Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài : Cánh diều tuổi thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 3 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC TÂN I
GV dạy : Lê Thị Diễm Ngọc
Lớp dạy : 4A
Ngày dạy : 2 / 12 / 2009 (sáng) THIẾT KẾ BÀI DẠY
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
SGK: -TGDK: 40 phút
I.Mục đích - yêu cầu:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một
đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi
thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Các em hoà mình vào thế giới của trẻ thơ, vui sướng và có những
khát vọng tốt đẹp khi chơi những trò chơi đó.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn nội dung, đoạn văn cần hướng dẫn luyện
đọc.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Chú Đất Nung (TT) (4 phút)
- GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh - GV giới
thiệu bài, ghi bảng : Cánh diều tuổi thơ.
HĐ1: Luyện đọc ( 12 phút)
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc mời (3 lượt)
+ Đoạn 1: Từ đầu….những vì sao sớm.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại.
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS (lượt 1)
- GV ghi bảng từ sai phổ biến (lượt 2)
- GV kết hợp giải nghĩa từ chú giải (lượt 3) và giải nghĩa thêm từ :


nâng lên, dải Ngân Hà.
- GV đọc mẫu từ khó - gọi HS đọc.
- HS đọc theo cặp (GV quy định thời gian đọc)
- Một cặp đọc bài – GV sửa sai, HD thêm cách đọc.
- GV HD cách đọc cả bài : giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui
sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi
cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời và khát vọng của đám trẻ :
nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền
ảo, thảm nhung, cháy lên cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát
khao.
- GV đọc mẫu diễn cảm cả bài – HS theo dõi theo SGK.
HĐ2: Tìm hiểu bài (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1 và ý 1 của câu 2.
- GV theo dõi, nhận xét và chốt các ý đúng của câu hỏi.
+ Câu 1: Tác giả chọn những chi tiết để tả cánh diều: Cánh diều mềm
mại như cánh bướm, Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép,
sáo bè,…Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
=> Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan: tai nghe, mắt nhìn.
+ Câu 2 :
* Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những niềm vui lớn :Các bạn hò hét
nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
- HS đọc thầm đoạn 2 - Trả lời ý 2 của câu 2
- GV nhận xét chốt ý đúng :
Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những ước mơ đẹp : nhìn lên bầu
trời đêm huyền ảo, đẹp như một tầm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy
lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên bay xuống từ
trời, bao giờ cũng hi vọng , tha thiết cầu xin:Bay đi diều ơi! Bay đi!
- GV yêu cầu HS nêu câu mở bài và kết bài của bài văn - Trả lời câu
3.

- Lớp nhận xét – GV chốt ý đúng
+ Câu 3 : Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn cánh diều khơi dậy
những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- GV lồng ghép GDBVMT
- GV đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
- GV chốt và ghi đại ý của bài. Yêu cầu 1 HS lần lượt nhắc lại.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm ( 11 phút)
- Gọi 2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho
từng đoạn.
- Gv chốt cách đọc từng đoạn. Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả,
gợi cảm: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp
xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin,
bay đi, khát khao.
- GV chọn đính bảng đoạn luyện đọc (đoạn 1).
- GV đọc mẫu diễn cảm.
- GV yêu cầu HS phát hiện chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 theo nhóm đôi.
- Gọi một số nhóm đọc diễn cảm trước lớp.
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố: (3 phút)
- Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
- GV GD HS tham gia chơi những trò chơi lành mạnh, bổ ích.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà đọc bài, chuẩn bị bài : Tuổi ngựa
IV. PHẦN BỔ SUNG:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×