Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo trình cây hoa - Chương 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.35 KB, 13 trang )

Chương III
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA

Cây hoa có nguồn gen rất lớn với rất nhiều loài, nhiều giống, do vậy có rất nhiều
cách nhân giống khác nhau. Khi đã có giống hoa tốt, công tác nhân giống hoa có ý
nghĩa quyết định thành công trong sản xuất hoa. Qua công tác nhân giống sẽ tạo được
cây giống tốt, đồng đều với số lượng nhiều phục vụ công tác sản xuất hoa ở gia đình
hoặc sản xu
ất hoa theo phương thức công nghiệp.
Do cấu tạo về đặc điểm thực vật học rất khác nhau của nhiều loài, nhiều giống nên
cây hoa có thể được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau:
- Phương pháp nhân giống hữu tính: gieo hạt
- Phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, củ
giống, lá cây.
Tuỳ thuộc vào loài hoa, giống hoa và điều kiện trồng trọt mà có thể lựa chọn hình
thức nhân giống phù h
ợp.
3.1. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH
Đây là hình thức nhân giống tương đối phổ biến của một số loài hoa có hạt như:
cẩm chướng, cúc, magic, mõm chó, su xi, hướng dương Một số loài hoa khác mặc dù
phương pháp nhân giống vô tính là chủ yếu nhưng để phục vụ công tác nghiên cứu hoặc
lai tạo người ta cũng dùng phương pháp nhân giống hữu tính layơn, lily… Phương pháp
nhân giống bằng gieo hạt có các ưu nhược đ
iểm sau:
- Uu điểm: Nhân giống nhanh, số lượng nhiều, hệ số nhân giống cao, có thể tạo
giống mới từ phương pháp nhân giống này bằng khi lai tạo.
- Nhược điểm: Do thụ phấn tự do trong tự nhiên nên dễ lẫn giống, cây con không
đồng đều, năng suất thấp, hạt hoa thường nhỏ, không hoàn chỉnh nên tỷ lệ nảy mầm
thấp. Nhân giống bằng gieo hạt ngoài áp dụng đối v
ới một số cây hoa còn đừng để tạo
cây gốc ghép từ cây thực sinh với bộ rễ khoé, sinh trưởng mạnh. Mặt khác tuổi sinh lý


của gốc ghép trẻ do vậy tuổi thọ của cây dài.
Tuỳ theo từng giống hoa, sau khi thu hoạch có thể phải gieo ngay, hoặc có thể bảo
quản một thời gian để hạt hoàn thành quá trình chín sinh lý. Kích thước hạt và độ dày
vỏ hạt có ảnh hưởng lớn đến chất lượ
ng hạt giống, sức sống và khả năng nảy mầm.
Những giống hoa có hạt quá nhỏ như hạt hoa phong lan và địa lan, hạt thường có câu
tạo không đầy đủ có phôi nhưng không có nội nhũ nên chất dinh dưỡng chứa trong hạt
không đủ cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm của hạt. Hạt hoa lan cũng như
một số loại hạt tương tự thường không bảo quản được lâu, ph
ải gieo ngay sau khi thu
hoạch hạt dược một vài ngày, muốn bảo quản được lau phải có phương tiện kỹ thuật
bảo quản đặc biệt.
Sức sống và tỷ lệ nảy mầm của hạt độ thuần cửa hạt phụ thuộc nhiều giống, điều
kiện ngoại cảnh và các phương pháp xử lý khi gieo. Đối với các giống hoa có nguồn
gốc ôn đới và á nhiệt đới nhiệt độ khi hạt nảy mầm thường cần thấp hơn so với những
giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới.
Khi gieo hạt c
ần xác định lượng hạt gieo cho một đơn vị diện tích gieo trồng bằng
cách căn cứ vào độ sạch, tỷ lệ nẩy mầm và khoảng cách cây gieo trên vườn ươm.
Cây con mọc từ hạt thường không duy trì được đặc tính tết của mẹ và đa số cây
giống có tỷ lệ kết hạt thấp, nhan giống bằng hạt đối với hoa hồng chủ yếu là để tạo
giố
ng bằng phương pháp lai. Nhưng đối với một số giống tầm xuân nhiều hạt thì có thể
dùng để tạo ra số lượng lớn gốc ghép. Gốc ghép gieo từ hạt đa số chọn loài tầm xuân
dại ở bản địa vì nó có sức sống khoẻ, khả năng thích ứng tốt, chống bệnh cao, đây là
những chỉ tiêu lý tưởng. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là: tỷ
lệ kết hạt thấp,
hạt nảy mầm khó khăn và cây con không đều.
- Các phương pháp xử lý hạt giống trước khi gieo:
+ Phương pháp vật lý nhằm kích thích sự nẩy mầm của hạt, sử lý hạt bằng cách

