Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi đề xuất HSG lịch sử 9 huyện 0910

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học: 2008 - 2009
Môn: Lịch sử 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 6.0 điểm )
Tổ chức ASEAN hình thành và phát triển như ngày nay là phù hợp với xu
thế chung của thế giới.
Bằng kiến thức đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
Câu 2: (6.0 điểm )
“ …Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là nhằm đáp ứng những
nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong
tình hình bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vơi cạn
nghiêm trọng"
( Trang 48 - SGK Lịch sử lớp 9 - năm 2005 )
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy:
a. Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ?
b. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ?
c. Tại sao nói cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại những hậu quả tiêu
cực, chủ yếu do chính con người tạo nên ?
Câu 3: ( 8.0 điểm )
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hoá như thế nào ? Tại sao
có sự phân hoá đó ?
Hết
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
C ÂU N ỘI DUNG ĐI ỂM
C âu 1 N ội dung 6.0 đi ểm
Tổ chức ASEAN hình thành và phát triển như ngày nay
là phù hợp với xu thế chung của thế giới, Vì:

Sau khi giành được độc lập đứng trước yêu cầu phát triển


kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á
chủ trương thành lập một tổ chức khu vực 0.5 điểm
Ngày 08-08-1967, tại Thái Lan, Hiệp hội các nước Đông
Nam Á được thành lập gồm 5 nước ( gọi tắt ASEAN )

0.5 điểm
Gồm: In-đô-nê -xi-a; Ma-lay-xi-a; Phi-líp-pin; Xin-ga-po
và Thái Lan 0.5 điểm
Từ năm 1984 đến năm 1999 tổ chức ASEAN phát triển từ
6 nước đến ASEAN 10 nước ( Việt Nam là thành viên
thứ 7, năm 1995 ) 0.5 điểm
Với mục tiêu chung của ASEAN là: Phát triển kinh tế và
văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn
định khu vực 0.5 điểm
Mục tiêu của ASEAN rất phù hợp với xu thế chung của
thế giới ngày nay mà hầu hết các quốc gia trên thế giới
theo đuổi đó là: Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển
kinh tế 0.5 điểm
Mặc dầu ở mỗi nước theo đường hướng chính trị, văn
hoá, tôn giáo khác nhau … nhưng với xu thế hoà hoãn và
hoà dịu trong quan hệ, các nước ASEAN cũng vậy, hợp
tác phát triển, không can thiệp vào nội bộ của nhau. 0.5 điểm
Ngoài ra ASEAN còn hợp tác với các nước khác trên thế
giới, làm phong phú thêm các mối quan hệ đa phương,
cũng như song phương, như hợp tác với Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản ( Hay còn gọi là ASEAN + 3 ) 0.5 điểm
Với xu thế chung đó ASEAN hướng tới thành lập một
khu vực mậu dịch tự do (AFTA ) trong vòng 10 - 15 năm
tới 0.5 điểm

Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF ) với sự
tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm
tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc
phát triển của ĐNA. 0.5 điểm
Trong đó Việt Nam là một thành viên tích cực trong việc
thúc đẩy, đưa ra các chương trình hợp tác trong và ngoài
tổ chức được các nước đồng tình ủng hộ 0.5 điểm
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng; sự hình
thành và phát triển của ASEAN là phù hợp với xu thế
chung của thế giới hiện nay, tiếng nói, hình ảnh của
ASEAN ngày càng cao trên trường quốc tế. 0.5 điểm
Câu 2 N ội dung 6.0 đi ểm
a) Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa
học - kĩ thuật:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được tiến
hành vào những năm 40 của thế kỷ XX, đạt được những
tiến bộ phi thường và thành tự kỳ diệu 0.5 điểm
Về khoa học cơ bản: Toán học, vật lý, Hoá học và Sinh
học, con người đã phát minh, ứng dụng vào cuộc sống
như tạo ra con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính
( 1997 ) 0.5 điểm
Công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa bậc nhất là sự
ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy
tự động. Máy tính điện tử được xem là thành tựu bậc nhất
của thế kỷ XX 0.5 điểm
Các nguồn năng lượng mới; Hết sức phong phú và vô tận
như: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng thuỷ triều … 0.5 điểm
Những vật liệu mới như; Chất pô-li-me ( chất dẻo ) đang
giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống của con

