Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi Olimpic lịch sử 11_Thanh Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.07 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT THANH THỦY

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI OLYMPIC MÔN LỊCH SỬ
LỚP 11; NĂM HỌC 2009-2010
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu I (3,0 điểm)
Cuộc Duy Tân Minh Trị(1868):
a. Trình bày nội dung cuộc cải cách
b. Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu
Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau? Từ đó có thể rút ra bài học
kinh nghiệm gì?
Câu II (2,0 điểm)
Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917?
Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929 – 1933). Cho biết tác động của cuộc khủng hoảng đối với cách mạng Việt Nam
trong thời kì này ?
Câu IV(3,0 điểm)
Tại sao nói tình hình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX “đang lên cơn sốt trầm trọng”.
Theo em đứng trước tình hình đó nhà Nguyễn cần phải làm gì?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLIMPIC LỊCH SỬ 11
NĂM HỌC 2009-2010
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
3.0
điểm


a. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:
- Tháng 1/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Mây-gi-i) trở lại
nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ
mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách
theo hướng tư bản chủ nghĩa.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây,
chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
+ Giáo dục: Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử HS giỏi đi du học
phương Tây.
b. So sánh
* Giống nhau:
+ Hoàn cảnh: Trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng
trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược
+ Mục đích: Tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng
và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trở thành thuộc địa
của các nước Phương Tây
* Khác nhau:
+ Bối cảnh: Mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và
Nhật Bản còn tương đối độc lập, còn Trung Quốc thì đã trở thành thuộc địa
+ Người tiến hành: Ở Xiêm và Nhật Bản đều do những người đứng đầu nhà
nước tiến hành và kết quả là cuộc cải cách thắng lợi. Tuy nhiên cuộc Duy
Tân tại Trung Quốc do sỹ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua
Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại
+ Lực lượng: Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan
trọng, lớn mạnh trong xã hội(Ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực
lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện. Tóm lại là nó chưa có cơ sở để thực
hiện
+ Cơ sở: Nếu như ở Nhật Bản và Xiêm đã có sẵn nền tảng về kinh tế, về lực

lượng rất thuận lợi cho việc tiến hành cải cách thì ở Trung Quốc những tiền
đề này đều rất hạn chế nên thất bại là điều khó tránh khỏi
+ Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở
Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một
nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một
nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách
tương đối.
Bài học kinh nghiệm:
- Để cuộc cải cách thành công thì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố:
trong đó có nhân tố thuộc về bối cảnh của đất nước
- Phụ thuộc vào người tiến hành phải là người đứng đầu một nhà nước,
nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối
- Cơ sở để thực hiện: Phải có cơ sở về kinh tế và được các lực lượng
khác ủng hộ
- Ngoài ra còn các nhân tố khác như nội dung cải cách, thời gian…
Câu II
(2,0 đ)
Ở nước Nga vào năm 1917 đã diễn ra một thực trạng chưa từng có trong lịch
sử đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- Khi cách mạng tháng Hai diễn ra mới chỉ hoàn thành được nhiệm vụ là
đánh đổ chế độ Phong Kiến, và lúc này thực tế là có hai chính quyền cùng
tồn tại: chính quyền của các Xô viết đại biểu công – nông – binh và chính
phủ lâm thời của tư sản.
- Để chấm dứt tình trạng này nước Nga còn phải tiến hành một cuộc cách
mạng nữa để chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, lật đổ
chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền của các xô viết
- Chính vì lý do trên mà ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng.
b. Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân

và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
- Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống
duy nhất nữa).
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu
III
(2,0
điểm)
* Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt
được mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo
lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu. Tháng
10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản
* Đặc điểm và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
- Diễn ra trên tất cả các ngành kinh tế, khủng hoảng một cách trầm trọng
- Từ khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng trên các mặt khác, để lại
hậu quả hết sức nghiêm trọng:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm
triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra
liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ,
Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang,
báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
* Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam:
+ Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác áp bức, bóc lột nhằm vơ vét của cải bù
đắp cho những thiệt hại ở chính quốc.

+ Chính quyền thực dân càng gia tăng chính sách cai trị, đàn áp các cuộc đấu
tranh của nhân dân
+ Làm cho mối mâu thuẫn giữa nhân dân VN với đế quốc Pháp ngày càng trở
nên gay gắt làm bùng nổ nhiều phong trào cách mạng trong đó tiêu biểu nhất
là phong trào cách mạng 1930-1931
Câu
IV(3,0
điểm)
* Giải thích
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế
độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. Và sự khủng
hoảng suy yếu ấy được biểu hiện trên tất cả mọi lĩnh vực:
+ Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế đã lạc hậu, lỗi thời, thi hành các
chính sách phản động
+ Kinh tế: Nông nghiêp, công – thương nghiệp đình đốn, sa sút nghiêm trọng
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: "cấm đạo", đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
+ Đối ngoại: thi hành nhiều chính sách sai lầm như cấm đạo, bài xích đạo…
Với tất cả các lý do trên chúng ta thấy VN vào thời gian này đang lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trên tất cả mọi lĩnh vực mà người ta nói
rằng “Nhà Nguyễn đang lên cơn sốt trầm trọng”
* Đứng trước tình hình đó: Nhà Nguyễn cần tập trung vào cải cách, thay đổi
chính sách nhằm đưa đất nước vượt qua tình trạng khủng hoảng, tránh được
nguy cơ đang bị các nước đế quốc nhòm ngó, xâm lược.


×