ngâm nước nóng 50
0
C trong 2 giờ, sau đó rửa nước chua 2-3 lần bằng nước lã, tiếp tục
ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ 22-30
0
C trong 24 giờ, ủ hạt cho đến khi hạt nảy
mầm.
+ Xử lý hạt bằng hoá chất nhằm diệt khuẩn có thể tiến hành khử trùng bằng thuốc
tím (KMnO
4
) nồng độ 0,5% - 0,1 % trong 2-3 giờ hoặc H
2
BO
3
nồng độ 0,02- 0,05%,
MgSO
4
nồng độ 0,02- 0,1%, CuSO
4
nồng độ 0,005%, KNO
3
nồng độ 0,05- 2%.
- Kỹ thuật gieo:
+ Hạt loại nhỏ (lay ơn, cúc ): khi gieo phải trộn hạt với cát hoặc đất bột khác màu
với đất mặt luống gieo. Khi gieo hạt phải chia hạt gieo nhiều lần để cho hạt phân bố đều
trên luống, sau đó dùng đất bột màu khác rắc lên luống cho đến khi phủ kín hại là được.
+ Những hạt loại vừa: trước khi gieo, trên luống đã chuẩn bị
sẵn dùng cuốc rạch
rãnh sâu 3cm rồi gieo hạt, hoặc gieo thẳng hạt vào bầu đất hoặc chậu với khoảng cách
2x2cm, độ sâu lấp đất 1 - 1 ,5cm.

+ Những hạt loại lớn: cũng gieo như hạt vừa nhưng độ rạch sâu 5-7cm, khoảng cách
3x3cm, gieo xong phủ 1 lớp đất dày 2-3cm lấp kín hạt.
Sau khi hạt nẩy mầm cần chăm sóc để cây đủ tiêu chuẩn thì có thể trồng cây con ra
vườn sản xuấ
t.


3.2. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VÔ TÍNH
Là hình thức tạo ra các cây mới nhờ các cơ quan sinh dưỡng, không có quá trình thụ
phấn thụ tinh. Trong phương pháp này có các hình thức: chiết cành, tách chồi, tách
mầm, ghép cây, nuôi cấy Invitro.
Các hình thức nhân giống vô tính có các ưu nhược điểm sau:
- Uu điểm: cây con giữ được các đặc điểm quí của cây mẹ, tạo được cây giống đồng
đều với số lượng lớn.
- Nhược điểm: mộ
t số hình thức nhân giống phải đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, cây
hân giống liên tục quá nhiều đời thì dễ bị thoái hoá.
3.2.1. Nhân giống bằng chiết cành
Là hình thức phổ biến đặc biệt trong hoa cây cảnh dùng chủ yếu cho một số cây
cảnh mọc rễ khó và quý hiếm như cây tùng, cây bách, ngọc lan, mẫu đơn…
- Chọn cành: Để chiết được cành tết phải chọn những cành
đều tán, lá bánh tẻ và
cành ở giữa tán, không chiết các cành la, cành vượt. Chọn cành khoẻ, lá xanh đậm
không sâu bệnh, cành không có hoa quả, cành có đường kính 0,4 - 1 em ở gốc cành,
chiều dài cành 30 - 40 cm là thích hợp.
- Thời vụ: ở các tỉnh phía Bắc, chiết cành chủ yếu vào vụ xuân, nhưng khi chiết cần
phải căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết. Một số cây có thể chiết cây
vào tháng 11 tháng 12 thời kỳ cây ngủ nghỉ, lưu thông nhựa ít (hoa ngọc lan thường
đượ
c chiết vào tiết Đông chí 22-24/12)


