú đừng ngại, không phải anh nói chú hổng lo được cho cháu. Nhưng con anh,
anh biết nó xài sang quen rồi nên chú cầm giùm, nó đòi gì chú cứ làm theo. Nếu
không đủ mai về anh sẽ trả lại cho.
Trên đường đi làm, tôi chở cháu đến trường, hẹn 5 giờ tôi sẽ đến đón. Khi đón về,
cháu kêu khát nước, tôi tấp xe vào nơi bán nước sâm lạnh ven đường thì cháu bảo:
- Chú phải mua cho cháu trà Hồng Trân Châu ở đường Nguyễn Trãi cơ. Ba nói, trà
ở đó mới ngon, họ nấu nước thật sôi, hãm trà đúng cách nên nước trong. Lượng
chất bổ pha thêm công thức gia truyền không nơi nào sánh được.
Tôi đành phải vòng xe qua đường Nguyễn Trãi cho cháu uống nước, trong bụng
thầm khen quả là "hổ phụ sanh hổ tử", ông anh sành điệu có thằng con sành điệu
cũng không kém. Nhưng sự thán phục đó không kéo dài được bao lâu. Thằng nhỏ
cứ hết đòi ăn cơm gà Thượng Hải, mì Ý, kem Bố Già, tráng miệng bằng táo và
nho Mỹ mà phải mua ở một tiệm quen ở chợ Bến Thành. Thôi đã trót hứa với ông
anh rồi, vả lại đây là lần đầu tiên tôi mới có dịp chăm sóc thằng cháu sành điệu
nên sẵn sàng làm theo yêu của của nó cho rồi.
Đến tối, tôi mở tivi, cháu chê chương trình không hay đòi xem phim CD. Nhà
không có sẵn phim dành cho thiếu nhi tôi đành dẫn cháu ra tiệm phim đầu ngõ.
Sau khi lục lọi một hồi, cháu tuyên bố:
- Ở đây toàn là đĩa Trung Quốc coi không đã, nhà con toàn xem đĩa gốc.
Muốn để cho nó ngồi yên đặng tôi làm việc khác cho cơ quan, tôi đành phải chạy
tới nhà một chị đồng nghiệp mượn vài đĩa. Mà không chỉ có vậy, bất cứ vật dụng
gì trong nhà tôi, cháu đều chê:
- Bộ ghế salông thì nệm không nhiều ngồi "ê đít quá", tấm nệm ngủ không phải là
loại xịn nằm không êm, cái máy lạnh cũ chạy nghe ồn quá, tivi thì nhỏ xíu coi
phim không đã…


Sau một hồi chê bai, cháu đi đến kết luận:
- Chú hổng phải là người sành điệu.
Tôi hỏi:
- Thế nào mới là sành điệu?
Cháu đáp:
- Ba cháu bảo người sành điệu là phải xài hàng hiệu, đồ mắc tiền.
Đem chuyện này kể cho một anh cùng làm việc cơ quan, tưởng được chia sẻ, nào
ngờ anh cười ngất:
- Ðâu có gì lạ, con nít như vậy không phải là hiếm. Thì ra nhà anh cũng có một
đứa giống vậy.
Cháu gái anh tuy mới học lớp 7 nhưng được cả nhà và bạn bè phong tặng là
"người sành điệu". Bất cứ vật dụng, đồ đạc gì ngoại trừ đồng phục thì tất cả đều
phải do cháu tự tay chọn lựa và được mua từ những tiệm lớn có cửa kiếng, có máy
lạnh. Vì sao như vậy? Theo giải thích của cháu thì đồ đạc ở đó mới là hàng xịn,
còn đồ ở những nơi khác là dỏm. Cháu rất sợ mất vị trí hàng đầu "người sành
điệu" trong lớp vì thế mỗi khi thấy giới thiệu món hàng gì mới lạ là cháu "bắt" cha
mẹ phải mua ngay vì nếu không bạn bè có trước thì sẽ bị "ê mặt". "Người sành
điệu" luôn được ba mẹ và anh Hai thay phiên nhau đưa đón đến trường bằng xe @,
Spacy, Dylan. Anh kể có một hôm, anh được nhờ đón cháu giùm, anh đến trường,
cháu nhất định về bằng taxi không đi cùng anh vì "cậu đi xe Dream quê quá". Anh
chỉ biết lắc đầu, gọi xe và chạy rề rề theo sau cho đến khi đứa cháu yêu quý về đến
nhà.
Tâm trạng chung của các bậc phụ huynh luôn muốn cho con mình có một cuộc
sống đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất. Điều ấy hoàn toàn không sai. Nhưng
đừng vì vậy mà biến trẻ trở thành người "hợm hĩnh", về lâu về dài sẽ ảnh hưởng
đến nhân cách của trẻ sau này.
Người lớn lúc nào cũng đúng?
Có phải người lớn lúc nào cũng đúng?
Vào một buổi tối, trước khi đi ngủ, chị Vân nhớ rằng các hộp màu nước của hai
cậu con trai vẽ xong vẫn còn để lộn xộn ở phòng khách. Chị đi ra lấy cất vào

