Trường ……………………… ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Lớp: ………………………… MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 4.
Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1/ Đọc hiểu ( 5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài: Bưởi Tân Triều”, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả
lời đúng cho mỗi câu hỏi ở bên dưới.
BƯỞI TÂN TRIỀU
Mùa thu này hay mùa thu tới, mời bạn đến thăm vườn bưởi Tân Triều.
Đất Tân Triều là vùng phù sa sông Đồng Nai.Đó chính là nguồn dinh
dưỡng đặc biệt khiến trái bưởi ở đây có hương vị khác hẳn so với mọi nơi.
Tân Triều trồng nhiều giống bưởi: bưởi thanh, bưởi ổi ta hái vào dịp Tết
Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ và rằm Trung thu, bưởi hàng niên cho trái quanh
năm, bưởi đường cam được khách nước ngoài ưa chuộng, săn lùng vì trong
nó có một dược chất làm giảm huyết áp…
Đối với dân sành ăn thì tôn vinh bưởi ổi lên hàng đầu. Trái nhỏ nhắn, có
lẽ cũng chỉ gấp rưỡi một trái ổi to, nhưng vỏ mỏng, múi dầy, hạt thưa, thậm
chí nhiều cây quý cho trái không có hạt. Bưởi ổi hái xuống, chẳng ăn ngay
mà để chưng nhìn cho đã mắt, không chỉ hàng tuần, mà là một tháng, hai
tháng.Từ 23 tháng chạp đến tận rằm tháng giêng, tháng hai đem ra ăn vẫn
ngon. Khi đó trái bưởi trông nhăn nheo, xù xì, có khi hơi mốc nữa, nhưng
cầm dao cứa nhẹ vào lớp da, tinh dầu bưởi cô đọng đã tỏa ra hương thơm
ngát.Cầm múi bưởi lên, xin hãy nhìn : cái múi cừ mọng nước, tép bưởi đều
tăm tắp, bóng ngời. Cắn thử xem, cái múi cứ mọng nước ấy tỏa ra cái chất
nước ngọt ngọt, chua chua rất thanh tao, xen lẫn cái hương thơm ngọt ngào
như chất men làm ngây ngất lòng người. Ăn một múi, rồi thêm múi nữa, hết
trái này lại trái khác.Bưởi Tân Triều ăn biết mấy cho vừa, cho thỏa…
Theo Vũ Hoàng
Câu 1. Bưởi Tân Triều là đặc sản của vùng nào?
a. Đồng Nai
b. Vĩnh Long.
c. Sơn Trà
Câu 2. Câu “Đất Tân Triều là vùng phù sa sông Đồng Nai.” Thuộc kiểu câu gì?
a. Kiểu câu kể: Ai làm gì ?
b. Kiểu câu kể: Ai thế nào ?
c. Kiểu câu kể: Ai là gì ?
Câu 3. Câu “Đất Tân Triều là vùng phù sa sông Đồng Nai.” có tác dụng gì?
a. Dùng để giới thiệu.
b. Dùng để nêu nhận định.
c. Dùng để hỏi điều chưa biết.
Câu 4. Chủ ngữ trong câu“Đất Tân Triều là vùng phù sa sông Đồng Nai.” do:
a. Danh từ tạo thành.
Cụm danh từ tạo thành.
b. Tính từ tạo thành.
Câu 5. Từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của trái bưởi trong bài văn trên là:
a. Nhăn nheo
b. Nhỏ nhắn
c. Xù xì
Câu 6. Từ nào dưới đây cùng nghĩa với từ “ nhỏ nhắn”?
a. nhỏ mọn
b. nhỏ nhen
c. nhỏ xinh.
Câu 7. Vì sao bưởi đường cam được khách nước ngoài ưa chuộng?
a. Vì nó ngọt.
b. Vì trong nó có một dược chất làm giảm huyết áp…
c. Vì trái của nó không có hạt.