- Khoanh vỏ cành chiết sau khi chọn cành, ta cắt một khoanh vỏ dài từ 1,5 - 2,5 em;
bóc vỏ, cạo sạch. Sau khi khoanh vỏ, phơi cành trong điều kiện tự nhiên 2- 3 ngày đối
với cây khó ra rễ. Để nâng cao khả năng ra rễ của cành chiết có thể dùng chất kích thích
sinh trưởng: NAA, IAA, IBA… nồng độ 2000 - 8000ppm bôi vào vết cắt và bó bấu
ngay hoặc có thể pha các chất kích thích thành dung dịch với nồng độ 10-100ppm, trộn
đều với hỗn hợp bầu để bó vào chỗ
khoanh của cành chiết.
- Nguyên liệu bó bầu: là những chất xốp giữ ẩm, tạo điều kiện cành chiết ra rễ tốt:
có thể dùng rơm rạ mục, bèo khô hoặc mùn cưa, khử trừng bằng hơi nóng diệt khuẩn
phơi khô sử dụng dần. Cũng có khi dùng bùn ao, đất nhẹ pha cát phơi khô, đập nhỏ rây
lấy bội trộn 7 đất + 3 rơm rác, làm ẩm tới 70% độ ẩ
m bão hoà.
- Bó bầu: Tạo bầu có hình thuôn dài, đưa vào chỗ khoanh của cành chiết, buộc dây 2
đầu và ở giữa bầu để cố định bầu trên cành chiết.
- Cắt cành, giâm cành: Sau khi chiết 30 - 40 ngày hoặc có khi lâu hơn, trên bầu sẽ ra
nhiều rễ, rễ chuyển sang màu vàng, có nhiều rễ tơ là có thể cắt cành chiết đưa đi trồng.
Những cây trồng khó sống, cần phải hạ xuống một khu giâm riêng, sau khi cây ra rễ và
lá mới trồng ra ruộ
ng sản xuất.
3.2.2 Nhân giống bằng tách chồi
Thường áp dụng trên cây ngắn ngày (cúc, đồng tiền, thược dược).
- Uu điểm: cây nhanh ra hoa, sớm được thu hoạch, giữ được các đặc điểm tốt của
cây mẹ.
- Nhược điểm: cây không đồng đều, hệ số nhân thấp, dễ bị lan truyền các loại nấm
bệnh.
Để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ
dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây mẹ
ra nhiều chồi. Cây tách chồi có thể trồng trực tiếp ra vườn sản xuất hoặc giâm ươm
trong vườn ươm khi cây đạt tiêu chuẩn và thời tiết thuận lợi sẽ đem trồng ở vườn sản

xuất. Việc lấy giống bằng cách tách chồi không được nhiều, nhưng cây thường ra hoa
nhanh, hoa cũng có chất lượng tốt.
Nhân giống bằng cách tách cây thường thực hiện vào tháng 4-5, lúc này có khí hậu
thích hợp và từ 1/5-1/10 là thời gian nhiệt độ cao, là thời gian hoa cắt kể cả hoa đồng
tiền bán được số lượng ít, giá rẻ, cây mẹ trồng trong nhà vườn sau khi ra hoa rộ, sản
lượng hoa không nhiều nên không ảnh hưởng lớn đến giá trị sản lượng sau khi tách cây.
Cây con sau khi tách trồng 4-5 tháng đến tháng 10 lại có thể ra hoa nên có thể có hiệu
quả kinh tế cao. Khi tách chú ý vị trí vết tách phải ở chỗ
tiếp xúc nhỏ nhất giữa các
nhánh để không làm tổn thương lớn đến chồi được tách.
3.2.3. Nhân giống bằng củ
Một số loài hoa lay ơn, huệ, loa kèn, lily thường trồng bằng củ.
- Ưu điểm: cây nhanh ra hoa, giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ.
- Nhược điểm: cây không đồng đều nếu không được phân loại của tốt, hệ số nhân
thấp dễ
bị lan truyền các loại nấm bệnh.
Muốn có củ giống tốt, vườn cây giống phải được bón phân đầy đủ cân đối, đặc biệt
lưu ý tăng cường phân kali để củ không bị sâu bệnh, to. Thu củ vào ngày nắng ráo, củ
được rửa sạch hong khô và xử lý khử trùng rồi đưa vào kho cất giữ. Kho bảo quản phải
khô ráo, sạch sẽ hạn chế mầm mọc sớm. Tuỳ theo củ
mà có thể đưa ra trồng ngay hoặc
bảo quản trong thời gian dài khi có điều kiện thì trồng ra vườn sản xuất.