phòng của các con thì bị vấp, các hộp màu nước đổ tung tóe xuống tấm thảm mới,
bắn văng lên cả tấm khăn trải bàn trắng tinh và cả bức tường mới quét sơn rất đẹp.
Bọn trẻ sau khi vẽ xong đã không nhớ vặn chặt nắp hộp, còn mẹ thì không để ý
kiểm tra cho nên mới ra nông nỗi này. Chị lúng túng khi thấy bột màu loang lổ
khắp nơi nhưng vẫn bình tĩnh vì nghĩ rằng, có thể chùi sạch bằng nước tẩy rửa.
Thế nhưng càng cố gắng lau chùi thì các vết màu nước càng loang ra nhanh hơn.
Chị bắt đầu nổi nóng và la mắng các con, còn bọn trẻ thì đứng im lặng nhìn mẹ.
Cậu bé Tâm, 7 tuổi chờ lúc mẹ im lặng, thở hổn hển vì tức giận, hỏi mẹ rằng cậu
có thể nói điều gì đó không. Chị bực dọc trả lời: "Đuợc, nói đi!". Thế là cậu bé bắt
đầu:
- Thứ nhất, mẹ đã nói rằng: mẹ sẽ không giận chúng con, dù sao mẹ cũng rất yêu
chúng con mà.
Chị không trả lời nhưng gật đầu công nhận điều đó là đúng.
- Thứ hai, điều quan trọng nhất là, mẹ đã nói rằng, khi chúng ta giận dữ thì nên tự
đấm vào gối hay nệm.
- Thứ ba là, chúng ta hãy thử rửa bột màu này với xà bông xem sao?
Chị không nhịn đuợc và cười phá lên, nhìn cậu con trai đang nghiêm túc đặt ra cho
chị một tình huống giáo dục và một lời khuyên thực tế. Thấy cậu bé nhìn mẹ chăm
chú, chị hiểu ra rằng mình đã có thái độ không đúng. Bọn trẻ xúm lại, giúp chị lau
chùi sàn nhà và tường.
Khi bọn trẻ đã ngủ hết, các vệt ướt trên thảm, trên tường đang khô dần, chị mới
bình tĩnh suy nghĩ lại sự việc vừa mới xảy ra. Những lời nói của bé Tâm không chỉ
làm cho chị buồn cuời mà còn làm cho chị ngạc nhiên nữa: con trai chị đã cho chị
một bài học quan trọng. Thì ra, trẻ nhớ chính xác những gì người lớn dạy bảo, mặc
dù bên ngoài thường tỏ ra rằng chúng như không nghe thấy gì hết. Trẻ 6 - 7 tuổi có
thể nhắc lại từng từ trong những lời khuyên răn của cha mẹ, hoặc từng chi tiết nhỏ
trong hành vi của cha mẹ.
Chị Vân đã nhận ra rằng, không biết mình sẽ còn nóng giận đến mức nào nếu
không có những lời nói của bé Tâm. Chị đã thường giải thích với các con rằng, rầy
la con cái không có nghĩa là không còn yêu thương con nữa. Chị yêu cầu con khi

giận dữ, bực tức thì không đuợc khóc lóc, thay vào đó chị khuyên con nên đấm
vào gối bông, nệm mút. Chị cũng nhắc các con nên suy nghĩ, làm gì đó để giải
quyết vấn đề chứ không được la lối, đổ lỗi cho người này hay nguời khác, và tối
nay, các con chị đã nhanh chóng đề nghị cùng mẹ khắc phục hậu quả.
Những trường hợp như vậy không hiếm. Bố, mẹ thường xuyên tìm kiếm những
biện pháp thích hợp giáo dục con cái, họ dạy trẻ cân nhắc, thận trọng tìm những
biện pháp trong từng trường hợp cụ thể. Các nhà tâm lý, giáo dục đã khuyên các
bậc cha mẹ rằng: Ai cũng muốn cho con cái hiểu tại sao người lớn lại làm như
vậy? Ai cũng muốn con mình yêu mến và biết nghe lời bố mẹ Những đứa trẻ
như thế chỉ có trong trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Thậm chí có nhiều trẻ
còn từ chối, không muốn hiểu hành vi của bạn, phủ định niềm tin của bạn và tỏ ra
khó chịu khi bạn dạy cháu nên ứng xử như thế nào. Nguời lớn hãy tỏ ra hiểu biết
và tôn trọng cá tính của trẻ, tránh làm cho trẻ bị tổn thương bằng những lời nói hay
hành động thiếu kiềm chế, mang nặng tính áp đặt của cha mẹ cho con cái.


×