Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 4) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.69 KB, 6 trang )

Bệnh viêm tuyến giáp
(Thyroiditis)
(Kỳ 4)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
+ Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và mô bệnh học:
Đến nay nguyên nhân bệnh chưa được xác định rõ. Bệnh thường xuất
hiện sau một nhiễm trùng đường hô hấp. Khoảng 40% số bệnh nhân bị bệnh
có thay đổi hàm lượng kháng thể đối với các chủng virut, tuy vậy bằng chứng
do nhiễm virut đến nay vẫn chưa
được khẳng định. Song một điều chắc chắn rằng viêm tuyến giáp thầm
lặng là một dạng hoặc thể mới của viêm tuyến giáp do thâm nhiễm lympho bào.
Mặc dù ở đa số bệnh nhân bệnh có thể ổn định tạm thời hoặc lâu dài
nhưng nghiên cứu từ một đến 10 năm sau khi bị bệnh vẫn thấy tồn tại các tự
kháng thể tuyến giáp, tuyến giáp vẫn to, có thể suy giáp vĩnh viễn ở một nửa
trong số những người bị bệnh, trong khi đó viêm tuyến giáp bán cấp nói chung
rất ít khi chuyển sang bệnh viêm tuyến giáp vĩnh viễn.
Bệnh có thể mang tính chất gia đình và thường hay kèm theo các bệnh
tuyến giáp tự miễn khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân viêm tuyến giáp thầm lặng hay
có tăng nồng độ HLA-DR3 và ở bệnh nhân viêm tuyến giáp sau đẻ hay có tăng
nồng độ LHL-DR3 và HLA-DR5.
Một số yếu tố thuận lợi có thể làm xuất hiện bệnh như cung cấp nhiều
iod, thuốc chống loạn nhịp tim amiodaron. Bệnh hay xảy ra vào mùa hè và cuối
thu.
Trong bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng các mô nang tuyến giáp bị phá
hủy, xơ hoá các mô liên kết. Có thể gặp các tế bào khổng lồ nhiều nhân. Tế bào
lympho thâm nhiễm rải rác khắp tuyến giáp. Khác với các thể khác của viêm
tuyến giáp mạn tính, ở bệnh nhân viêm tuyến giáp thầm lặng các nang tuyến bị
phá vỡ. Trên các tiêu bản gặp nhiều tế bào lympho, các nang tuyến giáp với
nhiều tế bào khổng lồ đa nhân. ở giai đoạn suy giáp hoặc thời kỳ sớm của giai
đoạn hồi phục các mô tuyến giáp chứa rất ít chất keo.


+ Lâm sàng:
Khoảng 8% bệnh nhân viêm tuyến giáp thầm lặng không có triệu chứng
trên lâm sàng. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ do làm các xét nghiệm chức
năng tuyến giáp định kỳ.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn có nhiễm độc giáp.
- Giai đoạn suy giáp.
- Giai đoạn hồi phục.
Bảng 4.13. Các triệu chứng và dấu hiệu ở 89 bệnh nhân viêm tuyến
giáp thầm lặng (Nikolai T. F- 1993).

Triệu chứng và dấu hiệu Tỷ lệ %
+ Triệu
chứng:
- Không có triệu chứng
- Sút cân
- Triệu chứng thần kinh
- Mệt mỏi
- Sợ nóng
- Ra nhiều mồ hôi
- Trầm cảm sau đẻ
+ Dấu hiệu:
- Tuyến giáp to
.
Lan toả
.
Đa nhân

8
67

84
83
75
70
25

54
52
2
1
88
.
Đơn nhân
- Nhịp tim nhanh
- Thời gian phản xạ rút ngắn
- Run
- Sụp mi và chớp nhiều
- Động tác bất thường
- Yếu cơ
71
67
53
32
8


Ngoài các triệu chứng của nhiễm độc giáp hay gặp trên đây, còn có thể
có biểu hiện rung nhĩ, đau cơ ở nhiều nơi, liệt chu kỳ, trầm cảm sau đẻ. Lồi
mắt và phù cứng hầu như không gặp
Tuyến giáp to gặp ở 50-60% trường hợp, to đối xứng, mật độ hơi chắc

hơn so với bình thường.
ở phụ nữ sau đẻ thường gặp những trường hợp viêm tuyến giáp thầm
lặng chỉ có biểu hiện suy giáp mà không có pha cường giáp. Cũng có trường
hợp ban đầu chỉ có tuyến giáp to và sau 1-4 tuần sẽ có biểu hiện suy giáp thoáng
qua. Một số phụ nữ sau đẻ có tuyến giáp to đơn thuần tự hết sau vài tuần không
hề có biểu hiện cường hoặc suy giáp. Ngược lại có trường hợp 6 tháng sau hoặc
muộn hơn mới xuất hiện suy giáp.

×