Đối với hoa tay là loại nhân giống chủ yếu bằng củ, đối với các cây nhỏ cần ngắt nụ
và nhổ bỏ cây bị bệnh một cách kịp thời. Khi cây thu hoạch hoa, để một thời gian lá héo
nên đào củ ngay. Khi đào củ không tách củ ngay củ mẹ với củ con,
đợi 1-2 ngày sau
loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát,
tránh không được phơi ra ánh nắng làm khô vẩy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô
hẳn thì hãy đặt cây vào nơi dâm mát 2-3 ngày, để cho dinh dưỡng trong thân dồn hết về

củ rồi mới cắt thân. Mỗi củ mẹ đều có thể có 3-5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở
lên) và 4 - 8 củ nhỏ (chu vi 1-3cm). Củ mẹ
được phân loại theo độ lớn để dùng, lấy củ
con có chu vi 5cm trở lên đem trồng sau 1 năm có thể thành củ để sản xuất hoa (loạn)
trở lên. Củ có chu vi 1-3cm thì phải trồng 2 năm mới thành củ sản xuất hoa được.
3.2.4. Nhân giống bằng giâm cành
Là phương pháp nhân vô tính, người ta cắt rời một bộ phận cành hay rễ. Tìm các
biện pháp tác động cho chúng ra rễ, để trở thành cây sống độc lập, phát triển tốt. Hiện
nay thường áp dụng đối với một số loài hoa cúc, hồng, cẩm chướng…
* Ưu điểm
- Có hệ số nhân giống cao vì từ 1 đoạn cành, 1 đoạn rễ hoặc 1 đoạn thân ta có thể
tạ
o ra một cây giống mới.
- Cây giống giữ được những đặc điểm di truyền quí của cây mẹ
- Vườn cây đồng đều nên thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch
- Có thể tạo ra vườn gốc ghép đồng đều từ các cây giâm cành, khắc phục sự không
đồng đều của cây gieo hạt (sử dụng giâm cành Tầm xuân làm gốc ghép cho các giống
hoa hồng quí).
- Có thể sản xuất cây giống theo qui mô công nghiệp.
* Nhược đi
ểm:
- Cây giống nhỏ, sinh trưởng chậm ở thời kì đầu nên thời gian tạo cây giống lâu.
- Nếu sản xuất lớn phải đầu tư các trang thiết bị (nhà giâm, máy phun mù )
* Các bước tiến hành
+ Chọn những cành bánh tẻ từ các cây mẹ khoẻ mạnh, được phòng trừ sâu bệnh tốt,
cắt thành từng đoạn dài 13 - 15 em, trên đó có mang từ 2- 3 mắt khoẻ, rồi giâm vào
trong đất cho đến lúc ra rễ. Những cây to nhiều nh
ựa mủ, cần cắt đoạn cành để cho ráo
nhựa mủ rồi mới đem giâm.
Đất giâm phải là đất cát, phù sa nhẹ, đất xốp có thể giữ ẩm tốt và thoáng khí. Đất