người cũng như trong các nghành công nghiệp, chất ti-
tan, các chất khác có độ bền, chịu lực tốt hơn sắt thép… 0.5 điểm
Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những biện
pháp cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và biện pháp lai
giống mới làm cho năng suất, chất lượng ngày càng cao. 0.5 điểm
Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông
tin liên lạc với những loại máy siêu âm khổng lồ, những
tàu hoả tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên
lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ
tinh nhân tạo 0.5 điểm
Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: Phóng thành công vệ
tinh nhân tạo, đưa con ngưòi bay vào vũ trụ ( 1961 ); đưa
con ngưòi lên mặt trăng ( 1969 ) 0.5 điểm
b) Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
Mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài
người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành
tựu kỳ diệu và thay đổi to lớn trong cuộc sống của con 0.5 điểm
người
Đạt bước tiến về năng suất lao động, nâng cao mức sống và
chất lượng cuộc sống của con người với của cải vật chất mới
hiện đại. Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với sự
chuyển dịch lao động trong nông nghgiệp, công nghiệp sang
các nghành dịch vụ 0.5 điểm
c) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại
những hậu quả tiêu cực, chủ yếu do chính con người
tạo nên, Vì:
Tất cả mọi thành tựu khoa học - kĩ thuật nêu trên đều do
con người tạo ra, phát minh và đưa vào ứng dụng trong
đời sống thực tế của con người. Trong đó có những sáng
chế cần sự đảm bảo an toàn đối với cuộc sống như: Các

loại chất hoá học, vũ khí huỷ diệt, … 0.5 điểm
Nếu con người sử dụng không đúng mục đích, không an
toàn, không vì tất cả mọi người mà theo lợi ích cá nhân,
một số ít sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: Nạn ô
nhiễm môi trường, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, nhiễm
phóng xạ, tai nạn lao động, …Vì vậy tác động tiêu cực
của cách mạng KH-KT do chính con người tạo nên. 0.5 điểm
Câu 3 N ội dung 8.0 điểm
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân
hoá
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá
sâu sắc hơn, hình thành thêm những tầng lớp, giai cấp mới,
có vị trí kinh tế, chính trị khác nhau. 0.5 điểm
- Giai cấp địa chủ phong kiến; Chiếm nhiều ruộng đất, được
thực dân Pháp ủng hộ 0.5 điểm
Câu kết với thực dân Pháp, chiếm đoạt ruộng đất nông dân,
tăng cường áp bức bóc lột. Giai cấp phong kiến là đối tượng
cách mạng 0.5 điểm
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, gồm hai bộ phận; Tư
sản mại bản và Tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi
gắn chặt với đế quốc, nên câu kết chặt chẽ về chính trị với
đế quốc 0.5 điểm
Tư sản dân tộc kinh doanh độc lập, nên có tinh thần dân tộc,
dân chủ, nhưng thái độ chính trị không kiên định, dễ thoả
hiệp với thực dân Pháp 0.5 điểm
- Tầng lớp tiểu tư sản: Hình thành sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, họ bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt, đời
sống bấp bênh 0.5 điểm
Tầng lớp tiểu tư sản trí thức tiếp thu tư tưởng văn hoá mới,
hăng hái cách mạng, là lực lượng cách mạng dân tộc, dân

chủ. 0.5 điểm
- Giai cấp nông dân: Chiếm 90 % dân số, bị thực dân Pháp
và phong kiến áp bức nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản
trên quy mô lớn, không lối thoát 0.5 điểm
Đây là lực lượng hùng hậu, hăng hái và đông đảo nhất của
cách mạng. 0.5 điểm
- Giai cấp công nhân: Hình thành đầu thế kỷ XX ( trong cuộc
khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp), phát triển nhanh
về số lượng, sống chủ yếu ở đô thị và khu công nghiệp 0.5 điểm
Có đặc điểm riêng với giai cấp công nhân thế giới đó là;
Chịu ba tầng áp bức: Đế quốc, phong kiến, tư sản; Có quan
hệ tự nhiên, gắn bó, gần gũi với nông dân; Kế thừa truyền
thống yêu nước. 0.5 điểm
Họ nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng, đưa cách
mạng đi đến thắng lợi 0.5 điểm
Có sự phân hoá đó vì:
- Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực
dân pháp về mọi mặt; Kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. 0.5 điểm
- Chế độ cai trị hà khắc thủ đoạn chính trị lừa bịp của thực
dân Pháp đã góp phần làm xã hội phân hoá sâu sắc 0.5 điểm
- Kinh tế Việt nam phát triển ở mức độ nhất định, ( đó là
ngoài ý muốn của thực dân Pháp ), nó cũng kéo theo sự phân
hoá xã hội, hình thành nhiều giai cấp, tầng lớp mới. 0.5 điểm
Như vậy, cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có sự phân hoá sâu sắc,
mâu thuẫn giai cấp, dân tộc ngày càng gay gắt, bên cạnh đó
kinh tế có sự thay đổi so với trước. 0.5 điểm

×