Câu 8. Tân Triều trồng những giống bưởi nào?
a. Bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi đường cam, bưởi hàng niên.
b. Bưởi hàng niên, bưởi sơn trà, bưởi long hồng, bưởi ổi.
c. Bưởi thanh, bưởi ổi, bưởi hàng niên, bưởi đường cam
Câu 9. Chủ ngữ trong câu “Đó chính là nguồn dinh dưỡng đặc biệt khiến trái bưởi
ở đây có hương vị khác hẳn so với mọi nơi.”là những từ ngữ nào?
a. Đó
b. Đó chính là
c. nguồn dinh dưỡng đặc biệt khiến trái bưởi ở đây có hương vị khác hẳn so
với mọi nơi.
2. Đọc thành tiếng (5 điểm)
Học sinh bốc thăm, chuẩn bị trong 1-2 phút và đọc thành tiếng 1 trong 3 bài
sau:
1. Bài “Sầu riêng” (trang 34).
2. Bài “Hoa học trò” (trang 43).
3. Bài “Thắng biển” (trang 76).
II/ CHÍNH TẢ.
GV đọc cho học sinh viết bài “Cây gạo”
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông
hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.Chào mào, sáo sậu, sáo
đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống.
III/ TẬP LÀM VĂN.
Tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1 ý a. Câu 5 ý b.
Câu 2 ý c. Câu 6 ý c.
Câu 3 ý a. Câu 7 ý b.
Câu 4 ý b. Câu 8 ý c.
Câu 9 ý a.
II. Kiểm tra viết.
1/ Chính tả.
- Viết đúng cả bài, trình bày đúng thể thức bài văn xuôi, đúng mẫu chữ cho 5
điểm.
- Viết sai 1 lỗi (âm, vần, dấu thanh) trừ 0,5 điểm.
Trình bày bẩn, viết không đúng mẫu chữ … toàn bài trừ 1 điểm.
2/ Tập làm văn.
Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm
-Viết được bài văn miêu tả cây cối đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 13 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các
mức điểm:4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………………. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Lớp 4 … Môn : Toán. Khối lớp 4
Học sinh :…… ……………………… Năm học :2009 - 2010
I/ Chọn và khoanh vào ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Phân số
25
10
được rút gọn thành phân số nào dưới đây ?
a.
5
3
b.
5
2
c.
5
6
d.
5
1
Câu 2: Mẫu số chung của hai phân số
7
3
và
5
10
là:
a. 15 b.35 c.30 d.70
Câu 3: Kết quả của phép tính
5
4
+
5
2
là:
a.
5
6
b.
10
6
c.
10
30
d.
25
20
Câu 4: Phân số
5
3
bằng phân số nào dưới đây ?
a.
18
30
b.
30
18
c.
15
12
d.
20
9
Câu 5: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thoi ?
a. b. c. d.
II.Thực hiện các bài tập sau:
Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
1…
91
90
18
27
…
18
30
Câu 7: Tính:
a/ 5 +
9
25
=
a/
15
4
45
30
=−
b/
12
6
7
11
=x
c/
4
3
:
18
6
=
Câu 8: Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy 40 dm, chiều cao bằng
4
3
độ dài đáy. Tính diện tích mảnh đất đó.
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI 4
GIỮA KÌ II - Năm học : 2009-2010
**********
Phần I :( 5 điểm): Chọn đúng mỗi câu đạt 1 điểm
Câu 1b Câu 2 b Câu 3a Câu 4b Câu 5c
Phần II: ( 5 điểm):
Câu 6: ( 1 điểm): Điền dấu thích hợp vào mỗi chỗ chấm: được 0,5 điểm
1…<
91
90
18
33
…>
18
30
Câu 7: ( 2 điểm):
Tính đúng mỗi phép tính đạt 0,5 điểm.
Câu 8: ( 2 điểm):
HS đặt lời giải hợp lí và tìm được :
Chiều cao mảnh đất hình bình hành là 30 dm(1 điểm)
Diện tích của mảnh đất là 1200 dm
2
(1 điểm)