phải xử lý hoá chất để diệt nấm, vi khuẩn, có thể dùng Formalin 1180 xử lý đất trước 7-
10 ngày, đất đã dùng nhiều lần phải thay đất khác hay phải khử trùng triệt để.
Hom khó ra rễ, nảy mầm, ta nên xử lý chấ
t kích thích, có thề dùng IBA, .NAA nên
xử lý nhanh ở nồng độ 2000 - 10.000 ppm. Sau khi cắm hom, phải phun nước giữ ẩm,
thường phun mù để thâm hom luôn bão hòa hơi nước, tránh sự thoát hơi nước làm chết
hom. Sau khi phun có thể dùng màng Polyetylen che đậy để chống gió, không bốc hơi
nước nhanh, hoặc phủ một lớp rơm rạ mỏng thay màng Polyetylen để giữ ẩm.
Sau khi giâm cành nếu không có hiện tượng cành thâm đen, thối là dấu hiệu sẽ
cành giâm ra rễ.
Khi rễ có màu vàng nhạt, hay màu lì sắt, khi nhổ lên có bám nhiều đất bột xung
quanh rễ, lúc dù có thể đem trồng, cũng có khi cây yếu, ta phải cho qua vườn ươm để
cây làm quen với ánh sáng, đất đai.
Một số hoa kết hợp vườn ươm và nhà giâm ngay tại chỗ. Trên vườn ươm chia ra các
luống 1,2m - 1,5 m đất làm nhỏ, nện hơi chặt, mặt luống rải một lớp cát mỏng 5- 10 cm
sau đó cắm cành giâm. Cắm cọc đầu luố
ng làm giàn phủ cót để cây ra rễ, sau đó mở che
sáng dần dần.

3.2.5. Nhân giống bằng ghép cây
Ghép là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng sự kết hợp của bộ
phận cây này với bộ phận cây khác tạo thành một tổ hợp ghép cùng sinh trưởng, cùng
phát triển như một cây thống nhất. Khi ghép ta gắn một bộ phận của cây giống (mắt
ghép hay cành ghép) sang một gốc cây khác (gọi là gốc ghép) để t
ạo nên một cây mới,
mà vẫn giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Bằng các biện pháp nhất định làm
cho tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép hoặc cành ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự
hoạt động và tái sinh của mô phân sinh tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép gắn
liền với nhau, cây ghép sẽ phát triển thành một thể thống nhất. Cây hoa ghép thường
được áp dụng đối với một số loài hoa: đào, hồ

ng, mai
* Ưu điểm
- Cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao nhờ rễ của gốc ghép hoạt động tốt.
- Cây ghép giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ, điều này có được do mắt ghép lấy
từ cơ quan sinh trưởng trên cây mẹ đã thành thục, các đặc tính di truyền đã ổn định.
- Cây ghép sớm ra hoa vì tuổi của mắt ghép và cành ghép đã thành thục, có thể tiếp
tục giai
đoạn phát dục của cây mẹ.
- Có hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng lớn cây
giống
- Duy trì được nòi giống đối với những giống không có hạt hoặc chiết, giâm cành
khó ra rễ.
- Nâng cao được sức chống chịu của giống: chịu hạn, chịu úng, chịu sâu bệnh, trên
cơ sở chọn được giống gốc ghép thích hợp.
* Nhược điểm
- Cây ghép dễ bị nhiễm bệnh nếu không chú ý chọn mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh.
- Đòi hỏi cán bộ nhân giống phải có trình độ, có tay nghề thành thạo.
Phải có các dụng cụ chuyên môn: dao ghép, kéo cắt cành, dây nilon…
Lấy mắt ghép liên tục nhiều
đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng
thoái hoá giống
- Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị gốc ghép: cây gốc ghép thường cùng bộ, cùng họ, cùng loài với cây
ghép được sản xuất bằng cách gieo hạt trên luống hoặc trong bầu ngon (đào, mận )
hoặc giâm cành (hồng, thược dược )
+ Thời vụ ghép thường ghép khi có thời tiết mát: vụ Xuân (tháng 2-4), vụ Thu
(tháng 8-10). Một số loại cây rụng lá
đào, mai có thể ghép vào vụ Đông trước khi cây
bật mầm.
+ Các phương pháp ghép có nhiều cách ghép, nhưng thường được chia làm 2 loại

ghép cành và ghép mắt:
Ghép cành: ghép áp, ghép nêm, ghép cành bên
Ghép mắt: cửa sổ, chữ T, mắt nhỏ có gỗ
Một số cách ghép thông dụng:
- Ghép áp
Cây gốc ghép được trồng trong túi bầu PE (polyetylen) kích thước 10 x 15cm hoặc
15 x 20cm. Khi gốc ghép có đường kính tương đương cành ghép ta chọn vị trí treo gốc
ghép và sửa sang cành ghép: cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị
trí định ghép. Dùng dao
sắc cắt vát qua phần vỏ đến phần gỗ của gốc ghép và cành ghép (dài 1,5 - 2,0 cm, rộng
0,4 - 0,5cm). Dùng dây ngon buộc chặt gốc ghép và cành ghép lại với nhau ở vị trí
ghép.
Hàng ngày tưới nước cho cây gốc ghép và cây mẹ. Sau ghép 30 - 45 ngày, vết ghép
liền có thể cắt gốc của cành ghép và ngọn của gốc ghép để tạo thành cây ghép. Để bảo
đảm ta có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần lần đầu cắt 1/2 đường kính, sau 5-10 ngày thì
cắt hoàn toàn. Kiểu ghép này cho tỷ
lệ sống cao, nhưng tốn công và hệ số nhân giống
thấp, chỉ áp dụng đối với việc nhân giống một số cây hoa khó ghép mà không cần đến
số lượng cây giống lớn.
- Ghép nêm hay ghép cành bên
Kiểu ghép này còn gọi là ghép đoạn cành, đây là kiểu ghép tương đối phổ biến đối
với nhiều loại cây ăn quả; loại ghép này thường áp dụng đối với các loại cây khó lấy
mắt: g
ỗ cứng, vỏ giòn, khó bóc hoặc ghép trong những thời vụ khó khăn khi nhiệt độ và
ẩm độ tháp, sự chuyển động nhựa trong cây kém. Hiện nay kiểu ghép cành bên được áp
dụng nhân giống ở cây hoa hồng, cây cảnh
Thao tác cụ thể như sau:
+ Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn thân cách mặt
đất 15-20cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân dễ tiêu, tưới nước để cây chuyển động nhựa
tốt (nên để lại những lá mọc ở gốc ghép nhằm tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho cây

ghép sau khi ghép).
+Trên cây lấy cành ghép, chọn các cành "bánh tẻ" có lá to, mầm ngủ tốt, cắt thành
từng đ
oạn 20-30cm, cắt bỏ lá (chú ý không để mầm ngủ bị sây sát), bó thành từng bó và
bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải, giấy ẩm.
+ Dùng kéo cắt cành cắt ngang gốc ghép cách mặt đất 20-25cm, chẻ dọc gốc ghép
theo chiều từ trên xuống dưới dài 2-3cm. Vết chẻ ở chính giữa gốc ghép (đối với ghép
nêm) hoặc một phần vỏ của gốc ghép (đối với ghép cành bên).
+ Cắt 1 đoạn cành ghép có 2-3 mắ
t ngủ, dùng dao vát 2 bên gốc cành ghép (đối với
ghép nêm) hoặc vát 1 bên (đối với ghép cành bên). Chú ý vết cắt vát phải thật phẳng để
cành ghép có thể tiếp xúc tốt với gốc ghép.
+ Đưa cành ghép vào phần đã chẻ của gốc ghép làm sao cho phần vỏ của gốc ghép
phải được tiếp xúc với phần vỏ của cành ghép thật khít. Dùng dây nilon chuyên dùng
buộc thật chặt phần ghép giữa gốc ghép và cành ghép, sau đó buộc cuốn lên cả phần
cành ghép để giảm sự thoát hơi nước của cành ghép hoặc dùng 1 túi nilon nhỏ chụp ra
ngoài bao cả cành ghép và mắt ghép.

+ Sau 2-3 tuần, mầm ghép từ cành ghép mọc và đâm thủng ngon mỏng chui ra
ngoài.
- Ghép mắt
Đây là phương pháp ghép rất phổ biến áp dụng cho nhiều loại cây hoa khác nhau.
Kiều ghép này đơn giản, dễ làm, hệ số nhân giống cao. Sau đây xin giới thiệu 2 kiểu
ghép mắt được áp dụng rộng rãi:
- Ghép mắt kiểu "Cửa sổ"::
Thường áp dụng đối với các loại cây hoa có vỏ dày, gốc ghép và cành ghép có
đường kính tương đối lớn, nhựa trong cây chuyển động tốt, dễ bóc vỏ: ngọc lan, hải
đường, hồng…
+ Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn thân cách mặt
đất 15-20cm, làm sạch cỏ vườn, bón phần dễ tiêu, tưới nước để cây chuyển độ

ng nhựa
tốt.
+ Trên cây ấy cành ghép, chọn các cành "bánh tẻ" có lá to, mầm ngủ tốt, có kích
thước đường kính cành: 0,3-0,5 cm, cắt thành từng đoạn 20-30cm, cắt bỏ lá (chú ý
không để mầm ngủ bị sây sát), bó thành từng bó và bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải,
giấy ẩm.
+ Tại gốc ghép chọn chỗ nhẵn nhụi, cách mặt đất 20 - 25cm, mở một "cửa sổ" ở
phần vỏ có kích th
ước 1x 2cm theo hình chữ nhật dọc. Chú ý không làm sây sát lớp
tượng tầng sát phần gô của gốc ghép
+ Bóc 1 miệng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng "cửa sổ"
đã mở.
+ Đưa mắt ghép vào "cửa sổ" của gốc ghép, đậy "cửa sổ" lại, dùng dây nilon cuốn
chặt, kín mắt ghép tạo sự tiếp xúc giữa gốc ghép và mắt ghép.
+ Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiể
m tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi là thao tác
ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, chết thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc
ghép.
+ Sau khi cởi dây nilon 5-7 ngày thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép
phía trên mắt ghép 1-2 cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối diện của mắt ghép
để nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép.

- Ghép chữ "T"
Thường áp dụng đối với các loại cây hoa có vỏ mỏng, g
ốc ghép và cành ghép có
đường kính tương đối nhỏ, cành ghép không phẳng, có mấu lồi, khó bóc vỏ: hoa hồng
+ Chuẩn bị gốc ghép như đối với ghép "cửa sổ"
+ Cách mặt đất 15-20 chỉ dùng dao rạch ngang vỏ 1 cm, đặt dao chính giữa vết rạch
trên, rạch 1 đường dọc theo thân cây dài 2-3 cm theo chiều từ trên xuống dưới.
+ Cắt mắt ghép nhỏ có đính cuống lá và mắt ghép ở bên ngoài và 1 lớp gỗ mỏng ở

bên trong.
+ Đưa mắt ghép vào chỗ đã mở ở gốc ghép theo chiều từ trên xuống dưới, dùng dây
ngon cuốn chặt, kín mắt ghép gắn chặt giữa gốc ghép và mắt ghép.
+ Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi cuống lá vàng
và rụng là thao tác ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, cuống lá không rụng, thì
phải ghép lại sang vị trí khác của gốc ghép.
+ Sau 5-7 ngày cởi dây nilon thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép
phía trên mắt ghép 1-2 cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối của gốc ghép để
nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép.
Trên đây là một số kiểu ghép ch
ủ yếu đối với nhân giống cây hoa. Căn cứ vào từng
giống, loài, điều kiện cụ thể của gốc ghép, mắt ghép, cành ghép và thao tác của người
ghép có thể chọn kiểu ghép cho thích hợp.
- Chăm sóc cây sau khi ghép
+ Sau khi cắt ngọn gốc ghép, các mầm gốc ghép mọc lên nhiều, cần loại bỏ để tập
trung dinh dưỡng cho mầm của mắt ghép phát triển. Khi mầm ghép cao 15-20cm thì bắt
đầu làm cỏ, vun gốc và bón phân. Mầm ghép cao 40-50cm thì tuỳ
giống cây hoa có thể
bấm ngọn, tạo hình, để trên cây 2-3 cành cấp 1, cách nhau 15-20cm phân bố về các phía
để tạo khung tán cho cây.
+ Chú ý phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại sâu ăn lá, hại mầm non của cây ghép.
- Bảo quản cành ghép, mắt ghép
+ Cành ghép sau khi cắt phải được ghép ngay, để lâu tỷ lệ ghép sống sẽ thấp. Nếu
phải vận chuyển xa có thể cắt cành ghép dài 20-30cm, để hom trong bẹ chuối, giấy bản
hoặc vải hàng ngày dấp nước 2 l
ần. Khi ghép loại bỏ những mắt ở đầu và cuối cành
ghép.
- Dụng cụ và thao tác ghép
Để ghép thành công, dụng cụ và thao tác ghép cần chú ý thực hiện tốt các vấn đề
sau:

+ Dao ghép phải bằng loại thép tốt, đủ độ cứng, tốt nhất là loại thép không gỉ, dao
phải được mài sắc để đảm bảo cắt mát ghép, cành ghép phải phẳng, mịn, ngọt, không xơ
và chính xác. Dao ghép tốt nhất là loại dao ghép Trung Quốc mài phẳng 1 bên
để khi
cắt vết cắt không bị vặn.
+ Dây ghép nên dùng loại dây ngon tự huỷ chuyên để ghép, vừa bền, chắc.
+ Kéo cắt cành dùng để cắt cành ghép, gốc ghép không bị dập nát.
+ Thao tác cắt mắt ghép, gốc ghép phải nhanh, chuẩn xác để tránh ôxy hoá và tạo
mặt phẳng không có khe hở giữa gốc ghép với mắt ghép hoặc cành ghép.
+ Khi buộc dây nilon phải chặt và chuẩn xác để tượng tầng của gốc ghép với cành
ghép hoặc mắt ghép được gắn khít vào nhau.
3.2.6. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên ti
ến
nhất hiện nay. Bộ phận để nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần
của lá, hoa, rễ cây. Nhân giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi
cấy mô tế bào đối với cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, layơn
- Ưu điểm: cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng,
phát triển khoẻ, độ đồng
đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân
giống khác.
- Nhược điểm phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con
giống cao, khó áp dụng.
- Các bước tiến hành với các bước chính sau:
+ Chọn vật liệu để nuôi cấy (đỉnh sinh trưởng, mầm ngủ, đỉnh sinh trưởng rễ, mô lá)
và khử trùng. Để khử trùng mô thực vật, người ta thường dùng một số chất hoá học
như
: HgCl
2
, H

2
O
2
… Và tuỳ thuộc vào từng loại mô thực vật mà lựa chọn loại hoá chất,
nồng độ và thời gian xử lý hoá chất thích hợp.
+ Tái sinh mẫu nuôi cấy: Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ hợp
chất Auxin/Xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy.
+ Nhân nhanh chồi: Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hoà
sinh trưởng (Auxin, Xytokinin, Gibberellin ), các chất bổ sung như n
ước dừa, nước
chiết nấm men, dịch thuỷ phân Casein… kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích
hợp. Tuỳ thuộc vào từng đối lượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh các cụm chồi
hay kích thích sự phát triển của các chồi nách (vi giâm cành) hoặc thông qua việc lạo
cây từ phôi vô tính.
+ Tạo cây hoàn chỉnh: chuyển các chồi, mầm ngủ từ môi trường nhân nhanh chồi
sang môi trường ra rễ để tạo ra cây con hoàn ch
ỉnh. Sau 2-3 tuần, từ những chồi riêng lẻ
này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này thường bổ sung vào
môi trường nuôi cấy các Auxin là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng tạo
rề phụ từ mô nuôi cấy.Trong nhóm này, các chất IAA, IBA, NAA được sử dụng nhiều
nhất để tạo rễ cho chồi invitro.
+ Đưa cây con ra vườn ươm với giá thể phù hợp: Chuyển cây con invitro t
ừ trạng
thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng, do đó phải bảo đảm các điều kiện
ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng. ẩm độ, giá thể ) phù hợp để cây con đạt tỷ lệ sống cao
trong vườn ươm.
+ Đưa cây con ra vườn sản xuất.
Hiện nay nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng ở một số loài hoa:
đồng tiền, cẩm chướng… và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Cây
hoa được nhân giống từ nuôi cấy mô tế bào có năng suất rất cao (gấp 3-4 lần so với các

cách nhân giống khác), chất lượng giống hoa tốt. Vùng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây
Tựu (Hà Nội) hiện nay h
ầu hết các giống hoa đồng tiền mới đều được trồng bằng cây
nhân giống từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

×